Giáo án Công dân 7 kì 1 soạn theo công văn 5512
Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Dưới đây là giáo án giảng dạy môn Công dân lớp 7 kì 1 mẫu giáo án mới của Bộ Giáo dục - 5512. Vì mẫu mới có nhiều quy định chi tiết khiến nhiều giáo viên gặp khó khăn và áp lực. Do đó, nhằm hỗ trợ thầy cô, kenhgiaovien.com gửi tới thầy cô trọn bộ giáo án đầy đủ tất cả các bài, các tiết. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.
Xem video về mẫu Giáo án Công dân 7 kì 1 soạn theo công văn 5512
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 5 – Bài 5 : YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Kiến thức:
- HS thấy được thế nào là lòng yêu thương con người và biểu hiện của lòng yêu thương con người
- Năng lực:
Năng lực chung
- NL tư duy, NL hợp tác, NL giao tiếp, NL ngôn ngữ, NL giải quyết vấn đề, NL tư duy phê phán.
Năng lực riêng
- HS biết xây dựng tình đoàn kết, yêu thương đối với mọi người.
- Phẩm chất:
Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp : quan tâm đến những người xung quanh, ghét thói thờ ơ, lạnh nhạt, vô tâm của con người và lên án những hành vi độc ác.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- GV: KHBH, SGK, SGV, SBT GDCD 7.
- HS: Xem trước nội dung bài học.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Kích thích và huy động vốn hiểu biết của HS yêu thương con người trong cuộc sống, học tập.
- Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
- Hoạt động cá nhân
- Sản phẩm hoạt động
- Trình bày miệng
- Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Đọc bài ca dao :
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước thì thương nhau cùng
Em hiểu bài ca dao này như thế nào?
Bài ca dao nhắn nhủ điều gì tới chúng ta?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: chia sẻ những hiểu biết của mình
- Giáo viên quan sát, động viên giúp đỡ khi hs gặp khó khăn
- Dự kiến sản phẩm: ý kiến của hs
- Bước 3: Báo cáo kết quả: Hs báo cáo
- Bước 4: Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học …
GV: Vậy yêu thương giúp đỡ nhau trong cuộc sống đem lại điều gì cho mỗi chúng ta, các em tìm hiểu trong bài học hôm nay.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc/sgk a. Mục tiêu: Hs hiểu được nội dung câu truyện. b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm - Trình bày miệng - Phiếu học tập của nhóm cặp đôi d. Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: HS đọc truyện: Bác Hồ thăm người nghèo GV: Nêu câu hỏi: 1. GV: Bác Hồ đến thăm gia đình chị Chín vào thời gian nào? 2. GV: Hoàn cảnh gia đình chị Chín như thế nào? 3. GV: Những cử chỉ, lời nói nào thể hiện sự quan tâm, yêu thương của Bác với gia đình chị Chín? 4. GV: Thái độ của Chị đối với Bác ntn? 5. GV:Ngồi trên xe về phủ Chủ Tịch, thái độ của Bác ntn?Theo em, Bác nghĩ gì? 6. GV:Những suy nghĩ, việc làm của Bác thể hiện đức tính gì? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh đọc truyện, suy nghĩ cá nhân, cặp đôi trao đổi - Giáo viên quan sát, theo dõi phát hiện kịp thời những khó khăn của hs - Bước 3: Báo cáo kết quả: cặp đôi báo cáo - Bước 4: Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học a. Mục tiêu: Hs hiểu được khái niệm , biểu hiện của yêu thương con người. b. Nội dung: - Hoạt động cá nhân, nhóm - Hoạt động cặp đôi b. Sản phẩm: - Trình bày miệng - Phiếu học tập của nhóm d. Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV: Thế nào là yêu thương con người? GV cho hs thảo luận cặp đôi theo câu hỏi GV: Lòng yêu thương con người được biểu hiện ntn? · - Học sinh tiếp nhận… - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh suy nghĩ cá nhân, các nhóm trao đổi - Giáo viên quan sát, theo dõi phát hiện kịp thời những khó khăn của hs - Bước 3: Báo cáo kết quả: đại diện nhóm báo cáo - Bước 4: Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng GV KL: Yêu thương con người là phẩm chất đạo đức quý giá.Nó giúp chúng ta sống đẹp hơn, tốt hơn -> xã hội ngày càng lành mạnh, hạnh phúc, bớt đi nỗi lo toan phiền muộn như nhà thơ Tố Hữu đã viết: “Có gì đẹp trên đời hơn thế Người yêu người sống để yêu nhau” |
1. Truyện đọc: Bác Hồ thăm người nghèo 1. Vào tối 30 Tết năm Nhâm Dần(1962) 2. Chồng mất, 3 con còn nhỏ. Đứa lớn vừa đi học vừa trông em và giúp đỡ gia đình. 3.Bác đã âu yếm, đến bên các cháu xoa đầu,trao quà Tết. -Hỏi thăm việc làm, cuộc sống của mẹ con chị Chín. 4.-Chị xúc động, rơm rớm nước mắt. 5.-Bác đăm chiêu suy nghĩ -Bác nghĩ đến việc đề xuất với lãnh đạo thành phố cần quan tâm đến chị Chín và những người gặp khó khăn. 6. Lòng yêu thương mọi người
2. Nội dung bài học: a.Yêu thương con người ( phần a/sgk/16 ) * Biểu hiện: -Sẵn sàng giúp đỡ, cảm thông, chia sẻ với mọi người. -Biết tha thứ, biết hy sinh. |
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: giúp hs củng cố lại kiến thức đã học
- Nội dung: HS đọcSGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
- Sản phẩm: phiếu học tập
- Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV yêu cầu hs thảo luận cặp đôi trả lời Bài b(SGK)/17 ? Kể lại mẩu chuyện của bản thân hoặc người xung quanh đã thể hiện lòng yêu thương con người? - HS : + Kể chuyện về Bác Hồ + Chuyện trong chi đội + Chuyện kể lịch sử - Gv: Phân biệt lòng yêu thương và thương và thương hại. + Yêu thương: Là tình cảm xuất phát từ đáy lòng mong muốn mang lại điều tốt đẹp cho người khác + Thương hại: Tình cảm hời hợt bên ngoài, tình cảm ban phát, bố thí. | 3. Bài tập: Bài b/sgk/17: ca dao, tục ngữ. “Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong 1 nước thì thương nhau cùng + Thương người như thể.. + Anh em nào phải người.. + Bạn bè là nghĩa ... + Một con ngựa đau.. + Lá lành đùm lá ...
|
- Bước 2: thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh làm việc cá nhân
- Giáo viên quan sát hs làm, gợi ý và giải quyết khó khăn đối với Hs yếu kém
- Dự kiến sản phẩm:
- Bước 3: Báo cáo kết quả: cá nhân báo cáo
- Bước 4: Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: giúp hs vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn
- Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm:câu trả lời của hs
- Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
GV: tổ chức cho HS trò chơi: “Nhanh mắt, nhanh tay”
CH: Hãy tìm những mẫu chuyện của bản thân hoặc của những người xung quanh nói về lòng yêu thương con người?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh làm việc cá nhân
- Giáo viên quan sát hs làm và gợi ý các cách xử lí cho Hs
- Dự kiến sản phẩm: - Chăm ông ốm
- Ủng hộ đồng bào bị lũ lụt
- Giúp bạn học yếu
- Giúp bạn bị tật nguyền
- Dắt cụ già qua đường
- Bước 3: Báo cáo kết quả: cá nhân báo cáo
- Bước 4: Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK.
- Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng, tìm tòi mở rộng
- Chuẩn bị bài mới
Tiết 8 – Bài 7
ĐOÀN KẾT TƯƠNG TRỢ
- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Kiến thức:
- HS hiểu thế nào là đoàn kết tương trợ, sự cần thiết phải đoàn kết tương trợ.
- Năng lực:
Năng lực chung
- NL tư duy, NL hợp tác, NL giao tiếp, NL ngôn ngữ, NL giải quyết vấn đề, NL tư duy phê phán.
Năng lực chuyên biệt
- HS biết tự đánh giá về những biểu hiện đoàn kết, tương trợ. Có ý thức tự giác trong những công việc chung.
- Phẩm chất:
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp : biết đoàn kết, thân ái và giúp đỡ bạn bè, hàng xóm, láng giềng.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- GV: KHBH, SGK, SGV, SBT GDCD 7.....( Sử dụng tranh minh họa)
- HS: Học bài cũ, làm bài tập.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Kích thích và huy động vốn hiểu biết của HS về đoàn kết, tương trợ
- Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
- Sản phẩm:
- Trình bày miệng
- Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV cho học sinh chơi trò bẻ đũa sau đó dẫn dắt vào bài.
- Học sinh tiếp nhận
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: chia sẻ những hiểu biết của mình
- Giáo viên quan sát, động viên giúp đỡ khi hs gặp khó khăn
- Dự kiến sản phẩm: hiểu biết của hs
- Bước 3: Báo cáo kết quả: Hs báo cáo
- Bước 4: Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học …
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Hoạt động 1: Khai thác nội dung truyện đọc. a. Mục tiêu: Hs hiểu được nội dung câu truyện. b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra - Trình bày miệng - Phiếu học tập của nhóm d. Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV gọi HS đọc truyện 1. Khi lao động san sân bóng, lớp 7A đã gặp phải những khó khăn gì? 2. Khi thấy công việc của 7A chưa hoàn thành, lớp trưởng 7B sang gặp lớp trưởng 7A và đã nói gì ? 3. Trước câu nói của lớp trưởng 7B, lớp trưởng 7A tỏ thái độ ntn? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh đọc truyện, suy nghĩ cá nhân, cặp đôi trao đổi - Giáo viên quan sát, theo dõi phát hiện kịp thời những khó khăn của hs - Dự kiến sản phẩm: câu trả lời của hs - Bước 3: Báo cáo kết quả: nhóm báo cáo - Bước 4: Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng GV:Những việc làm ấy thể hiện đức tính gì của các bạn 7B? GV :Kết luận. GV cho HS liên hệ những câu chuyện trong lịch sử,cuộc sống để chứng minh sự đoàn kết tương trợ là sức mạnh giúp chúng ta thành công. GV nhận xét bổ sung -Nhân dân ta đoàn kết chống giặc ngoại xâm, hạn hán, lũ lụt. -Đoàn kết tương trợ giúp đỡ nhau tiến bộ trong học tập. -Vụ sập cầu ở Cần Thơ, nhân dân cả nước đóng góp tiền của ủng hộ. Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học a. Mục tiêu: Hs hiểu được khái niệm , biểu hiện của đoàn kết tương trợ b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra. d. Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: GV: Em hiểu thế nào là đoàn kết tương trợ? Lấy ví dụ về đoàn kết trong lịch sử, trong lao động và trong học tập mà em biết? ? Em hãy kể những việc làm của em, của các bạn lớp em, trường em đã đoàn kết, tương trợ nhau trong học tập, trong cuộc sống. GV Cho quan sát các bức tranh trên máy chiếu về giúp bạn học bài; đôi bạn học tập; quyên góp ủng hộ; nhận quà ủng hộ; niềm vui nhân quà ủng hộ? cho biết bức tranh này giúp em hiểu được điều gì? Tìm từ trái nghĩa với đoàn kết và tương trợ ? GV cho hs quan sát bức tranh về cuộc sống ở nông thôn, Các thành viên trong gia đình, hậu quả tàn phá rừng? Em hãy nêu nội dung của bức tranh cho biết mỗi bức tranh thể hiện tinh thần đoàn kết như thế nào? ? Từ đó em hãy ý nghĩa của đoàn kết, tương trợ trong cuộc sống hàng ngày? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh suy nghĩ cá nhân, các nhóm trao đổi - Giáo viên quan sát, theo dõi phát hiện kịp thời những khó khăn của hs - Dự kiến sản phẩm: - Bước 3: Báo cáo kết quả: đại diện nhóm báo cáo - Bước 4: Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng GV dùng pp khăn trải bàn y/c hs thảo luận vào giấy A0. Học sinh thảo luận theo 2 nhóm N1:Những việc làm thể hiện đoàn kết, tương trợ ở ngoài xã hội ? Nêu thái độ của mình. N2:Những việc làm và phong trào thể hiện đoàn kết, tương trợ chưa ở lớp, trường ?Nêu thái độ của mình. GV:Theo em cần phải làm gì để RL tinh thần đoàn kết, tương trợ? | 1. Truyện đọc: Một buổi lao động 1. HS: Khu đất khó làm, mô đất cao, rễ cây chằng chịt. - Lớp có nhiều bạn nữ. 2. HS: Việc của các cậu còn nhiều hết buổi cũng chưa chắc đã xong. Các cậu nghĩ 1 lúc sang bọn mình ăn mía, cam rồi 2 lớp chúng ta cùng làm. 3. HS: Xúc động vui mừng -Cùng ăn mía, an cam vui vẻ -Cùng nhau thực hiện phần việc còn lại chỉ sau 1h đồng hồ. Tinh thần đoàn kết, tương trợ.
2. Nội dung bài học: a. Đoàn kết, tương trợ - Là sự thông cảm, chia sẽ và có việc làm cụ thể gđỡ nhau khi gặp khó khăn.
Ví dụ: Bạn Na bị ốm không đi học được, em đã đến thăm và chép bài cho bạn. - Tinh thần đoàn kết, tương trợ giúp nhau cùng vượt khó khăn trong học tập và trong cuộc sống. - Chia rẻ, ích kỷ. b. Ý nghĩa: - Sống đoàn kết, tương trợ giúp chúng ta dễ hoà nhập, hợp tác với mọi người và được mọi người yêu quý. - Tạo nên sức mạnh vượt qua khó khăn. - Là truyền thống quý báu của dtộc ta. c. Cách rèn luyện: -Luôn RL mình để trở thành người biết đoàn kết tương trợ. -Thân ái giúp đỡ bạn bè, hàng xóm, láng giềng. -Phê phán những ai thiếu tinh thần đoàn kết tương trợ trong cuộc sống. *Tinh thần tập thể, đoàn kết, hợp quần *Sức mạnh đoàn kết, nhất trí, đảm bảo mọi thắng lợi thành công. Câu thơ trên của Bác Hồ đã được dân gian hoá thành 1 câu ca dao có giá trị tư tưởng về đạo đức CM. |
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: giúp hs củng cố lại kiến thức đã học
- Nội dung : Cho HS hoàn thành các bài tập bài
- Sản phẩm: phiếu học tập
- Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
GV hướng dẫn hs làm bài tập Bài a,b,c (SGK) HS: Đọc và xác định yêu cầu – trình bầy GV nhận xét cho điểm.
| 3. Bài tập: Bài a: Chép hộ bài, giảng lại bài cho bạn Trung nắm được bài mới. Bài b: Em không tán thành với việc làm của Tuấn vì như vậy không gđỡ bạn mà còn làm hại bạn. Tuấn có thể giảng lại bài để Hưng hiểu và tự làm bài. Bài c: Hai bạn góp sức làm bài là không được, giờ kiểm tra phải tự làm. |
- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: giúp hs vận dụng kiến thức vào giải quyết tình huống trong thực tiễn
- Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
- Sản phẩm: Câu trả lời của hs
- Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
GV: Hãy sắp xếp các từ, cụm từ sau đây tạo thành câu tục ngữ, ca dao
1 | bẻ được | 1 | có bạn | |
2 | chẳng | 2 | Ngựa chạy | |
3 | cả nắm | 3 | có bầy | |
4 | bẻ đũa | 4 | chim bay | |
1 | Tương cầu | 1 | chung một dạ | |
2 | Tương ứng | 2 | chung một lòng | |
3 | Đồng khí | 3 | Khi rét cùng | |
4 | đồng thanh | 4 | Khi đói cùng | |
- Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh làm việc cá nhân
- Giáo viên quan sát hs làm và gợi ý các cách xử lí cho Hs
- Dự kiến sản phẩm:
- Bẻ đũa chẳng bẻ được cả nắm
- Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn”
- Đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu.
- Khi đói cùng chung một dạ khi rét cùng chung một lòng.
- Bước 3: Báo cáo kết quả: cá nhân báo cáo
- Bước 4: Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK.
- Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng, tìm tòi mở rộng
? Các em hãy tìm thêm những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về đoàn kết tương trợ ? nêu ý nghĩa câu nói đó.
?Tìm hai sự kiện lịch sử biểu hiện tinh thần đoàn kết, tương trợ ?
+ Về nhà suy nghĩ trả lời.
Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công.
- Chuẩn bị bài mới
Phía trên là demo (mẫu) 1 bài trong bộ giáo án Giáo dục công dân lớp 7 kì 1 được soạn theo công văn 5512. Giáo án khi thầy cô tải về là giáo án bản word, có đầy đủ các bài trong chương trình giáo dục công dân 7.
Phí tải giáo án:
- 150.000/học kì
- 200.000/cả năm
Cách tải:
- Bước 1: Chuyển khoản vào số tài khoản 1214136868686 - cty Fidutech - MB
- Bước 2: Nhắn tin Zalo hoặc gọi điện tới số 0386 168 725 để nhận tài liệu.
Thông tin thêm:
- Hệ thống có đầy đủ giáo án 5512 tất cả các môn, tất cả các lớp
- Hệ thống có nhiều tài liệu hỗ trợ giảng dạy khác
- Zalo hỗ trợ: 0386 168 725
Chúng tôi hi vọng, hệ thống cung cấp những tài liệu bổ ích, hỗ trợ đắc lực cho thầy cô trong quá trình giảng dạy.
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
Từ khóa: gián án mới công dân khối 7 kì 1, công dân 7 cv 5512, tải giáo án mới cv 5512, giao an gdcd 7 ki 1 cv 5512Tài liệu giảng dạy môn Công dân THCS