Đề thi cuối kì 2 công dân 7 kết nối tri thức (Đề số 3)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra công dân 7 kết nối tri thức giữa kì 2 đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 cuối kì 2 môn công dân 7 kết nối tri thức này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án giáo dục công dân 7 kết nối tri thức (bản word)
MA TRẬN, BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRACUỐI KÌ II – KẾT NỐI TRI THỨC
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7
Thời gian: 45 phút
TT | Mạch nội dung | Nội dung/chủ đề/bài | Mức độ đánh giá | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | |||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | |||
1 | Giáo dục kĩ năng sống | Thực hiện phòng, chống tệ nạn xã hội | 4 câu | 3 câu | 1 câu | 3 câu | 2 câu | |||
2 | Giáo dục đạo đức | Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình | 4 câu | 3 câu | 3 câu | 1 câu | 2 câu | |||
Tổng câu | 8 | 0 | 6 | 1 | 6 | 1 | 4 | 0 | ||
Tỉ lệ % | 35% | 25% | 25% | 15% | ||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
II. Đề kiểm tra đánh giá
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Những đối tượng nào cần phải tham gia vào việc phòng, chống tệ nạn xã hội?
A. Cá nhân mỗi người.
B. Gia đình.
C. Xã hội
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 2. Ý nào sau đây không phải là biện pháp phòng, chống tệ nạn xã hội?
A. Chú trọng công việc làm ăn kinh tế hơn là giáo dục con cái.
B. Bản thân nhận thức được tác hại của tệ nạn xã hội.
C. Sống giản dị, lành mạnh.
D. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng, chống tệ nạn xã hội.
Câu 3. Điền từ vào chỗ trống: Tệ nạn xã hội là những hành vi sai lệch ……?
A. Tập quán cộng đồng.
B. Quy định tập thể.
C. Thói quen xã hội.
D. Chuẩn mực xã hội.
Câu 4. Nguyên nhân chủ quan nào dưới đây dẫn con người sa vào tệ nạn xã hội?
A. Bố mẹ nuông chiều con cái.
B. Lười làm, ham chơi, đua đòi.
C. Ảnh hưởng từ môi trường xã hội.
D. Kinh tế kém phát triển.
Câu 5. Pháp luật nghiêm cấm những hành vi nào sau đây?
(1) Triệt phá cây thuốc phiện.
(2) Lôi kéo, rủ rê trẻ em đánh bạc.
(3) Bán cho trẻ em những đồ chơi, trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của trẻ.
(4) Khuyến khích trẻ em tham gia vào các hoạt động vui chơi lành mạnh.
(5) Dụ dỗ, dẫn dắt trẻ em tham gia vào hoạt động mại dâm.
A. (1), (3), (4).
B. (1), (4), (5).
C. (2), (3), (5).
D. (2), (4), (5).
Câu 6. Theo luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), người nào mua bán chất ma túy, thì bị phạt tù bào lâu?
A. 2 - 3 năm.
B. 5 - 10 năm.
C. 2 - 7 năm.
D. 1- 5 năm.
Câu 7. Những hiện tượng xã hội nào dưới đây được coi là tệ nạn xã hội?
(1) Đánh bạc | (2) HIV/AIDS | (3) Mê tín dị đoan | (4) Sử dụng ma túy | (5) Đua xe trái phép |
(6) Sử dụng văn hóa phẩm đồi trụy | (7) Hoạt động mại dâm | (8) Bạo lực gia đình | (9) Nghiện rượu | (10) Buôn bán vũ khí |
A. (1), (2), (4), (5), (6), (7), (8), (9).
B. (1), (2), (4), (5), (6), (8), (9), (10).
C. (1), (3), (4), (5), (6), (8), (9), (10).
D. (1), (3), (4), (5), (6), (7), (8), (9).
Câu 8. Phương án nào sau đây thuộc nội dung khoản 1 điều 4 của Luật phòng chống ma túy?
A. Nhà nước có chính sách khuyến khích bảo vệ cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và toàn xã hội trong phòng chống tệ nạn xã hội.
B. Phòng chống ma túy là trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và toàn xã hội.
C. Nghiêm cấm trồng cây chứa chất ma túy.
D. Cấm sản xuất, tàng trữ, mua bán, sản xuất, sử dụng chất ma túy.
Câu 9. Trong phòng, chống tệ nạn xã hội, mỗi học sinh có trách nhiệm gì?
A. Chăm chỉ học tập, rèn luyện đạo đức.
B. Xử lí tội phạm theo quy định của pháp luật.
C. Tham gia vào hoạt động truy bắt tội phạm.
D. Giám sát, giáo dục những người phạm tội.
Câu 10. Là con một trong gia đình nên Q được bố mẹ nuông chiều từ nhỏ. Từ khi học lớp 6, mỗi khi Q xin tiền để tiêu xài là bố mẹ đều đáp ứng ngay mà không cần biết Q dùng tiền đó vào việc gì. Bị mấy đứa xấu rủ rê, Q đã sa vào tệ nạn tiêm chích ma tuý, đến khi trở thành con nghiện thì bố mẹ mới biết. Thông tin trên cho thấy gia đình cần làm gì để phòng, chống tệ nạn ma túy?
A. Nuông chiều và cho con tiền mà không cần biết lý do.
B. Cho con thử dùng một lần cũng chưa nghiện được.
C. Giáo dục nếp sống lành mạnh và trang bị đầy đủ những kiến thức về biện pháp phòng tránh.
D. Không quan tâm đến những việc con làm.
Câu 11. Khi phát hiện hành vi ngược đãi, bạo lực trẻ em, chúng ta cần gọi đến đường dây nóng tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em, đó là số nào?
A. 112.
B. 113.
C. 111.
D. 114.
Câu 12. Em sẽ làm gì nếu biết về một hành vi có liên quan đến tệ nạn xã hội ở khu dân cư, ở trường hoặc ở lớp ?
A. Làm ngơ, coi như không biết.
B. Tham gia cùng những hoạt động đó.
C. Bao che, không tố giác những hành vi đó.
D. Phản ánh cho bố mẹ, thầy cô giáo hoặc báo cho công an địa phương.
Câu 13. Gia đình có vai trò quan trọng đối với ai?
A. Toàn thể nhân loại.
B. Mỗi người và xã hội.
C. Đất nước, quốc gia.
D. Mỗi dân tộc.
Câu 14. Gia đình có vai trò gì?
A. Tổ chức đời sống gia đình.
B. Góp phần phát triển xã hội.
C. Duy trì nòi giống, nuôi dưỡng, giáo dục con cháu.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 15. Luật Hôn nhân và Gia đình quy định vai trò của vợ, chồng trong gia đình như thế nào?
A. Ngang nhau.
B. Vợ hơn chồng.
C. Chồng hơn vợ.
D. Tùy vào hoàn cảnh.
Câu 16. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình được quy định rõ ràng ở đâu?
A. Các quy định của cộng đồng.
B. Pháp luật của Nhà nước.
C. Các chuẩn mực đạo đức của xã hội.
D. Các văn bản hành chính.
Câu 17. Trường hợp nào sau đây vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình?
A. Anh chị em tranh chấp, chiếm đoạt tài sản của nhau.
B. Con cháu kính trọng, vâng lời ông bà, cha mẹ.
C. Cha mẹ tôn trọng việc lựa chọn nghề nghiệp của con.
D. Cha mẹ yêu cầu các con không được làm những điều trái pháp luật, trái đạo đức.
Câu 18. Trong gia đình không tồn tại loại quan hệ nào sau đây?
A. Quan hệ nuôi dưỡng.
B. Quan hệ huyết thống.
C. Quan hệ hôn nhân.
D. Quan hệ xã hội.
Câu 19. Phương án nào sau đây là không đúng với quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình?
A. Chị T chăm sóc bố mẹ khi về già.
B. Q thường xuyên cãi lời ông bà, cha mẹ.
C. P thường dành thời gian làm việc nhà giúp đỡ cha mẹ.
D. Bà O luôn yêu thương, chăm sóc các cháu như nhau.
Câu 20. Ông nội của P đã già, ông bị đau lưng đi lại khó khăn, trong lúc lên bậc thềm ông bị ngã không dậy được. P nhìn thấy nhưng do giận ông thường dạy bảo nghiêm khắc nên không đỡ ông dậy mà bỏ đi chơi. P đã vi phạm điều gì sau đây?
A. Quyền và nghĩa vụ của ông bà với con cháu.
B. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ với con cái.
C. Quyền và nghĩa vụ của con, cháu với ông bà.
D. Quyền và nghĩa vụ của anh chị em với nhau..
Câu 21. Câu thành ngữ, tục ngữ nào sau đây nói về lòng hiếu thảo của con cái?
A. Sống thì chẳng cho ăn nào/ Chết thì cúng giỗ mâm cao cỗ đầy.
B. Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn.
C. Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể/ Con nuôi cha mẹ kể tháng kể ngày.
D. Anh em như thể tay chân/ Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.
Câu 22. Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây không nói về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình?
A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây/ Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.
B. Cá không ăn muối cá ươn/ Con cãi cha mẹ trăm đường con hư.
C. Khôn ngoan đối đáp người ngoài/ Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
D. Một giọt máu đào hơn ao nước lã.
Câu 23. Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con thành công dân có ích cho xã hội thuộc điều mấy trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000?
A. Điều 5.
B. Điều 2.
C. Điều 34.
D. Điều 35.
Câu 24. Mẹ của V mất khi bạn học lớp 8, đúng lúc bố của V là anh T phải đi công tác xa nhà nên V cùng em trai là K phải về sống chung với ông bà nội là ông D và bà C. Tại đây, K thường trốn học đi chơi điện tử nên bố của V đã nhờ ông bà tăng cường giám sát K. Bị K chống đối quyết liệt, ông D đuổi K ra khỏi nhà mặc dù bà C đã tìm cách ngăn cản. Những ai sau đây chưa thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình?
A. Bạn V và K.
B. Bạn V, bà C.
C. Ông D và K.
D. Anh T, ông D.
PHẦN II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)
Câu 1 (2,0 điểm): Trình bày các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng với nhau, của cha mẹ với con cái theo Luật Hôn nhân và Gia đình?
Câu 2 (2,0 điểm): Em hãy đọc tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi:
Tình huống: Hoàng đã trót dùng tiền học phí mẹ cho để chơi điện tử. Hoàng lo lắng không biết làm thế nào thì bà hàng nước ở gần dụ dỗ Hoàng mang một túi nhỏ hê-rô-in đi giao cho một người hộ bà, bà sẽ cho tiền đóng học phí và không nói gì với mẹ của Hoàng.
Hoàng tự nhủ: “Làm theo lời bà hàng nước cũng được, còn hơn là bị mẹ mắng. Với lại, mình chỉ làm một lần này thôi, không bao giờ làm như thế nữa.”
a. Theo em, suy nghĩ của Hoàng là đúng hay sai? Vì sao?
b. Nếu em là Hoàng, em sẽ làm gì?