Trắc nghiệm bài 6 KNTT: Hô hấp ở thực vật

Bộ câu hỏi trắc nghiệm sinh học 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 6: Hô hấp ở thực vật. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi

Xem: => Giáo án sinh học 11 kết nối tri thức

BÀI 6. HÔ HẤP Ở THỰC VẬT

  1. TRẮC NGHIỆM
  2. NHẬN BIẾT (12 câu)

Câu 1: Hô hấp ở thực vật là gì?

  1. Hô hấp là quá trình phân giải các chất hữu cơ đươn giản, phổ biến là Carbonhydrate thành các chất phức tạp, đồng thời tạo ra ATP và nhiệt năng.
  2. Hô hấp là quá trình phân giải các chất hữu cơ phức tạp, phổ biến là Carbonhydrate thành các chất đơn giản, đồng thời tạo ra ATP và nhiệt năng.
  3. Hô hấp là quá trình phân giải các chất hữu cơ phức tạp, phổ biến là Amino acid thành các chất đơn giản, đồng thời tạo ra ATP và nhiệt năng
  4. Hô hấp là quá trình phân giải các chất hữu cơ phức tạp, phổ biến là Carbonhydrate thành các chất đơn giản, đồng thời tạo ra NADPH và nhiệt năng

 

Câu 2: Hô hấp ở thực vật có những con đường nào?

  1. Hô hấp hiếu khí và hô hấp trung gian
  2. Hô hấp bán bảo toàn và hô hấp hoàn toàn
  3. Hô hấp kỵ khí và lên men
  4. Hô hấp hiếu khí và lên men

 

Câu 3: Nơi diễn ra sự hô hấp mạnh nhất ở thực vật là?

  1. Rễ
  2. Thân
  3. Cành

 

Câu 4: Giai đoạn đường phân diễn ra tại?

  1. Ti thể
  2. Màng tế bào
  3. Lục lạp
  4. Tế bào chất

 

Câu 5: Chu trình Krebs diễn ra trong?

  1. Tế bào chất
  2. Chất nền của ti thể
  3. Lục lạp
  4. Nhân tế bào

         

Câu 6: Con đường lên men gồm những giai đoạn nào?

  1. Đường phân và phosphorin hóa
  2. Đường phân và lên men
  3. Đường phân và methyl hóa
  4. Lên men và lactose hóa

 

Câu 7: Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp ở thực vật là?

  1. Nước
  2. Nhiệt độ
  3. Hàm lượng O2 và CO2
  4. Cả ba đáp án trên

 

Câu 8: Vai trò của hô hấp trong bảo quản nông sản là?

  1. Điều chỉnh hàm lượng CO2, O2 trong môi trường
  2. Điều chỉnh hàm lượng nước, nhiệt độ, thành phần không khí trong môi trường
  3. Điều chỉnh hàm lượng nước, nhiệt độ, áp suất
  4. Điều chỉnh hàm lượng nước, thành phần không khí trong môi trường, áp suất

 

Câu 9: Ở thực vật hình thức hô hấp nào là chủ yếu?

  1. Hô hấp bán bảo toàn
  2. Hô hấp bảo toàn
  3. Hô hấp kỵ khí
  4. Hô hấp hiếu khí

Câu 10: Phương trình cua rhoo hấp hiếu khí là?

  1. C6H12O6+ 6 O2→ 6 CO2 + 6 H2O + Q (nhiệt + ATP)
  2. C5H10O5+ 6 O2→ 6 CO2 + 6 H2O + Q (nhiệt + ATP)
  3. C12H22O11+ 6 O2→ 12CO2 + 6 H2O + Q (nhiệt + ATP)
  4. 2C2H4O2+ 6 O2→ 2CO2 + 4H2O + Q (nhiệt + ATP)

 

Câu 11: Trong phân giải hiếu khí, chuỗi truyền electron diễn ra ở đâu?

  1. Diễn ra mạnh trong các mô, cơ quan có các hoạt động sinh dưỡng mạnh như rễ, lá,…
  2. Diễn ra mạnh trong các mô, cơ quan có các hoạt động sinh lí mạnh như hạt đang nảy mầm, hoa đang nở…
  3. Diễn ra mạnh trong các mô mềm, mô xốp, mô dậu,….
  4. Cả 3 đáp án đều sai

 

Câu 12: Quá trình hô hấp tạo ra bao nhiêu ATP?

  1. 32
  2. 36
  3. 34
  4. 38

 

  1. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Giai đoạn đường phân xảy ra như thế nào trong hô hấp hiếu khí?

  1. Một phân tử Glucose sẽ phân giải thành 2 phân tử pyruvate và thu được 2 ATP và NADPH
  2. Một phân tử Glucose sẽ phân giải thành 2 phân tử pyruvate và thu được 2 ATP và NADH
  3. Một phân tử Glucose sẽ phân giải thành 2 phân tử pyruvate và thu được NAHD và NADH
  4. Một phân tử Glucose sẽ phân giải thành 1 phân tử pyruvate và thu được 2 ATP và NADH

 

Câu 2: Hai phân tử pyruvate được tạo ra từ quá trình đường phân chuyển vào chất nềm ti thể thì sẽ biến thành gì?

  1. 3 phân tử acetyl-CoA, 2 NADH, 1 CO2
  2. 1 phân tử acetyl-CoA, 2 NADH, 3 CO2
  3. 1 phân tử acetyl-CoA, 1 NADH, 1 CO2
  4. 2 phân tử acetyl-CoA, 2 NADH, 2 CO2

 

Câu 3: Sản phẩm cuối cùng của chu trình Krebs là?

  1. 2 CO2, 3 NADH, 1 FADH2, 1 ATP
  2. 2 CO2, 3 NADH, 1 FADH2, 2 ATP
  3. 2 CO2, 2 NADH, 2 FADH2, 1 ATP
  4. 2 CO2, 2 NADH, 1 FADH2, 2 ATP

 

Câu 4: Lên men trong điều kiện không có O2, pyruvate được tạo ra từ quá trình đường phân sẽ được thạo thành?

  1. Ethanol hoặc lactose
  2. Ethanol hoặc lactate
  3. Ethanol hoặc glucose
  4. Ethanol hoặc uric

Câu 5: Quá trình lên men tạo được mấy ATP?

  1. 1
  2. 4
  3. 2
  4. 3

 

Câu 6: Hai con đường hô hấp hiếu khí và lên men chung giai đoạn nào?

  1. Đường phân
  2. Methyl hóa
  3. Chu trình Krebs
  4. Oxy hóa pyruvate

 

Câu 7: Phản ứng của quá trình đường phân có thể viết như thế nào?

  1. Glucose + 3NAD+ + + 2Pi + 2ADP → 2Pyruvate + 3NADH + 2ATP + 2H+ + 2H2O + Q
  2. Glucose + 4NAD+ + + 2Pi + 2ADP → 2Pyruvate + 2NADH + 4ATP + 2H+ + 2H2O + Q
  3. Glucose + 2NAD+ + + 2Pi + 2ADP → 2Pyruvate + 2NADH + 2ATP + 2H+ + 2H2O + Q
  4. Glucose + 4NAD+ + + 2Pi + 2ADP → 2Pyruvate + 4NADH + 2ATP + 2H+ + 2H2O + Q

 

  1. VẬN DỤNG (7 câu)

Câu 1: Nhiệt độ tối thiểu cây bắt đầu hô hấp biến thiên trong khoảng?

  1. (0 oC) - (10 oC), tùy theo loại cây ở các vùng sinh thái khác nhau
  2. (-5oC) - (5 oC), tùy theo loại cây ở các vùng sinh thái khác nhau
  3. (5 oC) - (10 oC), tùy theo loại cây ở các vùng sinh thái khác nhau
  4. (10 oC) - (20 oC), tùy theo loại cây ở các vùng sinh thái khác nhau

 

Câu 2: Vì sao ở rễ là nơi diễn ra quá trình hô hấp hiếu khí mạnh mẽ nhất?

  1. Để tạo ra áp suất thẩm thấu nhỏ giúp lông hút lấy được ít nước và các chất khoáng hòa tan cung cấp cho các hoạt động nhỏ của cây
  2. Rễ là nơi thấp nhất, chôn sâu trong lòng đất
  3. Để tạo ra áp suất thẩm thấu lớn giúp lông hút lấy được nước và các chất khoáng hòa tan cung cấp cho các hoạt động sống của cây
  4. Để tạo ra áp suất thẩm thấu lớn giúp lông hút đấy các chất lên và kéo các chất về.

Câu 3: Phân giải kị khí (lên men) từ axit piruvic tạo ra?

  1. Rượu etylic hoặc axit lactic.
  2. Chỉ rượu etylic.
  3. Đồng thời rượu etylic và axit lactic
  4. Chỉ axit lactic

 

Câu 4: Dựa vào kiến thức về hô hấp, mối quan hệ giữa hô hấp và môi trường, hãy xem các ý dưới đây đâu là biện pháp bảo quản nông phẩm?

  1. Làm giảm lượng nước: phơi khô, sấy khô
  2. Làm giảm nhiệt độ: để nông sản nơi thoáng mát, bảo quản trong tủ lạnh, kho lạnh
  3. Tăng nồng độ CO2 gây ức chế hô hấp: bơm CO2 vào buồng, kho bảo quản
  4. CẢ 3 đáp án trên

 

Câu 5: Đâu là ví dụ về hô hấp kỵ khí (lên men) ở thực vật?

  1. Buổi tối cho cây vào 1 cái phòng kín, buổi sáng cho ra ngoài, cứ lặp lại như vậy
  2. Cây bị ngập úng → đất bị thiếu khí ôxi, rễ cây không thể phân giải hiếu khí nên không đủ cung cấp năng lượng cho quá trình sinh trưởng của rễ, các chất độc hại đối với tế bào lông hút tăng nên lông hút bị chết → cây mất cân bằng nước và cây bị chết.
  3. Cho cây ra nắng to, để cây mất hết nước, khi ấy quá trình hô hấp kỵ khí diễn ra mạnh
  4. Cho cây vào buồng lạnh và kín, ki đó nhiệt độ lạnh và kín của căn phòng làm cho không có không khí và ánh sáng làm cây sẽ hô hấp mạnh trong thời gian dài

 

Câu 6: Khi nói về mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp, phát biểu nào sau đây đúng?

  1. Sản phẩm của quang hợp là nguyên liệu của quá trình hô hấp
  2. Sản phẩm của hô hấp là nguyên liệu để tổng hợp C6H12O6
  3. Hô hấp và quang hợp là hai quá trình phụ thuộc vào nhau
  4. Cả ba đpá an trên đều đúng

 

Câu 7: Giải thích cơ sở khoa học của việc ngâm hạt giống vào nước và ủ hạt trước khi gieo trồng?

(1) Hạt phải được ngâm trong nước mới nảy mầm, vì nước vừa là chất vừa là chất tham gia trực tiếp vào các phản ứng hóa học trong hô hấp tế bào và thúc đẩy nhanh quá trình kích thích hạt nảy mầm.

(2) Sau khi ngâm ủ hạt, tức là đã cung cấp đủ nước và nhiệt độ, lúc này bên trong hạt xảy ra phản ứng hóa học, phản ứng này sinh ra các hoocmon kích thích sự phát triển của các tế bào trong chồi và rễ của chồi. Hormone là những yếu tố bên trong, bao gồm auxin, gibberellin và cytokinin. Để giúp hạt nhanh nảy mầm, người ta thường ngâm hạt trong dung dịch có các chất này để tăng tính kích thích của hạt.

(3) Ta phải ngâm hạt giống vào nước và ủ hạt trước khi gieo trồng vì khi đã đủ nước và nhiệt độ, bên trong hạt sẽ phản ứng hóa học, sinh ra hocmon kích thích sự phát triển của chồi và rễ.

Những câu nào đúng?

  1. (1), (2)
  2. (2), (3)
  3. (1), (2)
  4. (1), (2) và (3).

 

  1. VẬN DỤNG CAO (4 câu)

Câu 1: Hô hấp được xem là quá trình sinh lí trung tâm của cây xanh, có vai trò đặc biệt quan trọng trong các quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng. Vậy nó thể hiện như thế nào?

  1. – Thông qua quá trình hô hấp, năng lượng hóa học dưới dạng ATP được giải phóng từ các hợp chất hữu cơ và năng lượng ATP này được sử dụng cho các quá trình sống của cơ thể: quá trình trao đổi chất, quá trình hấp thụ và vận chuyển chủ động các chất, quá trình vận động sinh trưởng, quá trình phát quang sinh học… 1 phân tử glucôzơ khi hô hấp hiếu khí giải phóng 36 ATP. Như vậy hiệu suất sử dụng năng lượng trong thực vật có thế đạt 49% năng lượng có trong 1 phân tử glucôzơ (674 kcal/M).

– Trong các quá trình hô hấp, nhiều sản phẩm trung gian đã được hình thành và các sản phẩm trung gian này lại là đầu mối (nguyên liệu) của các quá trình tổng hợp nhiều chất khác trong cơ thể. Với vai trò này, hô hấp được xem như quá trình tổng hợp cả về năng lượng lẫn vật chất.

  1. – Thông qua quá trình hô hấp, năng lượng hóa học dưới dạng ATP được giải phóng từ các hợp chất hữu cơ và năng lượng ATP này được sử dụng cho các quá trình sống của cơ thể: quá trình trao đổi chất, quá trình hấp thụ và vận chuyển chủ động các chất, quá trình vận động sinh trưởng, quá trình phát quang sinh học… 1 phân tử glucôzơ khi hô hấp hiếu khí giải phóng 38 ATP. Như vậy hiệu suất sử dụng năng lượng trong thực vật có thế đạt 50% năng lượng có trong 1 phân tử glucôzơ (674 kcal/M).

– Trong các quá trình hô hấp, nhiều sản phẩm trung gian đã được hình thành và các sản phẩm trung gian này lại là đầu mối (nguyên liệu) của các quá trình tổng hợp nhiều chất khác trong cơ thể. Với vai trò này, hô hấp được xem như quá trình tổng hợp cả về năng lượng lẫn vật chất.

  1. – Thông qua quá trình hô hấp, năng lượng hóa học dưới dạng ATP được giải phóng từ các hợp chất hữu cơ và năng lượng ATP này được sử dụng cho các quá trình sống của cơ thể: quá trình trao đổi chất, quá trình hấp thụ và vận chuyển chủ động các chất, quá trình vận động sinh trưởng, quá trình phát quang sinh học… 2 phân tử fructose khi hô hấp hiếu khí giải phóng 36 ATP. Như vậy hiệu suất sử dụng năng lượng trong thực vật có thế đạt 50% năng lượng có trong 1 phân tử glucôzơ (674 kcal/M).

– Trong các quá trình hô hấp, nhiều sản phẩm trung gian đã được hình thành và các sản phẩm trung gian này lại là đầu mối (nguyên liệu) của các quá trình tổng hợp nhiều chất khác trong cơ thể. Với vai trò này, hô hấp được xem như quá trình tổng hợp cả về năng lượng lẫn vật chất.

  1. – Thông qua quá trình hô hấp, năng lượng hóa học dưới dạng ATP được giải phóng từ các hợp chất hữu cơ và năng lượng ATP này được sử dụng cho các quá trình sống của cơ thể: quá trình trao đổi chất, quá trình hấp thụ và vận chuyển chủ động các chất, quá trình vận động sinh trưởng, quá trình phát quang sinh học… 2 phân tử glucôzơ khi hô hấp hiếu khí giải phóng 38 ATP. Như vậy hiệu suất sử dụng năng lượng trong thực vật có thế đạt 48,5% năng lượng có trong 1 phân tử glucôzơ (674 kcal/M).

– Trong các quá trình hô hấp, nhiều sản phẩm trung gian đã được hình thành và các sản phẩm trung gian này lại là đầu mối (nguyên liệu) của các quá trình tổng hợp nhiều chất khác trong cơ thể. Với vai trò này, hô hấp được xem như quá trình tổng hợp cả về năng lượng lẫn vật chất.

 

Câu 2: Đâu là sự khác nhau chi tiết về quá trình hô hấp hiếu khí và lên men

  1. - Nếu có CO2: Hô hấp hiếu khí xảy ra ở ti thể theo chu trình Crep:

   Axit piruvic à CO2 + ATP + NADH + FADH2.

  • Nếu thiếu CO2: Phân giải kị khí (lên men) tạo ra rượu êtilic hoặc axit lactic:

Axit piruvic à rượu etylic + CO2 + năng lượng

Axit piruvic à axit lactic + năng lượng.

Như vậy, hai quá trình này khác nhau về điều kiện xảy ra (có hay không có CO2), nơi xảy ra, cơ chế, hiệu quả năng lượng và sản phẩm.

  1. - Nếu có O2: Hô hấp hiếu khí xảy ra ở ti thể theo chu trình Crep:

   Axit piruvic à O2 + ATP + NADH + FADH2.

  • Nếu thiếu O2: Phân giải kị khí (lên men) tạo ra rượu êtilic hoặc axit lactic:

Axit piruvic à rượu etylic + O2 + năng lượng

Axit piruvic à axit lactic + năng lượng.

Như vậy, hai quá trình này khác nhau về điều kiện xảy ra (có hay không có O2), nơi xảy ra, cơ chế, hiệu quả năng lượng và sản phẩm.

  1. - Nếu có O2: Hô hấp hiếu khí xảy ra ở ti thể theo chu trình Crep:

   Axit piruvic à CO2 + ATP + NADH + FADH2.

  • Nếu thiếu O2: Phân giải kị khí (lên men) tạo ra rượu êtilic hoặc axit lactic:

Axit piruvic à rượu etylic + CO2 + năng lượng

Axit piruvic à axit lactic + năng lượng.

Như vậy, hai quá trình này khác nhau về điều kiện xảy ra (có hay không có O2), nơi xảy ra, cơ chế, hiệu quả năng lượng và sản phẩm.

  1. - Nếu có CO2: Hô hấp hiếu khí xảy ra ở ti thể theo chu trình Crep:

   Axit piruvic à O2 + ATP + NADPH + FADH2.

  • Nếu thiếu CO2: Phân giải kị khí (lên men) tạo ra rượu êtilic hoặc axit lactic:

Axit piruvic à rượu etylic + O2 + năng lượng

Axit piruvic à axit lactic + năng lượng.

Như vậy, hai quá trình này khác nhau về điều kiện xảy ra (có hay không có CO2), nơi xảy ra, cơ chế, hiệu quả năng lượng và sản phẩm.

 

Câu 3: RQ là gì và ý nghĩa của nó?

  1. RQ (hệ số hô hấp) là tỉ số giữa số phân tử H2O thải ra và số phân tử CO2 lấy vào khi hô hấp. Ý nghĩa: Cho biết nguyên liệu đang hô hấp là nhóm chất gì qua đó có thể đánh giá được tình trạng hô hấp của cây. Dựa trên cơ sở của hệ số hô hấp, có thể đưa ra các biện pháp bảo quản nông sản và chăm sóc cây trồng phù hợp
  2. RQ (hệ số hô hấp) là tỉ số giữa số phân tử O2 thải ra và số phân tử H2O lấy vào khi hô hấp. Ý nghĩa: Cho biết nguyên liệu đang hô hấp là nhóm chất gì qua đó có thể đánh giá được tình trạng hô hấp của cây. Dựa trên cơ sở của hệ số hô hấp, có thể đưa ra các biện pháp bảo quản nông sản và chăm sóc cây trồng phù hợp
  3. RQ (hệ số hô hấp) là tỉ số giữa số phân tử O2 thải ra và số phân tử CO2 lấy vào khi hô hấp. Ý nghĩa: Cho biết nguyên liệu đang hô hấp là nhóm chất gì qua đó có thể đánh giá được tình trạng hô hấp của cây. Dựa trên cơ sở của hệ số hô hấp, có thể đưa ra các biện pháp bảo quản nông sản và chăm sóc cây trồng phù hợp
  4. RQ (hệ số hô hấp) là tỉ số giữa số phân tử CO2 thải ra và số phân tử O2 lấy vào khi hô hấp. Ý nghĩa: Cho biết nguyên liệu đang hô hấp là nhóm chất gì qua đó có thể đánh giá được tình trạng hô hấp của cây. Dựa trên cơ sở của hệ số hô hấp, có thể đưa ra các biện pháp bảo quản nông sản và chăm sóc cây trồng phù hợp.

 

Câu 4: Một phân tử Glucose có khoảng 674 kcal năng lượng bị oxi hóa hoàn toàn trong đường phân và chu trình Krebs chỉ tạo 4 ATP (khoảng 28 kcal). Phần năng lượng còn lại của Glucose dự trữ ở đâu?

  1. Trong NADH và FADH2; Trong các phân tử nước
  2. Mất dưới dạng nhiệt; Trong NADH và FADH2
  3. Trong NADH và FADH2; Trong phân tử CO2 được thải ra từ qua trình này
  4. Chỉ mất dưới dạng nhiệt

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay