Đề thi cuối kì 2 công dân 7 kết nối tri thức (Đề số 4)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra công dân 7 kết nối tri thức giữa kì 2 đề số 4. Cấu trúc đề thi số 4 cuối kì 2 môn công dân 7 kết nối tri thức này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án giáo dục công dân 7 kết nối tri thức (bản word)
Chữ kí GT1: ........................... | |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2022 – 2023
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau: “…… là những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, mang tính phôt biến và gây hậu quả nghiêm trọng về mọi mặt đối với đời sống xã hội”.
A. Tệ nạn xã hội.
B. Xâm hại trẻ em.
C. Bạo hành trẻ em.
D. Ngược đãi động vật.
Câu 2. Hành vi nào sau đây không phải là tệ nạn xã hội?
A. Buôn bán ma túy.
B. Chặt phá cây rừng.
C. Đánh bài ăn tiền.
D. Nghiện rượu, bia.
Câu 3. Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm hành vi nào sau đây?
A. Tố giác tội phạm buôn bán ma túy.
B. Lôi kéo người khác tham gia bán dâm.
C. Tổ chức cho trẻ em vui chơi lành mạnh.
D. Buôn bán những mặt hàng đúng quy định.
Câu 4. Câu tục ngữ nào dưới đây phản ánh về tệ nạn xã hội mê tín dị đoan?
A. Cờ bạc là bác thằng bần.
B. Rượu cổ be, chè đáy ấm.
C. Bói ra ma quét nhà ra rác.
D. Ăn cắp quen tay/ Ngủ ngày quen mắt.
Câu 5. Ý kiến nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề tệ nạn xã hội?
A. Tệ nạn xã hội là những hành không mang tính phổ biến.
B. Phòng chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của mọi công dân.
C. Hành vi mại dâm chỉ vi phạm đạo đức, không vi phạm pháp luật.
D. Phòng chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của riêng cơ quan công an.
Câu 6. Em nên chọn cách ứng xử nào dưới đây khi được một người bạn rủ vào quán chơi điện tử ăn tiền?
A. Từ chối nhưng không ngăn bạn vì không liên quan gì đến mình.
B. Khuyên bạn không nên chơi vì đólà một hình thức đánh bạc.
C. Đồng ý và rủ thêm các bạn khác trong lớp cùng tham gia.
D. Đồng ý vào cùng bạn nhưng chỉ xem chứ không chơi.
Câu 7. Văn bản pháp luật nào sau đây thể hiện rõ nhất quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình?
A. Luật trẻ em (năm 2016).
B. Bộ luật Dân sự (năm 2015).
C. Bộ luật Hình sự (năm 2015).
D. Luật Hôn nhân và gia đình (năm 2014).
Câu 8. Mối quan hệ nào sau đây không thuộc phạm vi quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình?
A. Ông bà và con cháu
B. Cha mẹ với con cái
C. Giáo viên với học sinh.
D. Anh chị em với nhau.
Câu 9. Hành vi nào dưới đây thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của con đối với cha mẹ?
A. Chỉ chăm sóccha mẹ khi được hưởng tài sản thừa kế.
B. Kính trọng, yêu thương, chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ.
C. Mọi việc đều làm theo lời của cha mẹ bất kể đúng hay sai.
D. Chỉ cần tập trung vào việc học, không cần phụ giúp cha mẹ.
Câu 10. Mối quan hệ giữa anh em trong gia đình được đề cập đến trong câu tục ngữ nào sau đây?
A. Sảy cha còn chú, sẩy mẹ bú dì.
B. Con hơn cha là nhà có phúc.
C. Con có cha như nhà có nóc.
D. Anh em như thể chân tay.
Câu 11. Ý kiến nào dưới đâykhông đúng khi bàn về gia đình, quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình?
A. Cha mẹ có quyền phân biệt đối xử giữa con trai và con gái.
B. Con cháu có bổn phận yêu thương, kính trọng ông bà, cha mẹ.
C. Nếp sống gia đình có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ em.
D. Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn, nhân cách của mỗi người.
Câu 12. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:
Tình huống: M và em trai học cùng trường. Chủ nhật tuần sau, nhà trường tổ chức đi tham quan Vườn Quốc gia Cúc Phương. Hai chị em đều muốn tham gia nhưng bố chỉ cho M đi, còn em trai phải ở nhà vì còn nhỏ.
Câu hỏi: Nếu là M, em nên ứng xử như thế nào?
A. Tự lấy tiền tiết kiệm của mình rồi lén dẫn em đi thăm quan.
B. Giận dỗi bố, trốn trong phòng vì không cho mình đi chơi.
C. Hứa với bố sẽ săm sóc và bảo vệ em thật tốt để bố yên tâm.
D. Dù rất buồn nhưng không đăng kí tham gia thăm quan nữa.
Đọc các tình huống sau và cho biết: nhân vật nào thực hiện đúng, nhân vật nào thực hiện không đúng quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình? Giải thích vì sao?
Tình huống 1. B là học sinh lớp 7A. B rất thích học đàn, bạn đã được bố mua đàn và tìm thầy dạy. Bố khuyến khích B học đàn nhưng luôn nhắc nhở bạn không được lơ là việc học các môn văn hoáở trên lớp. Nghe theo lời khuyên của bố, B rất chăm chỉ học tập, bạn thường xuyên được cô giáo tuyên dương trước lớp.
Tình huống 2. Gia đình anh M và chị H hiếm muốn, kết hôn được gần 10 năm họ mới đón con đầu lòng (bạn C), do đó, C luôn được bố mẹ chiều chuộng, đáp ứng mọi yêu cầu. Dần dần, C hình thành thói quen ỷ lại, lười biếng, ham chơi, không nghe lời bố mẹ. Khi người thân nhắc nhở, C tỏ ra khó chịu, không nghe lời vì được bố mẹ bênh.
Câu 2. (2 điểm): Xử lí tình huống:
Tình huống. Xem quảng cáo trên mạng xã hội Facebook, cô T biết được ở một huyện miền núi phía Bắc có một ông thầy cúng có thể điều trị cắt cơn cho người nghiện ma tuý. Theo như quảng cáo thì ông thầy này đã giúp cho rất nhiều người hết nghiện ma tuý bằng việc cúng bái. Cô T phân vân không biết có nên đưa cậu con trai đang nghiện ma tuý đến để điều trị hay không.
Yêu cầu:
1/ Theo em, thầy cúng có thể chữa nghiện ma túy không?
2/ Em có lời khuyên gì cho cô T?
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2022 – 2023)
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 – KẾT NỐI TRI THỨC
TT | Mạch nội dung | Nội dung/chủ đề/bài | Mức độ đánh giá | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | |||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | |||
1 | Giáo dục pháp luật | Nội dung 1: Phòng chống tệ nạn xã hội | 3 câu (1,5đ) | 1 câu (0,5đ) | 1 câu (2,0đ) | 1 câu (0,5đ) | 1 câu (2,0đ) | 1 câu (0,5đ) | ||
Nội dung 2: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình | 3 câu (1,5đ) | 1 câu (0,5đ) | 1 câu (0,5đ) | 1 câu (0,5đ) | ||||||
Tổng câu | 6 (3,0đ) | 0 | 2 (1,0đ) | 1 (2,0đ) | 2 (1,0đ) | 1 (2,0đ) | 2 (1,0đ) | 0 | ||
Tỉ lệ % | 30% | 30% | 30% | 10% |