Trắc nghiệm công dân 12 Bài 1: Pháp luật và đời sống
Bộ câu hỏi Trắc nghiệm công dân 12. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 1_Pháp luật và đời sống. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án Công dân 12 kì 1 soạn theo công văn 5512
BÀI 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG(42 câu)1. NHẬN BIẾT (14 câu)
1. NHẬN BIẾT (14 câu)
Câu 1: Hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước là khái niệm của
A. Pháp luật. B. Quy chế. C. Quy định. D.Pháp lệnh.
Câu 2: Chủ thể nào có trách nhiệm đảm bảo cho pháp luật được mọi người thi hành và tuân thủ trong thực tế?
A. Công dân. B. Xã hội. C. Tổ chức. D. Nhà nước.
Câu 3: Điền từ thích hợp vào chỗ ...
"Quy phạm pháp luật và quy phạm đạo đức có mối quan hệ ........ với nhau."
A. Gắn bó. B. Chặt chẽ. C. Khăng khít. D. Thân thiết.
Câu 4: Điền từ thích hợp vào chỗ ...
"Pháp luật là một ................ để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức."
A. Phương tiện cơ bản. B. Phương tiện đặc trưng.
C. Phương tiện phù hợp. D. Phương tiện đặc thù.
Câu 5: Điền từ thích hợp vào chỗ ...
"Pháp luật được coi là phương tiện để quản nhà nước quản lí xã hội ......"
A. Hiệu quả nhất. B. Hữu hiệu nhất. C. Đơn giản nhất. D. Phù hợp nhất.
Câu 6: Công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thông qua phương tiện nào?
A. Hiến pháp. B. Pháp luật.
C. Đạo đức. D. Chủ trương, chính sách.
Câu 7: Điền từ thích hợp vào chỗ ...
Pháp luật không chỉ quy định quyền của công dân trong cuộc sống mà còn quy định ........................... để công dân thực hiện quyền đó.
A. Phương pháp. B. Cách thức. C. Biện pháp. D. Trình tự.
Câu 8: Luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất là
A. Hiến pháp. B. Luật Hình sự. C. Luật Dân sự. D. Luật Hành chính.
Câu 9: Pháp luật được Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng
A. Ý chí của Nhà nước. B. Quyền lực Nhà nước.
C. Ý thức tự giác của công dân. D. Dư luận xã hội.
Câu 10: Pháp luật là một trong những phương tiện để nhà nước thực hiện vai trò nào dưới đây?
A. Quản lí công dân. B. Bảo vệ công dân.
C. Quản lí xã hội. D. Bảo vệ xã hội.
Câu 11: Pháp luật quy định về những việc được làm, việc phải làm và những việc nào dưới đây?
A. Không được làm B. Không nên làm.
C. Cần làm D. Sẽ làm.
Câu 12: Luật giao thông đường bộ quy định người đi xe mô tô phải đội mũ bảo hiểm. Quy định này thể hiện
A. tính chất chung của pháp luật.
B. tính quy phạm phổ biến của pháp luật.
C. tính phù hợp của pháp luật.
D. tính phổ biễn rộng rãi của pháp luật.
Câu 13: Tính quyền lực, bắt buộc chung là đặc điểm để phân biệt pháp luật với
A. đạo đức. B. kinh tế. C. chủ trương. D. đường lối.
Câu 14: Pháp luật là phương tiện để công dân
A. bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
B. bảo vệ mọi quyền lợi của mình.
C. bảo vệ quyền tự do tuyệt đối của mình.
D. bảo vệ mọi nhu cầu trong cuộc sống của mình.
2. THÔNG HIỂU (15 câu)
Câu 1: Nội dung nào dưới đây không phải là đặc trưng của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. Tính thuyết phục.
D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
Câu 2: Nội dung văn bản do cơ quan cấp dưới ban hành không được trái với nội dung văn bản do cơ quan cấp trên ban hành là đảm bảo đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
D. Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung.
Câu 3: Pháp luật mang bản chất của
A. Giai cấp cầm quyền. B. Giai cấp tiến bộ nhất. C. Mọi giai cấp. D. Dân tộc.
Câu 4: Pháp luật nước ta thể hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động trên lĩnh vực nào?
A. Lĩnh vực kinh tế B. Lĩnh vực chính trị
C. Lĩnh vực xã hội D. Tất cả mọi lĩnh vực
Câu 5: Đặc trưng làm nên giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật là
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
D. Tất cả đáp án trên.
Câu 6: Để phân biệt quy phạm pháp luật với quy phạm đạo đức, ta dựa vào đặc trưng nào?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
D. Tính giáo dục, thuyết phục.
Câu 7: Pháp luật ở bất kì xã hội nào đều mang
A. Bản chất giai cấp và bản chất xã hội. B. Bản chất giai cấp và bản chất thời đại.
C. Bản chất giai cấp và bản chất lịch sử. D. Bản chất giai cấp và bản chất dân tộc.
Câu 8: Pháp luật và đạo đức cùng hướng tới các giá trị cơ bản nhất là:
A. Công bằng, nghĩa vụ, lương tâm, danh dự.
B. Nghĩa vụ, lương tâm, danh dự, nhân phẩm.
C. Công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải.
D. Công bằng, trung thực, bình đẳng, bác ái.
Câu 9: Nội dung nào dưới đây không thể hiện vai trò của nhà nước trong quản lí xã hội bằng pháp luật?
A. Ban hành pháp luật trên quy mô toàn xã hội.
B. Tổ chức thực hiện pháp luật trên toàn xã hội.
C. Công bố công khai, kịp thời các văn bản pháp luật.
D. Tự giác tìm hiểu các quy định của pháp luật.
Câu 10: Văn bản nào sau đây không phải là văn bản quy phạm pháp luật?
A. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
B. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
C. Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
D. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã về thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2018.
Câu 11: Bộ luật Hình sự của nước ta hiện nay do cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền ban hành?
A. Chủ tịch nước. B. Thủ tướng Chính phủ.
C. Quốc hội. D. Chính phủ.
Câu 12: Pháp luật có tính quy phạm phổ biến, vì pháp luật được áp dụng
A. trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
B. trong một số lĩnh vực quan trọng.
C. đối với người vi phạm
D. đối với người sản xuất kinh doanh.
Câu 13: Pháp luật mang bản chất giai cấp, vì pháp luật do
A. nhân dân ban hành. B. Nhà nước ban hành.
C. chính quyền các cấp ban hành. D. các đoàn thể quần chúng ban hành.
Câu 14: Pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội là thể hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật ?
A. Bản chất giai cấp. B. Bản chất xã hội.
C. Bản chất tự nhiên. D. Bản chất nhân dân
Câu 15: Nội dung nào dưới đây không thể hiện bản chất xã hội của pháp luật ?
A. Pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.
B. Pháp luật phản ánh ý chí của giai cấp cầm quyền.
C. Pháp luật do các thành viên của xã hội thực hiện.
D. Pháp luật được ban hành vì sự phát triển của xã hội.
3. VẬN DỤNG (10 câu)
Câu 1: Do nhà quá nghèo, bố lại bệnh nặng, B đã lấy trộm xe máy của gia đình hàng xóm bán lấy tiền đưa bố đi chữa trị. Trong trường hợp này, hành động của B đã
A. Vi phạm pháp luật nhưng không vi phạm đạo đức.
B. Vi phạm pháp luật nhưng có thể được thông cảm và tha thứ.
C. Cho thấy pháp luật và đạo đức mâu thuẫn nhau.
D. Vừa vi phạm đạo đức, vừa vi phạm pháp luật.
Câu 2: Chị Y muốn chia tay anh H sau một thời gian yêu nhau do chị thấy anh H là người rất bạo lực, đã có mấy lần hành hung chị khi hai người cãi nhau. Anh H không đồng ý nên đã nhiều lần tìm đến nhà, dọa đánh và giết nếu chị dám chia tay và đến với người khác. Chị Y cần làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích của mình?
A. Kiên quyết chia tay và thuê người đánh trả lại anh H.
B. Im lặng chịu đựng, tiếp tục mối quan hệ với anh H.
C. Báo công an hỗ trợ giải quyết.
D. Nói chuyện với bố mẹ anh H để họ khuyên nhủ anh.
Câu 3: Anh B và chị Y yêu nhau nhưng bị gia đình hai bên ngăn cản vì cùng họ. Sau khi tìm hiểu pháp luật, thấy rằng quan hệ họ hàng giữa hai người đã ngoài phạm vi năm đời, không vi phạm quy định của pháp luật nên anh chị vẫn quyết định kết hôn. Trong trường hợp này, pháp luật là phương tiện để anh A và chị Y
A. Thách thức sự cấm đoán của hai gia đình.
B. Bác bỏ lí do cấm đoán của hai gia đình.
C. Thuyết phục hai bên gia đình đồng ý.
D. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Câu 4: Khoản 3 Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định “... cha mẹ không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội” là thể hiện mối quan hệ nào dưới đây?
A. Giữa gia đình với đạo đức. B. Giữa pháp luật với đạo đức.
C. Giữa đạo đức với xã hội. D. Giữa pháp luật với gia đình.
Câu 5: Chị Q có con nhỏ 10 tháng tuổi nên đôi khi phải xin phép nghỉ việc để chăm sóc con ốm. Vì thấy chị xin nghỉ việc nhiều nên Giám đốc Công ty đã ra quyết định điều chuyển chị sang vị trí công tác khác. Không đồng ý với quyết định của Giám đốc, chị đã làm đơn khiếu nại vầ quyết định không thực hiện. Trong trường hợp này, pháp luật đã thể hiện vai trò nào dưới đây với mỗi công dân?
A. Là cơ sở để công dân kiến nghị với cấp trên.
B. Là cơ sở hợp pháp để công dân đấu tranh bảo vệ tuyệt đối cho quyền lợi của mình.
C. Là cơ sở để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
D. Là phương tiện để công dân bảo vệ mọi yêu cầu của mình.
Câu 6: Trong những năm qua, di tích lịch sử - văn hóa ở một số nơi thường bị người dân xâm phạm. Trên cơ sở pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa và pháp luật hình sự, các cơ quan chức năng đã xử lý vi phạm hành chính với những người vi phạm. Trong những trường hợp này, pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa và pháp luật hình sự đã thể hiện vai trò nào dưới đây?
A. Là phương tiện để Nhà nước trừng trị kẻ phạm tội.
B. Là công cụ để nhân dân đấu tranh với người vi phạm.
C. Là phương tiện để nhà nước quản lý xã hội.
D. Là công cụ để hoạch định kế hoạch bảo vệ di sản văn hóa.
Câu 7: Công ty sản xuất nước nước mắm Y đang kinh doanh có hiệu quả thì bị báo X đăng tin không đúng sự thật rằng nước mắm của công ty Y có chứa chất gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Trên cơ sở quy định của pháp luật, công ty Y đã đề nghị báo X cải chính thông tin sai lệch này. Sự việc này cho thấy, pháp luật có vai trò như thế nào đối với công dân?
A. Pháp luật bảo vệ mọi quyền lợi của công dân.
B. Pháp luật luôn đứng về phía người sản xuất kinh doanh.
C. Pháp luật bảo vệ mọi nhu cầu của công dân.
D. Pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Câu 8: Theo quy định của pháp luật, anh K đã xin mở cửa hàng điện tử và đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trong trường hợp này, pháp luật đã thể hiện vai trò nào dưới đây đối với công dân?
A. Là phương tiện để công dân thực hiện sản xuất kinh doanh.
B. Là phương tiện để công dân thực hiện nghĩa vụ kinh doanh.
C. Là phương tiện để công dân thực hiện quyền của mình.
D. Là phương tiện để công dân hành xử theo pháp luật.
Câu 9: Trên cơ sở Luật Giáo dục, học sinh thực hiện quyền học tập phù hợp với khả năng và điều kiện của mình. Điều này thể hiện vai trò pháp luật là phương tiện để công dân
A. bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
B. thực hiện quyền của mình.
C. thực hiện nhu cầu của bản thân.
D. bảo vệ nhu cầu cuộc sống của công dân.
Câu 10: Năm 2010, Nhà nước ta đã ban hành Luật Bảo vệ duyền lợi người tiêu dùng để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, tránh sử dụng phải hàng giả, hàng kém chất lượng ảnh hưởng đến sức khỏe. Việc ban hành Luật này là thể hiện vai trờ nào dưới đây của pháp luật?
A. Là công cụ điều chỉnh hoạt động kinh tế.
B. Là công cụ điều hành hoạt động xã hội.
C. Là phương tiện để Nhà nước quản lý xã hội.
D. Là phương tiện trừng phạt người vi phạm.
4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)
Câu 1: Ông A cho ông X thuê căn nhà 5 tầng để ở và kinh doanh. Sau khi kết thúc hợp đồng, ông A đã nhiều lần đòi nhà nhưng ông X không chịu trả. Trong trường hợp này, ông A cần phải làm gì?
A. Thương lượng để gia hạn thời hạn thuê nhà cho ông X.
B. Thuê người cưỡng chế gia đình ông X phải chuyển đi.
C. Mời công an đến giải quyết.
D. Làm đơn kiện ông X lên Tòa án nhân dân để đòi nhà.
Câu 2: Xuất phát từ yêu cầu bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển, năm 2012 Quốc hội nước ta đã ban hành Luật Biển Việt Nam đã được áp dụng trong thực tiễn. Yêu cầu ban hành Luật Biển Việt Nam cho thấy pháp luật bắt nguồn từ
A. mục đích bảo vệ tổ quốc. B. lợi ích của cán bộ, chiến sĩ hải quân.
C. thực tiễn đời sống xã hội. D. kinh nghiệm của các nước trên biển Đông.
Câu 3: Trên cơ sở Luật Giáo dục, học sinh thực hiện quyền học tập phù hợp với khả năng và điều kiện của mình. Điều này thể hiện vai trò pháp luật là phương tiện để công dân
A. bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
B. thực hiện quyền của mình.
C. thực hiện nhu cầu của bản thân.
D. bảo vệ nhu cầu cuộc sống của công dân.