Trắc nghiệm Vật lí 9 Bài 60: Định luật bảo toàn năng lượng
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Vật lí 9. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 60: ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN NĂNG LƯỢNG. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án Vật lí 9 kì 1 soạn theo công văn 5512
CHƯƠNG IV: SỰ BẢO TOÀN VÀ CHUYỂN HÓANĂNG LƯỢNGBÀI 60: ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN NĂNG LƯỢNG
(27 câu)
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (8 câu)
BÀI 60: ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN NĂNG LƯỢNG
(27 câu)
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (8 câu)
Câu 1: Trong quá trình biến đổi thế năng thành động năng và ngược lại trong các hiện tượng tự nhiên. Cơ năng luôn luôn giảm, phần cơ năng hao hụt đi đã chuyển hóa thành:
- Nhiệt năng
- Hóa năng
- Quang năng
- Năng lượng hạt nhân
Câu 2: Trong động cơ điện, phần lớn điện năng chuyển hóa thành
- Điện năng
- Hóa năng
- Quang năng
- Cơ năng
Câu 3: Hiệu suất pin mặt trời là 10%. Điều này có nghĩa nếu pin nhận được
- điện năng là 100J thì sẽ tạo ra quang năng là 10J.
- năng lượng mặt trời là 100J thì sẽ tạo ra điện năng là 10J.
- điện năng là 10J thì sẽ tạo ra quang năng là 100J.
- năng lượng mặt trời là 10J thì sẽ tạo ra điện năng là 100J.
Câu 4: Nói hiệu suất động cơ điện là 97%. Điều này có nghĩa là 97% điện năng đã sử dụng được chuyển hóa thành
- cơ năng
- nhiệt năng
- cơ năng và nhiệt năng
- cơ năng và năng lượng khác
Câu 5: Nội dung nào sau đây thể hiện đầy đủ định luật bảo toàn năng lượng?
- Năng lượng không tự sinh ra mà chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác.
- Năng lượng không tự mất đi mà chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác.
- Muốn thu được một dạng năng lượng này thì phải tiêu hao nhiều dạng năng lượng khác.
- Cả A và B.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về định luật bảo toàn năng lượng?
- Năng lượng chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác.
- Năng lượng chỉ truyền từ vật này sang vật khác.
- Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác.
- Năng lượng có thể tự sinh ra hoặc tự mất đi và có thể biến đổi từ dạng này sang dạng khác.
Câu 7: Cơ năng, nhiệt năng:
- Chỉ có thể truyền từ vật này sang vật khác.
- Chỉ có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.
- Có thể truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.
- Cả A, B, C đều sai.
Câu 8: Khi dòng điện chạy qua nồi cơm điện thì
- tổng nhiệt năng, quang năng tỏa ra trên điện trở và nhiệt năng tỏa ra trên dây dẫn từ ổ cắm đến bếp điện bằng năng lượng do nguồn điện cung cấp.
- tổng nhiệt năng tỏa ra trên điện trở bằng năng lượng do nguồn điện cung cấp.
- tổng nhiệt năng và quang năng tỏa ra trên điện trở bằng tổng năng lượng do nguồn điện cung cấp.
- tổng quang năng tỏa ra trên điện trở bằng năng lượng do nguồn điện cung cấp.
2. THÔNG HIỂU (13 câu)
Câu 1: Trong các hiện tượng tự nhiên, thường có biến đổi giữa
- điện năng và thế năng
- thế năng và động năng
- quang năng và động năng
- hóa năng và điện năng
Câu 2: Chọn phát biểu đúng
- Trong động cơ điện, phần lớn điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng.
- Trong các máy phát điện, phần lớn cơ năng chuyển hóa thành hóa năng.
- Phần năng lượng hữu ích thu được cuối cùng bao giờ cũng lớn hơn phần năng lượng ban đầu cung cấp cho máy.
- Phần năng lượng hao hụt đi biến đổi thành dạng năng lượng khác.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về định luật bảo toàn năng lượng
- Năng lượng có thể tự sinh ra hoặc tự mất đi và chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác.
- Năng lượng không tự sinh ra và tự mất đi mà có thể truyền từ vật này sang vật khác.
- Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác.
- Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác.
Câu 4: Trong máy phát điện, điện năng thu được bao giờ cũng có giá trị nhỏ hơn cơ năng cung cấp cho máy. Vì sao?
- Vì một đơn vị điện năng lớn hơn một đơn vị cơ năng.
- Vì một phần cơ năng đã biến thành dạng năng lượng khác ngoài điện năng.
- Vì một phần cơ năng đã tự biến mất.
- Vì chất lượng điện năng cao hơn chất lượng cơ năng.
Câu 5: Trong các quá trình biến đổi từ động năng sang thế năng và ngược lại, điều gì luôn xảy ra với cơ năng?
- Luôn được bảo toàn
- Luôn tăng thêm
- Luôn bị hao hụt
- Khi thì tăng, khi thì giảm
Câu 6: Hiện tượng nào dưới đây không tuân theo định luật bảo toàn năng lượng:
- Bếp nguội đi khi tắt lửa.
- Xe dừng lại khi tắt máy.
- Bàn là nguội đi khi tắt điện.
- Không có hiện tượng nào.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về định luật bảo toàn năng lượng?
- Năng lượng chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác.
- Năng lượng chỉ truyền từ vật này sang vật khác.
- Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác.
- Năng lượng có thể tự sinh ra hoặc tự mất đi và có thể biến đổi từ dạng này sang dạng khác.
Câu 8: Vì sao không thể chế tạo được động cơ vĩnh cửu?
- Vì không đủ vật liệu để chế tạo.
- Vì không đủ khả năng để chế tạo.
- Vì việc chế tạo động cơ vĩnh cửu vi phạm định luật bảo toàn năng lượng.
- Vì việc chế tạo động cơ vĩnh cửu vi phạm luật pháp.
Câu 9: Tạo cho quả bóng bàn một thế năng bằng cách đưa nó lên độ cao h rồi buông nhẹ, quả bóng bàn nảy trên sàn nhà và đạt độ cao h’ < h. Thế năng ban đầu cung cấp cho quả bóng bàn lớn hơn thế năng cuối cùng mà quả bóng bàn thu được. Sự hao hụt thế năng này là do đâu?
- Do một phần động năng đã chuyển hóa thành nhiệt năng làm nóng quả bóng bàn và mặt sàn.
- Do thế năng có thể tự mất đi.
- Do thế năng đã biến thành động năng.
- Do thế năng là đại lượng không bảo toàn.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về định luật bảo toàn năng lượng?
- Năng lượng chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác.
- Năng lượng có thể tự sinh ra hoặc tự mất đi và có thể biến đổi từ dạng này sang dạng khác.
- Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác.
- Cả A và B.
Câu 11: Thả một quả bóng rơi từ một độ cao nhất định, khi chạm đất quả bóng nảy lên nhưng không lên đến độ cao ban đầu. Hãy cho biết câu giải thích của bạn nào dưới đây là đúng?
- Khanh: “Quả bóng không nảy lên đến độ cao cũ, vì một phần cơ năng đã chuyển hóa thành nhiệt năng”.
- Khoa: “Trong quá trình rơi và nảy lên, chỉ có động năng và thế năng của quả bóng chuyển hóa cho nhau, vì thế quả bóng không nảy lên đến độ cao cũ”.
- Loan: “Do lực hút của trái đất nên quả bóng không nảy lên đến độ cao cũ, nhưng định luật bảo toàn năng lượng vẫn đúng”.
- Thành : Qủa bóng không nảy lên đến độ cao cũ, vì tất cả cơ năng đã chuyển hóa thành nhiệt năng”.
Câu 12: Nói rằng “hiệu suất máy bơm nước là 85%”, điều này có nghĩa là 85% điện năng đã sử dụng được chuyển hóa thành
- cơ năng.
- nhiệt năng.
- cơ năng và nhiệt năng.
- cơ năng và nhiều loại năng lượng khác.
Câu 13: Kéo con lắc lệch khỏi vị trí cân bằng để quả cầu của con lắc ở vị trí A rồi buông tay cho con lắc dao động. Bỏ qua ma sát của không khí. Phát biểu nào sau đây không đúng?
- Con lắc chuyển động từ A về đến vị trí B động năng tăng dần, thế năng giảm dần.
- Con lắc chuyển động từ B đến C, thế năng tăng dần, động năng giảm dần.
- Cơ năng của con lắc ở vị trí C nhỏ hơn ở vị trí B.
- Thế năng của con lắc ở vị trí A bằng ở vị trí C.
3. VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1: Ngâm một dây điện trở vào một bình cách nhiệt đựng 4 lít nước. Cho dòng điện chạy qua dây này trong 30 phút, nhiệt độ nước trong bình tăng từ 25oC lên 85oC. Cho nhiệt dung riêng của nước là 4200J/ks.độ, bỏ qua mọi sự mất mát nhiệt. Phần điện năng mà dòng điện đã truyền cho nước có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau?
- 1008000kJ.
- 1008000J.
- 1008000W.
- 1008000J.s.
Câu 2: Cho dòng điện chạy qua dây điện trở được nhúng vào trong một bình cách nhiệt đựng 10 lít nước (nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K, bỏ qua sự mất mát nhiệt). Sau khi nước thu được nhiệt lượng là 3780kJ thì độ tăng nhiệt độ của nước là:
- Δt = 110 C.
- Δt = 1,10 C.
- Δt = 900 C.
- Δt = 0,90 C.
Câu 3: Một biếp điện có điện trở 100 Ω và dòng điện chạy qua bếp là 2,5A. Tính nhiệt lượng mà bếp tỏa ra trong 30s.
- Q = 18,75 kJ.
- Q = 18,75 J.
- Q = 187,5 J.
- Q = 1875 J.
Câu 4: Một ô tô đang chạy thì tắt máy đột ngột, xe chạy thêm một đoạn nữa rồi dừng hẳn. Định luật bảo toàn năng lượng trong trường hợp này có đúng không?
- Đúng, vì thế năng của xe luôn không đổi.
- Đúng, vì động năng của xe đã chuyển hóa thành dạng năng lượng khác do ma sát.
- Không đúng, vì động năng của xe giảm dần.
- Không đúng, vì khi tắt máy động năng của xe đã dần chuyển hóa thành thế năng.
Câu 5: Trong các máy móc làm biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác, năng lượng hữu ích thu được cuối cùng luôn ít hơn năng lượng ban đầu cung cấp cho máy. Điều đó có trái với định luật bảo toàn năng lượng không? Tại sao?
- Có. Vì năng lượng hữu ích thu được cuối cùng ít hơn năng lượng ban đầu.
- Có. Vì năng lượng ban đầu chuyển một phần thành năng lượng hữu ích và một phần chuyển thành các dạng năng lượng khác (nhiệt năng) nhưng năng lượng toàn phần luôn luôn được bảo toàn.
- Không. Vì năng lượng ban đầu chuyển một phần thành năng lượng hữu ích và một phần chuyển thành các dạng năng lượng khác (nhiệt năng) nhưng năng lượng toàn phần.
- Không. Vì năng lượng hữu ích thu được cuối cùng ít hơn năng lượng ban đầu.
4. VẬN DỤNG CAO (1 câu)
Câu 1: Một tấm pin mặt trời có diện tích 1m2 để ngoài nắng, nhận được công suất 0,6 kW từ ánh sáng mặt trời. Hiệu suất chuyển hóa từ quang năng sang điện năng của pin mặt trời là 10%. Hỏi cần diện tích tổng cộng của các tấm pin mặt trời là bao nhiêu để cung cấp điện cho một phòng học dùng 12 bóng đèn 40W, bốn quạt điện 75W, một máy tính 480W, một máy chiếu 300W?
- 26 m2
- 0,26 m2
- 260 m2
- 2,6 m2