Giáo án ôn tập ngữ văn 7 chân trời bài 7 : Ôn tập văn bản: những kinh nghiệm dân gian về thời tiết

Dưới đây là giáo án ôn tập bài 7 :Ôn tập văn bản: những kinh nghiệm dân gian về . Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 7 sách Chân trời sáng tạo. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh.

Xem: => Giáo án ngữ văn 7 chân trời sáng tạo (bản word)

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Tải giáo án ôn tập dạy thêm ngữ văn 7 chân trời sáng tạo

ÔN TẬP BÀI 7: TRÍ TUỆ DÂN GIAN (TỤC NGỮ)

ÔN TẬP VĂN BẢN: NHỮNG KINH NGHIỆM DÂN GIAN VỀ THỜI TIẾT

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Củng cố khắc sâu kiến thức về văn bản Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết mà các em đã được học thông qua các phiếu học tập để ôn luyện.
  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa để hiểu về văn bản đã học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề  để hiểu về văn bản đã học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

  1. Năng lực đặc thù:

- Hiểu khái niệm về ca dao tục ngữ

- Ý nghĩa của văn bản, cách cảm nhận của người đọc về văn bản

3.Về phẩm chất:

- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo.

- Trách nhiệm: Có ý thức tham gia thảo luận nhóm để thống nhất vấn đề. Xây dựng thái độ hào nhã khi tham gia làm việc nhóm. Có trách nhiệm trong việc trình bày lắng nghe và phản biện.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập.

- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào chủ đề
  3. b) Nội dung hoạt động: GV đưa câu hỏi cho HS
  4. c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời và chia sẻ của HS.
  5. d) Tổ chức hoạt động:

- GV chiếu cho HS xem hình ảnh và đặt câu hỏi gợi dẫn cho HS: Thiên nhiên tác động như thế nào đến cuộc sống của chúng ta?

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Thiên nhiên có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta. Cũng chính vì điều này mà cha ông ta từ xa xưa đã đúc kết rất nhiều câu tục ngữ dựa trên những inh nghiệm dân gian về thời tiết. Trong bài học hôm nay, chúng ta hãy cũng đi tìm hiểu một số câu tục ngữ tiêu biểu trong văn bản Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết nhé!

  1. HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC
  2. Mục tiêu: HS nắm được các kiến thức căn bản về truyện.
  3. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

I.             Trình bày nội dung các câu tục ngữ

-               GV hướng dẫn HS làm việc theo cặp lần lượt tìm hiểu nội dung, chủ đề của các câu tục ngữ trong VB

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, HS khác lắng nghe và bổ sung ý kiến.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức è Ghi lên bảng

I. Nội dung, chủ đề của các câu tục ngữ

- Nhận xét về nội dung chung của các câu tục ngữ trong VB: Thể hiện những kinh nghiệm của dân gian về thời tiết.

II. Tổng kết

1. Nội dung

- Văn bản tổng hợp những câu tục ngữ dân gian dựa vào nhìn các hiện tượng thiên nhiên để dự đoán thời tiết.

2. Nghệ thuật

- Lối nói ngắn gọn, có vần, có nhịp

- Hình thức và nội dung đối xứng nhau.

 

 

Câu

Nội dung từng câu

Trời nắng chóng trưa, trời mưa chóng tối

- Trời nắng mây quang đãng, bầu trời xanh, có ánh mặt trời chiếu sáng cho cảm giác giống như buổi trưa.

- Trời mưa bầu trời xám xịt, u ám, cảm giác trời nhanh về chiếu chóng tối.

Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa

Nhìn vào trăng để dự báo thời tiết:

- Trăng chỉ có một vầng thì trời nắng

- Trăng có một vầng sáng mờ tỏa ra như cái tán thì mưa.

Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão

- Dựa vào chuồn chuồn để đoán hiện tượng bão.

- Khi gió heo may kết hợp với hện tượng chuồn chuồn bay hàng đàn ra khỏi tổ thì chắc chắn sẽ có bão.

Tháng giêng rét Đài, tháng Hai rét lộc, tháng Ba rét náng Bân

Dựa vào tháng để dự đoán thời tiết ở miền Bắc Việt Nam:

- Rét đài là rét khá đậm vào tháng giêng âm lịch làm hoa rụng cành còn trơ đài.

- Rét lộc là rét vào tháng Hai âm lịch, thời tiết ẩm ướt thuận lợi cho sự hồi sinh của cây cỏ sau mùa đông giá buốt

- Rét nàng Bân là đợt rét cuối cùng xảy ra vào đầu tháng Ba âm lịch, kéo dài kèm theo mưa nhỏ.

Chuồn chuồn bay thấp thì mưa / Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm

Dựa vào chuồn chuồn để dự báo thời tiết:

- Áp suất không khí lúc đó thấp, gió đè lên con chuồn chuồn làm cho nó bay thấp xuống thì trời mưa.

- Ngược lại, áp suất không khí lúc đó cao giúp cho chuồn chuồn bay cao lên thì trời nắng.

Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng / Ngày tháng Mười chưa cười đã tối

Dựa vào tháng để nói về hiện tượng ngày và đêm:

- Tháng Năm vào mùa hè trời nắng ngày dài hơn đêm

- Tháng Mười vào mùa đông trời mưa nhiều nên đêm dài hơn ngay.

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống bài tập tự luận.
  3. b) Nội dung hoạt động: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
  4. c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: HS đọc câu hỏi và tìm câu trả lời cho các câu hỏi trắc nghiệm sau:

Câu 1: Nghĩa của câu tục ngữ “Trời nắng chóng trưa, trời mưa chóng tối” là gì?

  1. Nếu trời có nắng thì ta có cảm giác nhanh đến trưa, ngược lại nếu trời mưa thì ta cảm giác nhanh đến tối.
  2. Trời nắng khiến trưa đến nhanh, trời mưa khiến tối đến nhanh.
  3. Trời nắng thì buổi trưa kéo dài hơn, trời mưa khiến buổi tối kéo dài hơn.
  4. Tuỳ từng ngữ cảnh để chọn A hoặc B hoặc C.

 

Câu 2: Nghĩa của câu tục ngữ “Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa” là gì?

  1. Khi trăng quầng thì trái đất hạn hán, khi trăng tán thì trái đất lũ lụt.
  2. Trăng quầng là dấu hiệu của tai hoạ sắp ập đến, trăng tán là dấu hiệu của may mắn đến.
  3. Khi trăng có vầng sáng đơn sắc thì trời sẽ không mưa, khi trăng có vầng sáng đa sắc thì trời sẽ mưa.
  4. Tuỳ từng ngữ cảnh để chọn A hoặc B hoặc C.

 

Câu 3: Nghĩa của câu tục ngữ “Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão” là gì?

  1. Khi có gió heo may và chuồn chuồn bay thì có nghĩa là sắp có bão.
  2. Khi có gió heo may thì chuồn chuồn sẽ bay ra, từ đó sẽ khiến cho bão ập tới.
  3. Bão là do gió heo may và chuồn chuồn gây ra.
  4. Khi gió trở nên heo may, khi chuồn chuồn có hành động bay, thì trời đất có bão gió.

 

Câu 4: Nghĩa của câu tục ngữ “Tháng Giêng rét đài, tháng Hai rét lộc, tháng Ba rét nàng Bân” là gì?

  1. Mỗi tháng rét một kiểu: Tháng Giêng thì rét đài, tháng Hai thì rét lộc, tháng Ba thì rét nàng Bân.
  2. Cái rét của tháng Giêng làm hoa rụng cánh còn trơ lại đài, của tháng Hai làm hồi sinh cây cỏ, của tháng Ba là rét đậm, kéo dài vài ngày, thường kèm theo mưa phùn hoặc mưa nhỏ.
  3. Cái rét của tháng Giêng làm rụng đài, của tháng Hai làm ra lộc, của tháng Ba làm chết nàng Bân.
  4. Hiện chưa có cách giải thích đúng cho câu này.

 

Câu 5: Nghĩa của câu tục ngữ “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa / Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm” là gì?

  1. Chuồn chuồn bay thấp là dấu hiệu của trời mưa, bay cao là trời nắng, bay vừa là trời râm.
  2. Chuồn chuồn khi bay thấp sẽ tạo ra mưa, bay cao ra nắng, bay vừa ra râm.
  3. Khả năng bay của chuồn chuồn có ý nghĩa quyết định đối với tình trạng thời tiết.
  4. Một cách hiểu khác.

 

Câu 6: Nghĩa của câu tục ngữ số 6 là gì?

  1. Đêm tháng Năm chưa chợp mắt đã sáng, ngày tháng Mười, chưa cười được gì đã tối.
  2. Đêm tháng Năm ảnh hưởng đến buổi sáng, ngày tháng Mười ảnh hưởng đến buổi tối.
  3. Đêm tháng Năm và ngày tháng Mười có tính chất tương đối.
  4. Đêm tháng Năm ngắn, ngày tháng Mười ngắn.

Câu 7: Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết các câu trong văn bản là tục ngữ?

  1. Thể hiện những kinh nghiệm dân gian về thời tiết.
  2. Có tính chất cố định, tạo nên hình ảnh, vần điệu, nói về một chủ đề nào đó.
  3. Ngắn gọn, có nhịp điệu, có hình ảnh, có vần.
  4. Cả A và C

 

Câu 8: Các câu tục ngữ cùng nói về điều gì?

  1. Thể hiện những kinh nghiệm của dân gian về thời tiết
  2. Thể hiện những kinh nghiệm của dân gian về con vật, khí hậu và thiên văn.
  3. Cái nhìn mang màu sắc hiện đại của người xưa.
  4. Cả B và C.

 

Câu 9: Vần trong các câu tục ngữ trong bài đọc có tác dụng gì?

  1. Tạo nên đặc điểm có tính chất bác học trong văn học dân gian.
  2. Tạo nên sự hài hoà về âm thanh cho các câu tục ngữ.
  3. Tạo nên sắc thái trang trọng, hoà nhã.
  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 10: Về hình thức, câu tục ngữ số 5 có gì khác biệt so với các câu còn lại?

  1. Có hình thức là một câu lục bát.
  2. Có 3 về đối xứng
  3. Có hai dòng
  4. Tất cả các đáp án trên.

Nhiệm vụ 2: Trình bày cảm nhận của em về những câu ca dao tục ngữ trên?

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, tục ngữ chiếm một vị trí quan trọng và có số lượng khá lớn. Nó được ví là kho báu của kinh nghiệm và trí tuệ dân gian. Khác với ca dao - dân ca thiên về biểu hiện tình cảm con người, tục ngữ mang tính trí tuệ, triết lí. Những triết lí, trí tuệ trong tục ngữ bắt rễ từ cuộc sống sinh động phong phú nên nội dung cũng như hình thức của tục ngữ không khô khan mà nó vẫn như cây đời xanh tươi.

Tục ngữ Việt Nam có rất nhiều chủ đề. Trong đó nổi bật là những câu tục ngữ về thiên nhiên, lao động sản xuất, về con người và xã hội.

Về  hình thức, tục ngữ là một câu nói, diễn đạt một ý trọn vẹn, thể hiện một nhận xét, một phán đoán, đúc kết một quy luật nào đó. Tục ngữ rất ngắn gọn,. Kết cấu tiếng và âm trong tục ngữ bền vững, có hình ảnh, nhịp điệu, dễ nhớ và dễ lưu truyền.

Đa số tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất chỉ có nghĩa đen, nghĩa cụ thể trực tiếp gắn với hiện tượng mà nó phản ánh. Tuy vậy, vẫn có một vài câu ngoài nghĩa đen còn có nghĩa bóng, nghĩa gián tiếp, ví ngầm, biểu tượng. Nhân dân ta sáng tác tục ngữ để làm gì ? Tục ngữ được nhân dân sử dụng vào mọi hoạt động đời sống để nhìn nhận, ứng xử, thực hành và để cho lời nói thêm hay, thêm sinh động, sâu sác, gây ấn tượng đối với người nghe.

Chỉ điểm qua vài câu tục ngữ đặc sắc như thế, chúng ta cũng hiểu rằng: bằng lối nói ngắn gọn, có vần nhịp, giàu hình ảnh, những cân tục ngữ về thiên nhiên và lao dộng sản xuất đã phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng thời tiết và trong sản xuất nông nghiệp.

Những câu tục ngữ ấy là hài học thiết thực, là hành trang, “túi khôn” của nhân dân lao động, giúp cha ông ta xưa cũng như chúng ta ngày nay dự đoán thời tiết vù nâng cao năng suất lao động.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về bài Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết để phát huy trí tưởng tượng giải bài tập, củng cố kiến thức.
  3. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn hoặc đoạn đối thoại về tình huống giao tiếp hằng này có sử dụng tục ngữ trong bài.
  4. Sản phẩm học tập: Đoạn văn hoặc đoạn đối thoại HS viết được.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu câu hỏi yêu cầu HS hình dung về một số tình huống giao tiếp có thể sử dụng các câu tục ngữ trong VB, sau đó hướng dẫn HS viết một đoạn đối thoại hoặc một đoạn văn về tình huống này với độ dài khoảng 5, 6 câu.

- GV gợi ý cho HS một số tình huống:

+ GV hướng dẫn HS hình dung cuộc trò chuyện với bạn về sự thay đổi của thời tiết hoặc cuộc trao đổi với người thân về tình hình thời tiết trước chuyển đi chơi, đi du lịch; sau dó yêu cầu HS viết một đoạn đối thoại với độ dài 5, 6 câu.

+ GV gợi ý cho HS viết thư trao đổi với bạn ở nơi xa về vấn đề thời tiết.


 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • ....

Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 800k

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Tải giáo án ôn tập dạy thêm ngữ văn 7 chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH CHÂN TRỜI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH CHÂN TRỜI

GIÁO ÁN LỚP 7 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án đủ các môn lớp 7 sách kết nối tri thức (bản word)
Giáo án đủ các môn lớp 7 sách kết nối tri thức (bản powrerpoint)
Giáo án đủ các môn lớp 7 sách cánh diều (bản word)
Giáo án đủ các môn lớp 7 sách cánh diều (bản powrerpoint)

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

BÀI 6: HÀNH TRÌNH TRI THỨC ( NGHỊ LUẬN XÃ HỘI)

Giáo án ôn tập ngữ văn 7 chân trời bài 6 : Ôn tập : bàn về đọc sách
Giáo án ôn tập ngữ văn 7 chân trời bài 8: Ôn tập văn bản kết nối chủ điểm: hương khúc

BÀI 9: TRONG THẾ GIỚI VIỄN TƯỢNG ( TRUYỆN KHOA HỌC VIỄN TƯỞNG)

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay