Đề thi cuối kì 1 công dân 6 kết nối tri thức (Đề số 2)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra công dân 6 kết nối tri thức cuối kì 1 đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 cuối kì 1 môn công dân 6 kết nối tri thức này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án Công dân 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống
PHÒNG GD & ĐT …….. Chữ kí GT1: ...................
TRƯỜNG THCS…….. Chữ kí GT2: ...................
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2021 - 2022
Môn: Công dân 6
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: ……………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số | Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
- PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Câu 1. Tôn trọng sự thật có ý nghĩa như thế nào?
- Bảo vệ bản thân khỏi những rắc rối
- Có thêm được nhiều bạn bè ủng hộ khi cần thiết
- Bảo vệ những giá trị đúng đắn, nhầm lẫn, oan sai
- Giúp bản thân được mọi người yêu mến
Câu 2. Câu nào thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói về biểu hiện của không tôn trọng sự thật?
- Thuốc đắng giã tật/ Sự thật mất lòng
- Ăn ngay nói thẳng
- Cây ngay không sợ chết đứng
- Ném đá giấu tay
Câu 3. Ý nào sau đây không đúng về nói về sự tự nhận thức bản thân?
- Là quan tâm đến suy nghĩ và cảm xúc của người khác
- Biết được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân
- Nhận thức về suy nghĩ và hành động của bản thân
- Hiểu rõ được những mong muốn của bản thân
Câu 4. Mỗi sáng, Mai đều tự dậy gấp chăn màn rồi mới đi học. Việc làm đó thể hiện:
- Mai là người tự tin
- Mai là người tự lập
- Mai là người tự ti
- Mai là người ỷ lại
Câu 5. Người tự lập là người
- Đề cao cái tôi cá nhân
- Đề cao lợi ích bản thân
- Không phụ thuộc, dựa dẫm vào người khác
- Không tôn trọng lợi ích tập thể
Câu 6. Để phát huy khả năng tự nhận thức, học sinh nên làm gì?
- Mơ ước trở thành người khác
- Đánh giá mình thấp hơn khả năng thực tế
- Tự ti về điểm yếu của bản thân
- Trải nghiệm những hoạt động cụ thể
Câu 7. Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào sau đây? Đánh dấu (x) vào ô mà em lựa chọn.
Ý kiến | Đồng tình | Không đồng tình |
1. Sống tự lập dễ khiến con người trở nên ích kỉ, độc đoán. | ||
2. Tính tự lập không tự nhiên có, mà phải nhờ rèn luyện hàng ngày. | ||
3. Tính tự lập giúp mỗi người tự giác, có sức mạnh và luôn sáng tạo. | ||
4. Chỉ người nào có hoàn cảnh khó khăn mới cần đến đức tính tự lập. |
- PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1: (3,0 điểm)
- Sự thật là gì? Tôn trọng sự thật có ý nghĩa thế nào đối với cuộc sống con người?
- Khi chứng kiến bạn của em đăng thông tin không đúng sự thật về em lên Facebook, em xử lí như thế nào?
Câu 2: (2,0 điểm)
Năm nay lên lớp 6, Tuấn cho rằng mình đã lớn nên có thể tự quyết định tất cả mọi việc mà không cần phải hỏi ý kiến bố mẹ. Cuối tuần trước, Tuấn đi chơi xa với một nhóm bạn mà không xin phép bố mẹ. Tuấn còn tự ý cho một bạn cùng lớp mượn chiếc xe đạp của mình. Khi bố mẹ hỏi về những việc đó, Tuấn nói: “Con lớn rồi, con có thể tự lập được, bố mẹ không phải lo”.
- Theo em, việc làm của Tuấn có phải thể hiện đức tính tự lập không? Vì sao?
- Nếu em là bạn Tuấn, em sẽ góp ý với bạn như thế nào?
Câu 3: (1,0 điểm)
Em có suy nghĩ gì về câu nói “Khi chúng ta biết tôn trọng bản thân mình thì sẽ dễ dàng tôn trọng được người khác”? (gợi ý: đồng tình hay ko đồng tình, giải thíc)
BÀI LÀM:
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
TRƯỜNG THCS ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA KÌ I
NĂM HỌC 2021 – 2022
MÔN: CÔNG DÂN 6
- A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Từ câu 1 - 6: Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Đáp án | C | D | A | B | C | D |
Câu 7: Mỗi ý trả lời đúng được 0,25 điểm
Ý kiến | Đồng tình | Không đồng tình |
1. Sống tự lập dễ khiến con người trở nên ích kỉ, độc đoán. | x | |
2. Tính tự lập không tự nhiên có, mà phải nhờ rèn luyện hàng ngày. | x | |
3. Tính tự lập giúp mỗi người tự giác, có sức mạnh và luôn sáng tạo. | x | |
4. Chỉ người nào có hoàn cảnh khó khăn mới cần đến đức tính tự lập. | x |
- B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu | Đáp án | Điểm |
Câu 1 (3,0 điểm) | a. - Sự thật là những gì có thật trong cuộc sống hiện thực và phản ánh đúng hiện thực cuộc sống. - Ý nghĩa của tôn trọng sự thật: + Góp phần bảo vệ cuộc sống, bảo vệ những giá trị đúng đắn, tránh nhầm lẫn, oan sai. + Giúp con người tin tưởng, gắn kết với nhau hơn. + Làm cho tâm hồn thanh thản + Làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. b. Em sẽ: - Yêu cầu bạn gỡ bài viết đó xuống và đính chính lại thông tin với mọi người - Khuyên bạn không nên đăng thông tin sai thật - Nếu bạn không gỡ bài, em sẽ nhờ đến sự can thiệp của bố mẹ, thầy cô. | 0,5 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm |
Câu 2 (2,0 điểm) | - Khẳng định: Việc làm của Tuấn không thể hiện đức tính tự lập. - Giải thích: Vì đây là sự tự ý, việc đi chơi xa và cho bạn mượn xe đạp không xin phép trước có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn, khiến bố mẹ lo lắng. - Nếu là lớp trưởng, em sẽ khuyên Tuấn: + Cần nhận thức, phân biệt được sự tự lập với sự tự ý. Tự lập không có nghĩa là tự ý quyết định tất cả mọi việc mà không cần xin phép ý kiến người lớn. + Xin lỗi bố mẹ và hứa lần sau không tái phạm (Tùy khả năng, HS có thể đưa ra nhiều lời khuyên khác nhau) | 0,5 điểm 0,5 điểm 1,0 điểm |
Câu 3 (1,0 điểm) | HS tự trình bày cách hiểu, quan điểm của mình về câu nói. (Gợi ý: Giải thích ý nghĩa câu nói, em đồng tình hay không đồng tình, vì sao?) | 1,0 điểm |
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN: CÔNG DÂN 6
NĂM HỌC: 2021-2022
CẤP ĐỘ Tên chủ đề | NHẬN BIẾT | THÔNG HIỂU | VẬN DỤNG
| VẬN DỤNG CAO | CỘNG | ||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||
Chủ đề 1: Tôn trọng sự thật Số câu: 3 Số điểm: 4,0 Tỉ lệ: 40% | Ý nghĩa của tôn trọng sự thật | Câu thành ngữ, tục ngữ thể hiện sự không tôn trọng sự thật | Sự thật là gì, ý nghĩa của tôn trọng sự thật | Xử lí tình huống khi bị đăng thông tin sai sự thật lên Facebook | |||||
Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: 0,5 Số điểm: 1,5 Tỉ lệ: 15% | Số câu: 0,5 Số điểm: 1,5 Tỉ lệ: 15% | ||||||
Chủ đề 2: Tự lập Số câu: 4 Số điểm: 4,0 Tỉ lệ: 40% | Biểu hiện của người tự lập | Ý kiến, quan điểm về đức tính tự lập | Việc làm thể hiện sự tự lập | Xử lí tình huống | |||||
Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: 1 Số điểm: 1,0 Tỉ lệ: 10% | Số câu:1 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: 1 Số điểm: 2,0 Tỉ lệ: 20% | ||||||
Chủ đề 3: Tự nhận thức bản thân Số câu: 3 Số điểm: 2,0 Tỉ lệ: 20% | Biểu hiên của sự tự nhận thức bản thân | Việc làm để phát huy khả năng tự nhận thức bản thân | Bày tỏ, quan điểm suy nghĩ về một câu nói, câu danh ngôn | ||||||
Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: 1 Số điểm: 1,0 Tỉ lệ:10% | |||||||
Tổng số câu: 10 Tổng số điểm: 10 Tỉ lệ: 100% | 3 1,5đ 15% | 2,5 3,0đ 30% | 3,5 4,5đ 45% | 1 1,0đ 10% | 10 10đ 100% |