Đề thi cuối kì 2 kinh tế pháp luật 10 cánh diều (Đề số 2)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra kinh tế pháp luật 10 cánh diều kì 2 đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 cuối kì 2 môn kinh tế pháp luật 10 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án giáo dục kinh tế và pháp luật 10 cánh diều (bản word)

 

MA TRẬN, BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II – CÁNH DIỀU

MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 10

Thời gian: 45 phút

 

NỘI DUNG HỌC TẬP

Mức độ

NB

TH

VD

VDC

Bài 14. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1

1

1

 

Bài 15. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chế độ chính trị

1

1

1

 

Bài 16. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

1

1

  

Bài 17. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường

1

1

  

Bài 18. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bộ máy nhà nước

1

1

 

1

Bài 19. Pháp luật trong đời sống xã hội

1

1

1

1

Bài 20. Hệ thống pháp luật Việt Nam

1

1

1

1

Bài 21. Thực hiện pháp luật

1

1

1

 

 

 

  1. Đề kiểm tra đánh giá

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:

Câu 1. Chủ thể nào sau đây là người ký bản Hiến pháp?

  1. Chủ tịch quốc hội.
  2. Chủ tịch nước.
  3. Tổng bí thư.
  4. Phó chủ tịch nước.

Câu 2. Chức năng Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thực hiện các quyền gì?

  1. Quyền hành pháp, tư pháp và phân lập.
  2. Quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
  3. Quyền lập pháp, tư pháp và phân lập.
  4. Quyền lập pháp, hành pháp và phân lập.

Câu 3. Công dân bao nhiêu tuổi có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân?

  1. Không giới hạn tuổi.
  2. Từ 18 tuổi trở lên.
  3. Đủ 21 tuổi trở lên.
  4. Từ 25 tuổi trở lên.

Câu 4. Theo Hiến pháp năm 2013, mọi người có quyền sở hữu về phương diện nào?

  1. Thu nhập hợp pháp.
  2. Tài nguyên rừng.
  3. Nguồn lợi ở vùng biển.
  4. Tài nguyên khoáng sản.

Câu 5. Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lí là tài sản công thuộc sở hữu của chủ thể nào?

  1. Chính quyền địa phương.
  2. Ủy ban nhân dân.
  3. Toàn dân.
  4. Cá nhân.

Câu 6. Ngân sách nhà nước, dự trữ quốc gia, quỹ tài chính nhà nước và các nguồn tài chính công khác do Nhà nước thống nhất quản lý và phải được sử dụng như thế nào?

  1. Tích cực, công bằng, bí mật, minh bạch, đúng pháp luật.
  2. Tích cực, công bằng, công khai, bất minh, đúng pháp luật.
  3. Hiệu quả, khuôn khổ, công khai, minh bạch, đúng cơ quan.
  4. Hiệu quả, công bằng, công khai, minh bạch, đúng pháp luật.

Câu 7. Cơ quan tư pháp của nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có tên gọi khác là cơ quan gì?

  1. Cơ quan đại biểu của nhân dân.
  2. Cơ quan hành chính nhà nước.
  3. Cơ quan xét xử, kiểm sát.
  4. Cơ quan lập pháp nhà nước.

Câu 8. Hội đồng nhân dân xã (phường, thị trấn) do chủ thể nào bầu ra?

  1. Chính phủ bầu ra.
  2. Nhân dân địa phương bầu ra.
  3. Hội đồng nhân dân cấp trên bầu ra.
  4. Uỷ ban nhân dân xã (phường, thị trấn) bầu ra.

Câu 9. Cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân là cơ quan nào?

  1. Hội đồng nhân dân.
  2. Ủy ban nhân dân.
  3. Viện kiểm sát nhân dân.
  4. Hội đồng nhân dân.

Câu 10. Theo Hiến pháp 2013, nhân dân Việt Nam thực hiện quyền lực nhà nước bằng những hình thức nào?

  1. Dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện.
  2. Dân chủ trực tiếp và dân chủ tuyệt đối.
  3. Dân chủ đại diện và dân chủ nghị viện.
  4. Dân chủ đại diện và dân chủ tuyệt đối.

Câu 11. Hệ thống chính trị Việt Nam được tổ chức và hoạt động trên cơ sở kết hợp thống nhất và hài hoà giữa hai yếu tố nào?

  1. Đại diện và dân chủ.
  2. Tập trung và dân chủ.
  3. Tập trung và bắt buộc.
  4. Đại diện và phục tùng.

Câu 12. Các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị Việt Nam hoạt động chủ yếu thông qua các hình thức nào?

  1. Giáo lý, tôn thờ giáo luật.
  2. Cuộc họp, giáo lý, lễ nghi.
  3. Kì họp, phiên họp, cuộc họp.
  4. Lễ nghi, cuộc họp, pháp luật.

Câu 13. Các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị Việt Nam hoạt động chủ yếu thông qua các kì họp, phiên họp, cuộc họp với sự tham gia của nhiều thành viên và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, của cơ quan, tổ chức bằng hình thức nào?

  1. Dựa theo yêu cầu sắp xếp có sẵn.
  2. Biểu quyết theo lãnh đạo chủ chốt.
  3. Bầu cử, ứng cử theo quy định pháp luật.
  4. Thảo luận, biểu quyết lấy ý kiến tập thể.

Câu 14. Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức, hoạt động trong sự phối kết hợp giữa các yếu tố dân chủ và tập trung thông qua các hình thức và chế độ nào?

  1. Chuyên quyền theo lãnh đạo.
  2. Cấp dưới buộc theo cấp trên.
  3. Lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách.
  4. Thảo luận phi dân chủ.

Câu 15. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lí xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật thể hiện nguyên tắc nào?

  1. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.
  2. Nguyên tắc tập trung dân chủ.
  3. Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
  4. Nguyên tắc thống nhất và kiểm soát.

Câu 16. Hệ thống các cơ quan trong bộ máy nhà nước được sắp xếp, tổ chức thống nhất từ trung ương xuống địa phương và đều chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam thể hiện đặc điểm nào của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

  1. Tính nhân dân.
  2. Tính thống nhất.
  3. Tính quyền lực.
  4. Tính pháp quyền.

Câu 17. Theo Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), Quốc hội quyết định các vấn đề tại phiên họp toàn thể bằng hình thức nào?

  1. Bầu cử.
  2. Ứng cử.
  3. Tự ứng cử.
  4. Biểu quyết.

Câu 18. Đặc điểm nào dưới đây phân biệt sự khác nhau giữa pháp luật và các loại quy phạm xã hội khác?

  1. Tính quy phạm phổ biến.
  2. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
  3. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
  4. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.

Câu 19. Pháp luật có vai trò gì trong đời sống xã hội?

  1. Phương tiện để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
  2. Phương tiện để Nhà nước quản lí kinh tế, quản lí xã hội.
  3. Tạo ra cơ chế thúc đẩy sản xuất phát triển mạnh mẽ.
  4. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 20. Các quy định của pháp luật do cơ quan nào ban hành và đảm bảo thực hiện?

  1. Nhà nước.
  2. Hội đồng nhân  dân.
  3. Quốc hội.
  4. Chủ tịch nước.

Câu 21. Văn bản nào dưới đây nằm trong hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước ta?

  1. Hiến pháp.
  2. Bộ luật, luật, nghị quyết của Quốc hội.
  3. Pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
  4. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 22. Tổng thể các quy phạm pháp luật, có mối liên hệ nội tại trong một chỉnh thể thống nhất được gọi là gì?

  1. Chế định pháp luật.
  2. Ngành luật.
  3. Quy phạm pháp luật.
  4. Hệ thống pháp luật.

Câu 23: Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của sử dụng pháp luật?

  1. Thanh tra giao thông xử phạt người buôn bán, lấn chiếm vỉa hè.
B. Người kinh doanh bán đúng hàng hóa đã đăng kí.
  1. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo ra quyết định tiếp nhận giáo viên.
  2. Nhân viên công ty tố cáo người lấy trộm tài sản của công ty.

Câu 24: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của tuân thủ pháp luật?

  1. Người kinh doanh khiếu nại về quyết định xử phạt vi phạm pháp luật thuế.
  2. Học sinh đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện.
C. Người tham gia giao thông không vượt đèn đỏ tại các ngã tư đường.
D. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo ra quyết định tiếp nhận giáo viên.

PHẦN II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm): Tính quyền lực và tính pháp quyền xã hội chủ nghĩa của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện như thế nào?

Câu 2 (2,0 điểm): Nhận xét các hành vi ở những tình huống sau:

  1. Mặc dù là cán bộ lãnh đạo ở Uỷ ban nhân dân tỉnh nhưng ông H từ chối và không can thiệp vào việc giải quyết của cảnh sát giao thông áp dụng biện pháp xử phạt hành vi vi phạm pháp luật hành chính đối với em họ mình.
  2. M (15 tuổi) gửi thư góp ý, phản ánh về dự án xây dựng khu vui chơi trẻ em của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi kinh tế pháp luật 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay