Đề thi cuối kì 1 Lịch sử 12 file word với đáp án chi tiết (đề 1)
Đề thi cuối kì 1 môn Lịch sử 12 đề số 1 soạn chi tiết bao gồm: đề trắc nghiệm, cấu trúc đề và ma trận đề. Bộ đề gồm nhiều đề tham khảo khác nhau đề giáo viên tham khảo nhiều hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh những chỗ cần thiết. Hi vọng bộ đề cuối kì 1 Lịch sử 12 mới này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án Lịch sử 12 kì 1 soạn theo công văn 5512
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
LỊCH SỬ 12
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
Điểm bằng số | Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Sau khi Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945), Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra khẩu hiệu nào sau đây?
- “Đánh đổ phong kiến”.
- “Đánh đuổi thực dân Pháp”.
- “Đánh đuổi phản động thuộc địa”.
- “Đánh đuổi phát xít Nhật”.
Câu 2: Hình thức đấu tranh chủ yếu trong phong trào 1930-1931 của nhân dân Nghệ - Tĩnh là gi?
- Bãi công chính trị. B. Mít tinh đòi quyền dân chủ.
- Đưa yêu sách cải thiện đời sống. D. Biểu tình có vũ trang tự vệ.
Câu 3: Ngày 22-12-1944, lực lượng vũ trang nào được thành lập ở Việt Nam?
- Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân.
- Trung đội Cứu quốc quân I.
- Việt Nam Giải phóng quân.
- Vệ quốc đoàn.
Câu 4: Điền từ còn thiếu vào dấu chấm “Phải phá tan cuộc tấn công ………. của giặc Pháp”.
- mùa xuân B. mùa đông C. mùa hạ D. mùa thu
Câu 5: Trong phong trào dân tộc dân chủ 1919-1925, giai cấp nào tổ chức cuộc vận động người Việt Nam chỉ mua hàng của người Việt Nam?
- Nông dân. B. Địa chủ.
- Công nhân. D. Tư sản.
Câu 6: Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương là
- Lê Hồng Phong. B. Trần Phú. C. Nguyễn Văn Cừ. D. Nguyễn Ái Quốc.
Câu 7: Năm 1925, tiểu tư sản Việt Nam tổ chức hoạt động nào ?
- Chống độc quyền cảng Sài Gòn B. Chấn hưng nội hóa.
- Đòi trả tự do cho Phan Bội Châu. D. Thành lập Đảng lập hiến.
Câu 8: Ở Việt Nam, cuối năm 1928, các thành viên của tổ chức nào sau đây thực hiện chủ trương “vô sản hóa”?
- Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
- Đảng Lập hiến.
- Việt Nam nghĩa đoàn.
- Việt Nam Quốc dân đảng.
Câu 9: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, lực lượng xã hội có khả năng vươn lên nắm ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam là
- công nhân.
- văn thân, sĩ phu.
- nông dân.
- địa chủ.
Câu 10: Để củng cố chính quyền dân chủ nhân dân, ngay sau Cách mạnh tháng Tám năm 1945 thành công, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
- phát động phong trào “nhường cơm sẻ áo”
- thành lập các đoàn quân “Nam tiến”
- tiến hành Tổng tuyển cử bầu Quốc Hội trên cả nước
- thành lập “Nha bình dân học vụ”
Câu 11: Vào năm 1941, Nguyễn Ái Quốc đã chọn nơi nào để xây dựng căn cứ địa cách mạng?
- Cao Bằng B. Lạng Sơn
- Bắc Sơn D. Bắc Sơn - Võ Nhai
Câu 12: Tháng 2 năm 1925, tại Quảng Châu (Trung Quốc), Nguyễn Ái Quốc đã thành lập
- Cộng sản đoàn.
- Tân Việt Cách mạng đảng.
- Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.
- Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.
Câu 13: “Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ...” Câu văn trên trích trong văn bản nào?
- Tuyên ngôn độc lập.
- Lời kêu gọi nhân ngày thành lập Đảng.
- Chỉ thị toàn dân kháng chiến.
- Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
Câu 14: Tác giả của tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” là ai?
- Phạm Văn Đồng. B. Trường Chinh. C. Võ Nguyên Giáp. D. Hồ Chí Minh.
Câu 15: Năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Trung Quốc và tham gia hoạt động cách mạng ở
- Quảng Tây B. Hồng Công. C. Quảng Châu D. Bắc Kinh
Câu 16: Khó khăn nào lớn nhất đưa chính quyền cách mạng nước ta sau ngày 2/9/
1945 vào tình thế "ngàn cân treo sợi tóc"?
- Các tổ chức cách mạng trong nước ngóc đầu dậy chống phá cách mạng
- Âm mưu của Trung hoa dân quốc và Pháp
- Nạn đói, nạn dốt đang đe doạ nghiêm trọng
- Ngân quỹ nhà nước trống rỗng
Câu 17: Lý do để Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế Cộng sản tại Đại hội Tua là vì
- Quốc tế Cộng sản là một tổ chức đoàn kết rộng rãi giai cấp vô sản toàn thế giới
- Quốc tế Cộng sản mang trên mình sứ mệnh giải phóng loài người
- Quốc tế Cộng sản ủng hộ cuộc đấu tranh lật đổ chủ nghĩa đế quốc
- Quốc tế Cộng sản ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc thuộc địa
Câu 18: Hình thức đấu tranh nào dưới đây không được sử dụng trong phong trào dân chủ 1936 – 1939?
- Đấu tranh vũ trang. B. Đấu tranh báo chí.
- Mittinh, đưa dân nguyện. D. Đấu tranh nghị trường.
Câu 19: Cao trào kháng Nhật cứu nước (1945) ở Việt Nam có ý nghĩa nào sau đây?
- Mở đầu thời kì vận động giải phóng dân tộc.
- Củng cố chính quyền cách mạng trong cả nước.
- Giúp cho quần chúng nhân dân tập dượt đấu tranh.
- Bước đâu xây dựng lực lượng cho cách mạng.
Câu 20: Sau Hội nghị Vécxai, Nguyễn Ái Quốc rút ra kết luận: Muốn được phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào
- lực lượng của các cường quốc trên thế giới
- sức mạnh của giai cấp vô sản toàn thế giới
- lực lượng của bản thân mình
- lực lượng nhân dân tiến bộ trên thế giới
Câu 21: Nội dung nào sau đây không phải là mục đích của Việt Nam khi mở chiến dịch Biên giới thu-đông năm 1950?
- Mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc.
- Tiêu diệt một bộ phận sinh lực quân Pháp.
- Khai thông đường sang Trung Quốc và các nước trên thế giới
- Làm phá sản chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của Pháp.
Câu 22: Trước ngày 6-3-1946, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện sách lược gì?
- Đánh Pháp, Trung Hoa Dân quốc kiên quyết bảo vệ nền độc lập
- Hòa với Pháp để đuổi Trung Hoa Dân quốc,
- Hòa với Trung Hoa Dân quốc để đánh Pháp.
- Hòa với Pháp và Trung Hoa Dân quốc để chuẩn bị lực lượng.
Câu 23: Thành phần phức tạp, tổ chức lỏng lẻo, địa bàn hoạt động hẹp là những đặc điểm của tổ chức
- Tân Việt Cách mạng đảng.
- Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
- Việt Nam Quốc dân đảng.
- Cộng sản đoàn.
Câu 24: Nội dung nào không phải là nhiệm vụ trước mắt của giai đoạn 1936-1939?
- Chống phát xít, chống chiến tranh.
- Chống đế quốc, chống phong kiến.
- Chống chế độ phản động thuộc địa.
- Đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình.
Câu 25: Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là một cuộc cách mạng
- không mang tính cải lương. B. không mang tính bạo lực.
- chỉ mang tính chất dân tộc. D. có tính dân chủ điển hình.
Câu 26: Sự kiện nào chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam?
- Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời.
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
- Nguyễn Ái Quốc tìm thấy con đường cứu nước.
- Cách mạng tháng Tám thành công
Câu 27: Phong trào đấu tranh nào của nhân dân ta được đánh giá là cuộc tập dượt lần thứ hai cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này?
- Phong trào giải phóng dân tộc 1939 – 1945.
- Phong trào dân chủ 1936 – 1939.
- Phong trào cách mạng 1930 – 1931.
- Cao trào kháng Nhật cứu nước từ tháng 3 đến giữa tháng 8/1945.
Câu 28: Thực chất của chính sách “dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” của Pháp là
- thực hiện chiến lược đánh nhanh thắng nhanh.
- thực hiện chiến lược đánh lâu dài với ta.
- cuộc chiến tranh tổng lực.
- chuyển sang hình thức xâm lược thực dân mới.
Câu 29: Một luận điểm sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc khi vận dụng lý luận cách mạng vô sản vào hoàn cảnh thực tiễn của các nước thuộc địa là
- thấy được vai trò của bộ phận tư sản dân tộc.
- thấy được vai trò của giai cấp vô sản.
- thấy được vai trò của giai cấp tiểu tư sản.
- thấy được vai trò của giai cấp nông dân.
Câu 30: Quyết định nào của Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941) đã khắc phục được một trong những hạn chế của luận cương chính trị (10-1930) ?
- Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất.
- Đề ra khấu hiệu chống đế quốc và chống phong kiến.
- Xác định công nông là lực lượng nòng cốt của cách mạng.
- Sử dụng phương pháp bạo lực cách mạng.
Câu 31: Công lao to lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1919 -1930 là
- thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
- tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
- soạn thảo Cương lĩnh đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam.
- hợp nhất ba tổ chức cộng sản.
Câu 32: Phong trào dân tộc, dân chủ theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam thất bại chủ yếu do nguyên nhân nào ?
- Không được đông đảo quần chúng nhân dân ủng hộ.
- Do khuynh hướng vô sản phát triển mạnh mẽ.
- Do bị thực dân Pháp đàn áp khốc liệt.
- Giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam còn non yếu.
Câu 33: Sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt mới trong lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam là
- Cách mạng tháng Tám năm 1945.
- chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954.
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930.
- đại thắng mùa xuân năm 1975.
Câu 34: Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946 được kí kết trong mối tương quan lực lượng giữa ta với địch như thế nào?
- Xét về tương quan lực lượng ta yếu hơn địch
- Pháp thất thế trong hoạt động ngoại giao
- ta và địch có tương quan lực lượng ngang bằng nhau
- Pháp thất thế so với ta trên chiến trường
Câu 35: Điểm giống nhau giữa Hội nghị Véc xai (1919) và Hội nghị Ianta (1945) là
- các cường quốc bàn về biến đổi khí hậu
- các cường quốc bàn về vấn đề các nước thuộc địa
- các cường quốc bàn về nguy cơ vũ khí hạt nhân
- các cường quốc phân chia quyền lợi
Câu 36: Trong những năm 1947 – 1948, Đảng và chính phủ ta đã có chủ trương gì để đối phó với những âm mưu và hành động của thực dân Pháp?
- Mở những cuộc tấn công nhỏ nhằm phân tán và tiêu hao sinh lực địch.
- Tạm thời rút vào hoạt động bí mật.
- Phát triển chiến tranh du kích rộng rãi ở các vùng tạm chiến.
- Mở các cuộc tấn công đánh địch trên các mặt trận chính diện.
Câu 37: Trong Chiến dịch Biên giới, hình thức đấu tranh nào phát triển mạnh ở Bình - Trị - Thiên, Liên Khu V và Nam Bộ?
- Đấu tranh vũ trang. B. Đấu tranh chính trị.
- Chiến tranh nhân dân. D. Chiến tranh du kích.
Câu 38: Tại sao nói Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là Nhà nước của dân, do dân, vì dân?
- chính quyền nhà nước do dân bầu ra và phục vụ cho nhân dân
- chính quyền nhà nước do dân bầu ra và phục vụ cho nhân dân, nhân dân có ý thức, trách nhiệm xây dựng và bảo vệ chính quyền của mình
- chính quyền nhà nước do dân bầu ra, nhân dân có ý thức, trách nhiệm xây dựng và bảo vệ chính quyền của mình
- chính quyền phục vụ nhân dân và nhân dân bảo vệ chính quyền
Câu 39: “…Bị tước đoạt đến hạt gạo mà họ năm nắng, mười sương mới kiếm được, hay mảnh vải mà họ phải thức khuya dậy sớm để dệt thành, họ sống cầm hơi với hớp cháo cám nhạt, và trần mình chịu rét lúc đêm đông.” Đó là tình cảnh của người nông dân Việt Nam trong thời kì nào?
- Sau cách mạng tháng Tám 1945. B. Trước cách mạng tháng Tám 1945.
- Trước khi thành lập Đảng. D. Sau khi thành lập Đảng.
Câu 40: Nhận xét về tầng lớp tư sản mại bản có thái độ chính trị như thế nào đối với phong trào cách mạng Việt Nam?
- Quyền lợi gắn với đế quốc, thái độ phản động, kẻ thù của cách mạng
- Ít nhiều có tinh thần dân tộc, nhưng không kiên định, dễ thỏa hiệp, cải lương.
- Yêu nước, có tinh thần chống đế quốc, chống phòng kiến cao.
- Là lực lượng lãnh đạo cách mạng.