Đề thi cuối kì 1 Giáo dục công dân 12 file word với đáp án chi tiết (đề 2)
Đề thi cuối kì 1 môn Giáo dục công dân 12 đề số 2 soạn chi tiết bao gồm: đề trắc nghiệm, cấu trúc đề và ma trận đề. Bộ đề gồm nhiều đề tham khảo khác nhau đề giáo viên tham khảo nhiều hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh những chỗ cần thiết. Hi vọng bộ đề cuối kì 1 Giáo dục công dân 12 mới này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án Công dân 12 kì 1 soạn theo công văn 5512
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
GIÁO DỤC CÔNG DÂN 12
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số | Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Hành vi nào dưới đây là thực hiện pháp luật?
- Vượt qua ngã ba, ngã tư khi có tín hiệu đèn đỏ.
- Đi xe hàng hai, hàng ba cản trở các phương tiện khác.
- Lạng lách, đánh võng, chở hàng cồng kềnh.
- Nhường đường cho các phương tiện được quyền ưu tiên.
Câu 2. Mỗi quy tắc xử xự thường được thể hiện thành
- nhiều quy định pháp luật. B. một số quy định pháp luật.
- một quy phạm pháp luật. D. một số quy phạm pháp luật.
Câu 3. Một đạo luật chỉ phát huy hiệu lực và hiệu quả khi:
- Đạo luật đó mang bản chất xã hội
- Đạo luật đó mang bản chất giai cấp
- Đạo luật vừa mang bản chất xã hội vừa mang bản chất giai cấp
- Đạo luật đó mang bản chất xã hội hoặc mang bản chất giai cấp
Câu 4. Pháp luật không những quy định về quyền của công dân mà còn quy định rõ
- phương tiện để công dân thực hiện quyền của mình.
- cách thức để công dân thực hiện quyền của mình.
- hành động để công dân thực hiện quyền của mình.
- việc làm để công dân thực hiện quyền của mình.
Câu 5. Giám đốc công ty X đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn với chị A. Nhờ được tư vấn về pháp luật nên chị A đã làm đơn khiếu nại và được nhận trở lại công ty làm việc. Trong trường hợp này, pháp luật đã
- bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chị A.
- đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của chi A.
- bảo vệ mọi lợi ích của phụ nữ.
- bảo vệ đặc quyền của lao động nữ.
Câu 6. Công dân tích cực, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là hình thức
- sử dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật.
- tuân thủ pháp luật. D. áp dụng pháp luật.
Câu 7. Hành vi nào dưới đây tương ứng với hình thức thi hành pháp luật?
- Học sinh đến trường để học tập.
- Thanh tra xây dựng xử phạt đối với hành vi xây dựng trái phép.
- Nhà máy không xả chất thải chưa qua xử lý ra môi trường.
- Nam không thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Câu 8. Anh A sử dung điện thoại di động khi đang điều khiển xe máy. Công an xử phạt hành chính với anh A. Việc làm của công an là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào?
- sử dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật.
- tuân thủ pháp luật. D. áp dụng pháp luật.
Câu 9. Người có thu nhập cao chủ động nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật là
- sử dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật.
- tuân thủ pháp luật. D. áp dụng pháp luật.
Câu 10. Cá nhân, tổ chức làm những việc không được làm theo quy định của pháp luật là hành vi trái pháp luật nào dưới đây?
- Hành động. B. Không hành động.
- Có thể hành động. D. Có thể không hành động.
Câu 11. Ông M bán hàng lấn chiếm vỉa hè. Khi lực lượng chức năng nhắc nhở ông M hùng hổ gây rối trật tự công cộng. Hành vi của ông M phải chịu trách nhiệm nào?
- Trách nhiệm hình sự. B. Trách nhiệm hành chính.
- Trách nhiệm dân sự. D. Trách nhiệm kỉ luật.
Câu 12: Mai học lớp 12 (17 tuổi), Dân học lớp 10 (15 tuổi), tan học buổi chiều 2 bạn điều khiển xe đạp điện đi ngược chiều đường một chiều. Cảnh sát giao thông yêu cầu hai bạn dừng xe và xử lí vi phạm. Bạn Mai bị phạt tiền với mức 100.000 đồng. Bạn Dân không bị phạt tiền mà chỉ cảnh cáo bằng văn bản. Tại sao trong trường hợp này, đối với cùng một hành vi vi phạm như nhau mà cảnh sát giao thông áp dụng các hình thức xử phạt khác nhau?
- Vì Dân còn nhỏ, mới học lớp 10, nên hình phạt nhẹ hơn.
- Do việc xử phạt còn tùy thuộc vào quy định của pháp luật đối với từng đối tượng cụ thể.
- Do việc xử phạt của cảnh sát giao thông không công bằng, thiên vị.
- Do việc xử phạt còn tùy thuộc vào thái độ nhận thức pháp luật của mỗi người.
Câu 13. Người vi phạm pháp luật, gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản của người khác thì phải chịu trách nhiệm
- hành chính. B. hình sự. C. dân sự. D. quản thúc.
Câu 14: Thái độ của người biết hành vi của mình là sai có thể gây hậu quả không tốt mà vẫn cố ý làm là dấu hiệu nào sau đây của vi phạm pháp luật?
- Là hành vi trái pháp luật.
- Người vi phạm pháp luật phải có lỗi.
- Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.
- Xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
Câu 15: Người phải chịu trách nhiệm hành chính do mọi vi phạm hành chính mà mình gây ra theo quy định của pháp luật có độ tuổi là
- từ đủ 18 tuổi trở lên. B. từ 18 tuổi trở lên.
- từ đủ 16 tuổi trở lên. D. từ đủ 14 tuổi trở lên.
Câu 16. Khẳng định nào sau đây là đúng?
- Công dân đều bình đẳng về hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ.
- Công dân nam được hưởng quyền nhiều hơn so với công dân nữ.
- Công dân được hưởng quyền tùy thuộc và địa vị xã hội.
- Công dân bình đẳng về quyền nhưng không bình đẳng về nghĩa vụ.
Câu 17. Để đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật cần xử lý nghiêm minh những hành vi xâm phạm quyền và lợi ích của công dân. Nhận định này thể hiện nội dung nào dưới đây?
- Trách nhiệm của xã hội. B. Trách nhiệm của nhà nước.
- Nghĩa vụ của tổ chức. D. Nghĩa vụ của công dân.
Câu 18: Việc thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ được Hiến pháp và luật quy định là điều kiện cần thiết để công dân sử dụng
- các quyền của mình. B. các trách nhiệm của mình
- các lợi ích của mình. D. các nhu cầu của mình
Câu 19. Quan điểm nào sau đây sai khi nói về: Trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật
- Không ngừng đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật.
- Những người vi phạm nếu cùng độ tuổi thì xử lý như nhau.
- Tạo ra các điều kiện đảm bảo cho công dân thực hiện quyền bình đẳng trước pháp luật.
- Quy định quyền và nghĩa vụ của công dân trong Hiến pháp và luật
Câu 20: Mỗi công dân cần phải làm gì để đề phòng, ngăn chặn mọi hành vi lạm quyền, không làm đúng thẩm quyền ảnh hưởng tới việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân?
- Nắm vững các quy định của Hiến pháp và luật.
- Tự đặt ra quyền và nghĩa vụ cho mình.
- Theo dõi mọi hành vi của người khác.
- Yêu cầu mọi người sống trung thực.
Câu 21. Quan niệm nào dưới đây là biểu hiện của bình đẳng trong hôn nhân
- Vợ chồng đóng góp như nhau về mọi chi phí trong gia đình.
- Chồng là trụ cột kinh tế thì vợ phải nội trợ, chăm sóc con.
- Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.
- Vợ chồng có quyền như nhau đối với tài sản chung và tài sản riêng.
Câu 22. Nội dung nào dưới đây không thể hiện sự bình đẳng giữa vợ và chồng?
- Tôn trọng và giữ gìn danh dự, uy tin của nhau.
- Giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt.
- Được đại diện cho nhau, thừa kế tài sản của nhau.
- Có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản riêng.
Câu 23. Bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động được pháp luật thừa nhận ở văn bản nào dưới đây?
- Quy phạm pháp luật. B. Giao kèo lao động.
- Cam kết lao động. D. Hợp đồng lao động.
Câu 24. Hiện nay, một số doanh nghiệp và cơ quan không thích tuyển nhân viên là nữ trong độ tuổi sinh đẻ vì sợ ảnh hưởng đến công việc chung. Các doanh nghiệp, cơ quan này đã vi phạm nội dung nào dưới đây?
- Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.
- Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
- Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
- Bình đẳng trong sử dụng lao động.
Câu 25. Để giao kết hợp đồng lao động, chị Quỳnh cần căn cứ vào nguyên tắc nào dưới đây?
- Tự do, tự nguyện, bình đẳng, trực tiếp.
- Tích cực, chủ động, tự quyết.
- Dân chủ, công bằng, tiến bộ.
- Tự giác, trách nhiệm, tận tâm
Câu 26: Đối với lao động nữ, người sử dụng lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi người lao động nữ
- kết hôn. B. nghỉ việc không lí do.
- nuôi con dưới 12 tháng tuổi. D. có thai.
Câu 27: Hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm khi thực hiện bình đẳng giữa các anh chị em với nhau?
- Anh, chị có quyền sai em làm các công việc nặng nhọc.
- Anh, chị yêu thương và đùm bọc em trong mọi công việc.
- Anh, chị dạy dỗ em học tập khi không còn cha mẹ nuôi dưỡng.
- Anh, chị giúp đỡ em trong mọi công việc ở gia đình.
Câu 28. Để bán mảnh đất là tài sản chung của hai vợ chồng, anh A cần
- thỏa thuận với vợ. B. tự quyết định.
- xin ý kiến cha mẹ. D. tự giao dịch.
Câu 29. Trong hợp đồng lao động giữa công ty X và công nhân có một điều khoản quy định lao động nữ phải cam kết sau 03 năm làm việc cho công ty mới được lập gia đình và sinh con. Quy định này không phù hợp với
- bình đẳng giữa người lao động và người sử dụng lao động.
- bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
- bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
- binh đẳng trong việc sử dụng lao động.
Câu 30. Các doanh nghiệp cần thực hiện nghĩa vụ nào dưới đây trong kinh doanh?
- Tự chủ kinh doanh. B. Chủ động tìm kiếm thị trường.
- Khai thác thị trường. D. Nộp thuế và bảo vệ môi trường.
Câu 31. Bình đẳng giữa các dân tộc Việt Nam là một nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong
- hợp tác, giao lưu giữa các dân tộc. B. hợp tác giữa các vùng đặc quyền kinh tế.
- nâng cao dân trí giữa các dân tộc. D. giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Câu 32. Mục đích của Nhà nước trong thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc nhằm khắc phục
- sự phân hóa giàu nghèo giữa các dân tộc.
- trình độ phát triển quá thấp của một số dân tộc.
- sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các dân tộc.
- khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế giữa các dân tộc.
Câu 33. Khó khăn cơ bản nhất trong thực hiện quyền bình đẳng về kinh tế là các dân tộc
- bất đồng về ngôn ngữ và trình độ văn hóa chênh lệch nhau.
- luôn kỳ thị và thiếu tôn trọng nhau trong hợp tác, phát triển.
- có trình độ phát triển kinh tế - xã hội chênh lệch nhau.
- hay cạnh tranh nhau trong việc tranh thủ các nguồn đầu tư.
Câu 34. Nội dung nào dưới đây thể hiện bình đẳng giữa các tôn giáo trước pháp luật?
- Các tôn giáo có thể đứng ngoài pháp luật.
- Các tôn giáo không cần chịu sự quản lý của Nhà nước.
- Các tôn giáo có thể xây dựng những khu vực tự trị của mình.
- Các tôn giáo nếu có hành vi vi phạm pháp luật đều bị Nhà nước xử lý.
Câu 35. Nội dung nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của công dân có tôn giáo?
- Sống khép kín không giao lưu, hợp tác với các công dân không có tôn giáo.
- Tôn trọng lẫn nhau giữa công dân thuộc các tôn giáo khác nhau và không có tôn giáo.
- Chỉ thực hiện quyền, nghĩa vụ công dân khi có sự đồng ý của các chức sắc tôn giáo.
- Sẵn sàng làm các việc trái với quy định của pháp luật đẻ bảo vệ tôn giáo của mình.
Câu 36. Trong các quyền tự do cơ bản của công dân dưới đây, quan trọng nhất là quyền
- tự do ngôn luận.
- bất khả xâm phạm về thân thể .
- bất khả xâm phạm về chỗ ở.
- được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín
Câu 37. Thấy con gái bị từ chối tiêm vắc xin phòng bệnh sởi theo chương trình tiêm chủng mở rộng, dù chưa hỏi rõ lí do chị B đã đánh nhân viên y tế. Chị B đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
- Chọn hình thức bảo hiểm y tế.
B. Bất khả xâm phạm về thân thể. - Cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe.
- Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
Câu 38. Nhận định nào dưới đây là đúng?
- Trong một vài trường hợp công an có quyền đánh người
- Công an có quyền đánh người
- Cán bộ nhà nước có thẩm quyền được phép đánh người
- Không ai được đánh người
Câu 39. Nói xấu nhau trên facebook là hành vi vi phạm quyền
- được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe
- được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự
- được bảo đảm an toàn, bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín
- bất khả xâm phạm về thân thể cuả công dân
Câu 40. Khawgr định nào dưới đây không đúng?
Mọi hành vi xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của công dân đều
- không quá nguy hiểm cho xã hội. B. trái với đạo đức xã hội.
- bị xử lý theo pháp luật. D. vi phạm pháp luật.
------ HẾT ------