Trắc nghiệm Cánh diều Bài 7: thuỷ văn Việt Nam

Bộ câu hỏi trắc nghiệm địa lí 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 7: thuỷ văn Việt Nam. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án địa lí 8 cánh diều

CHƯƠNG 2: KHÍ HẬU VÀ THUỶ VĂN VIỆT NAM

BÀI 7: THUỶ VĂN VIỆT NAM

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (8 câu)

Câu 1: Mạng lưới sông ngòi nước ta:

A. Dày đặc, phân bố rộng khắp cả nước.

B. Phân bố dày đặc ở Nam Bộ nhưng thưa thớt ở các vùng khác.

C. Thưa thớt, không đồng đều trên khắp cả nước

D. Chỉ tập trung phân bố ở khu vực miền Trung.

 

Câu 2: Nước ta có bao nhiêu con sông dài trên 10 km?

A. Hơn 230

B. Hơn 2300

C. Hơn 23000

D. Hơn 230 000

 

Câu 3: Mật độ trung bình mạng lưới sông ở nước ta khoảng:

A. 0.06 km/km2

B. 0.66 km/km2

C. 1.66 km/km2

D. 2.66 km/km2

 

Câu 4: Dọc bờ biển nước ta, trung bình khoảng bao nhiêu km thì lại có một cửa sông?
A. 2 km

B. 20 km

C. 200 km

D. 2000 km

 

Câu 5: Ở Việt Nam, sông ngòi chủ yếu chảy theo hướng nào?

A. Tây bắc – đông nam

B. Vòng cung

C. Đông nam – tây bắc

D. Cả A và B.

 

Câu 6: Nước ta có mấy hệ thống sông lớn?

A. 2

B. 3

C. 9

D. 15

 

Câu 7: Sông Hồng có chiều dài là bao nhiêu?

A. Chiều dài của dòng chính là 1 126 km, trong đó đoạn chảy trên lãnh thổ nước ta có chiều dài 556 km

B. Chiều dài của dòng chính là 2 126 km, trong đó đoạn chảy trên lãnh thổ nước ta có chiều dài 665 km

C. Chiều dài của dòng chính là 3 750 km, trong đó đoạn chảy trên lãnh thổ nước ta có chiều dài 1 452 km

D. Chiều dài của dòng chính là 4 750 km, trong đó đoạn chảy trên lãnh thổ nước ta có chiều dài 2 452 km

 

Câu 8: Đâu không phải một hoạt động sử dụng tài nguyên nước ở lưu vực sông?

A. Cung cấp nước cho sản xuất công nghiệp

B. Phát triển giao thông đường thuỷ

C. Nuôi trồng thuỷ sản

D. Thử nghiệm vũ khí

 

2. THÔNG HIỂU (9 câu)

Câu 1: Câu nào sau đây không đúng?

A. Sông ngòi nước ta có tổng lượng nước lớn (khoảng 839 tỉ m3/năm), phân bố không đều giữa các hệ thống sông.

B. Hệ Thống sông Mê Công chiếm 60,4% lưu lượng của cả nước.

C. Sông ngòi mang theo một lượng phù sa rất lớn với tổng lượng khoảng 200 triệu tấn/năm

D. Lượng phù sa sông Hồng chiếm 30% tổng lượng phù sa của sông ngòi cả nước.

 

Câu 2: Sông nào ở Việt Nam chảy theo hướng đông nam – tây bắc?

A. Sông Hồng

B. Sông Lô

C. Sông Kỳ Cùng

D. Không có con sông nào

 

Câu 3: Vùng màu đỏ là lưu vực sông nào?


A. Sông Hồng

B. Sông Thái Bình

C. Sông Mã

D. Một/một vài con sông khác

 

Câu 4: Vùng màu vàng là lưu vực sông nào?


A. Sông Mê Công

B. Sông Đồng Nai

C. Sông Thu Bồn

D. Một/một vài con sông khác

 

Câu 5: Sông Thu Bồn dài bao nhiêu và bắt nguồn từ đâu?

A. Dài 117 km, bắt nguồn từ vùng núi Trung Nam Sơn

B. Dài 205 km, bắt nguồn từ vùng núi Trường Sơn Nam

C. Dài 570 km, bắt nguồn từ nước Lào

D. Dài 857 km, bắt nguồn từ Campuchia

 

Câu 6: Đâu không phải một hồ, đầm tự nhiên?

A. Hồ Tây

B. Hồ Lắk

C. Đầm Thị Nại

D. Hồ Hoà Bình

 

Câu 7:


Đây là hình ảnh của:

A. Thác nước Bản Giốc

B. Thác nước Dray Nur

C. Suối khoáng nóng Nha Trang

D. Suối khoáng nóng Bình Châu

 

Câu 8: Vì sao việc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở lưu vực sông để đáp ứng nhu cầu cho cộng đồng dân cư là rất quan trọng?

A. Vì tài nguyên nước ở các lưu vực sông có thể được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau.

B. Vì sông ngòi sinh ra là để phục vụ cho con người.

C. Vì tài nguyên nước ở lưu vực sông chịu tác động của đặc điểm địa hình.

D. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 9: Sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở một lưu vực sông có tầm quan trọng đối với sự tồn tại, phát triển của con người và phát triển bền vững kinh tế. Vì vậy, ta cần:

A. Đảm bảo sử dụng hợp lí nguồn nước, tránh gây ô nhiễm môi trường nước

B. Đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế;

C. Gắn kết, hợp tác giữa các địa phương trong lưu vực về việc sử dụng nguồn tài nguyên nước.

D. Tất cả các đáp án trên.

 

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Vì sao chế độ dòng chảy sông ngòi của nước ta phụ thuộc vào chế độ mưa, với hai mùa rõ rệt là mùa lũ tương ứng với mùa mưa và mùa cạn tương ứng với mùa khô?

A. Vì lượng mưa trên sông lớn hơn nhiều so với trên đất

B. Vì nguồn cung cấp nước sông chủ yếu là nước mưa

C. Vì nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc

D. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 2: Câu nào sau đây không đúng?

A. Mùa lũ kéo dài 7 – 8 tháng, chiếm 70 – 80% tổng lượng nước cả năm, có xu hướng chậm dần từ Bắc vào Nam.

B. Sông ngòi miền núi vào mùa lũ có lượng nước lớn, mực nước dâng nhanh và cao.

C. Mùa cạn thường kéo dài hơn mùa lũ, trung bình 7 – 8 tháng, chiếm 20 – 30% tổng lượng nước cả năm.

D. Nam Trung Bộ vào mùa cạn, một số sông có mực nước xuống rất thấp.

 

Câu 3: Hồ, đầm có vai trò như thế nào đối với hoạt động sản xuất?

A. Là nơi có thể nuôi trồng thuỷ sản, nhiều hồ đầm có phong cảnh đẹp thu hút khách du lịch,…

B. Các hồ nước ngọt cung cấp nước cho tưới tiêu nông nghiệp, hoạt động công nghiệp, phát triển thuỷ điện

C. Hồ Còn có vai trò điều tiết nước của các dòng chảy

D. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 4: Câu nào sau đây không đúng?

A. Hồ Ba Bể là hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất Việt Nam.

B. Hồ Dầu Tiếng là một trong những hồ nhân tạo lớn ở Đông Nam Á.

C. Hồ Hoà Bình là công trình chứa nước cho nhà máy thuỷ điện lớn thứ nhất ở Việt Nam.

D. Hồ, đầm có ý nghĩa đối với bảo vệ môi trường: giúp điều hoà khí hậu địa phương, là môi trường sống của nhiều sinh vật dưới nước, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học,...

 

Câu 5: Đâu là vai trò của nước ngầm đối với sinh hoạt?

A. Nước ngầm là nguồn nước quan trọng phục vụ sinh hoạt của người dân, nước khoáng có giá trị đối với sức khoẻ con người,...

B. Nước ngầm cung cấp nước tưới cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp

C. Các nguồn nước nóng, nước khoáng là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh,...

D. Tất cả các đáp án trên.

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Câu nào sau đây không đúng về hệ thống sông Hồng?

A. Hệ thống sông được cung cấp nước bởi hơn 600 phụ lưu.

B. Sông Hồng đổ ra vịnh Bắc Bộ ở cửa chính Ba Lạt và nhiều chi lưu khác.

C. Mùa lũ thường kéo dài 7 – 8 tháng, chiếm khoảng 75% tổng lượng nước cả năm.

D. Các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện trên hệ thống sông Hồng có ảnh hưởng quan trọng, làm chế độ nước sông điều hoà hơn.

 

Câu 2: Câu nào sau đây không đúng về hệ thống sông Cửu Long?

A. Sông Cửu Long (sông Mê Công) có chiều dài dòng chính là 7 300 km, bắt nguồn từ phía bắc cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc).

B. Sông Mê Công chảy tới Phnôm Pênh chia thành ba nhánh: một nhánh chảy vào hồ Tông lê Sáp (Cam-pu-chia), hai nhánh sông Tiền và sông Hậu chảy vào Việt Nam với chiều dài trung bình là 230 km.

C. Hệ thống sông có nhiều phụ lưu, riêng ở Việt Nam có hơn 280 phụ lưu.

D. Mùa lũ sông Cửu Long kéo dài 5 tháng, chiếm hơn 75% tổng lượng nước cả năm.

=> Giáo án Địa lí 8 cánh diều Bài 7: Thuỷ văn Việt Nam

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay