Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 18 những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 – 1950)
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 12. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 18 những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 – 1950). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án Lịch sử 12 kì 1 soạn theo công văn 5512
BÀI 18: NHỮNG NĂM ĐẦU CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1946 – 1950)
(35 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp vào đêm nào?
- 18/12/1946.
- 19/12/1946.
- 20/12/1946.
- 21/12/1946.
Câu 2: Ở Việt Nam, tín hiệu kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp nổ ra đầu tiên ở đâu?
- Hà Nội.
- Hải Phòng.
- Nam Bộ.
- Lạng Sơn.
Câu 3: Cuộc chiến đấu chông Pháp ở đô thị của quân và dân Hà Nội diễn ra trong bao nhiêu ngày đêm?
- 40 ngày đêm.
- 50 ngày đêm.
- 60 ngày đêm.
- 70 ngày đêm.
Câu 4: Sau Cách mạng tháng Tám đến 1954 kẻ thù chính của nhân dân Việt Nam là ai?
- Pháp.
- Anh.
- Mĩ.
- Nhật Bản.
Câu 5: Căn cứ địa cách mạng của Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược lần thứ hai là ở đâu?
- Hà Nội.
- Đông Khê.
- Việt Bắc.
- Điện Biên Phủ.
Câu 6: Trận đánh tiêu biểu nhất của Việt Nam trên đường số 4 trong chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947 là gì?
- Thất Khê.
- Đông Khê.
- Đèo Bông Lau.
- Đoan Hùng.
Câu 7: Trận đánh tiêu biểu nhất của Việt Nam trên sông Lô trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 là trận nào?
- Đèo Bông Lau.
- Đoan Hùng, Khe Lau.
C.Thất Khê.
D.Đông Khê.
Câu 8: Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 Việt Nam loại khỏi vòng chiến đấu khoảng bao nhiêu tên địch?
- Hơn 5000 tên.
- Hơn 6000 tên.
- Hơn 7000 tên.
- Hơn 8000 tên.
Câu 9: Để chuẩn bị tấn công lên Việt Bắc lần thứ hai Pháp – Mĩ thực hiện kế hoạch nào?
- Kế hoạch Rơve.
- Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi
- Kế hoạch Nava.
- Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”.
Câu 10: Cụm cứ điểm nào được Việt Nam chọn làm nơi mở đầu cho chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950?
- Cao Bằng.
- Thất Khê.
- Đông Khê.
- Đình Lập.
II. THÔNG HIỂU (10 CÂU)
Câu 1: Tài liệu nào dưới đây lần đầu tiên khẳng định sự nhân nhượng của nhân dân Việt Nam đối với thực dân Pháp xâm lược đã đến giới hạn cuối cùng?
- “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Tổng Bí thư Trường Chinh.
- “Tuyên ngôn Độc lập” của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
- “Toàn dân kháng chiến” của Ban Thường vụTrung ương Đảng Cộng sản Đông Dương.
- “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Câu 2: Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng không được thể hiện trong văn kiện lịch sử nào dưới đây?
- Chỉ thị Toàn dân kháng chiến.
- Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi.
- Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
- Tác phẩm “vấn đề dân cày”.
Câu 3: Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ… là đoạn trích trong văn kiện nào ?
- Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng.
- Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổng Bí thư Trường Chinh.
- Chỉ thị sửa soạn khởi nghĩa của Tổng bộ Việt Minh.
Câu 4: Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược (19/12/1946) là do nguyên nhân nào?
- Việt Nam đã tranh thủ được sự ủng hộ của Liên Xô và một số nước khác.
- quá trình chuẩn bị lực lượng của Việt Nam cho cuộc kháng chiến đã hoàn tất.
- Pháp ráo riết chuẩn bị lực lượng để tiến hành xâm lược Việt Nam.
- Việt Nam không thể tiếp tục sử dụng biện pháp hòa bình với Pháp được nữa.
Câu 5: Âm mưu của Pháp trong cuộc tấn công quy mô lên Việt Bắc năm 1947 là gì?
- Mở rộng vùng chiếm đóng.
- Nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
- Giành lại thế chủ động trên chiến trường.
- Buộc Việt Nam ngồi vào bàn đàm phán Pa-ri.
Câu 6: Chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương khi Pháp tấn công lên Việt Bắc năm 1947 là gì?
- Tiêu diệt sinh lực địch.
- Mở rộng căn cứ địa Việt Bắc.
- Chiến tranh du kích, nhằm tiêu diệt sinh lực địch.
- Phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của Pháp.
Câu 7: Bất kì đàn ông, đàn bà, người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Đoạn trích trên trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến đã thể hiện rõ tư tưởng gì?
- Kháng chiến toàn diện.
- Trường kì kháng chiến.
- Kháng chiến toàn dân.
- Kháng chiến nhất định thắng lợi.
Câu 8: Nội dung nào sau đây không phải là âm mưu và hành động của Pháp – Mĩ trong kế hoạch Rơve?
- Tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4.
- Thiết lập hành lang Đông - Tây.
- Giành lại thế chủ động trên chiến trường Bắc Bộ.
- Chuẩn bị tấn công lên Việt Bắc lần thứ hai.
Câu 9: Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng Cộng sản Đông Dương (1945-1954) là gì?
- Toàn diện, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế.
- Trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế.
- Toàn dân, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế.
- Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế.
Câu 10: Thực chất của chính sách dùng người Việt đánh người Việt lấy chiến tranh nuôi chiến tranh của thực dân Pháp sau 1947 là gì?
- Tiến hành chiến tranh tổng lực.
- Chuyển sang chiến lược đánh lâu dài.
- Tiến hành chiến tranh xâm lược kiểu mới.
- Tiến hành chiến tranh đánh nhanh thắng nhanh.
III. VẬN DỤNG (10 CÂU)
Câu 1: So với chiến dịch Việt Bắc thu đông (1947), chiến dịch Biên giới thu đông (1950) có điểm khác biệt là gì?
- Có quy mô lớn đầu tiên do Việt Nam chủ động mở.
- Phối hợp giữa chiến trường chính với các chiến trường khác.
- Phòng thủ có quy mô của quân đội Việt Nam.
- Đánh vận động có quy mô lớn của quân đội Việt Nam.
Câu 2: Thắng lợi của quân dân Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 (từ tháng 12/1946 đến tháng 2/1947) có ý nghĩa gì?
- Làm thất bại ý chí xâm lược của thực dân Pháp.
- Làm phá sản kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp.
- Mở ra bước phát triển lớn trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Làm thất bại bước đầu kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp.
Câu 3: Trong kháng chiến chống Pháp, Đảng chủ trương vừa đánh vừa bồi dưỡng sức dân vừa đánh vừa chuyển hóa lực lượng giữa Việt Nam và địch, tận dụng chuyển biến của tình hình thế giới có lợi cho cho cuộc kháng chiến, giành thắng lợi từng bước,… Điều này chứng tỏ nội dung nào trong đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng Cộng sản Đông Dương?
- Toàn dân.
- Toàn diện.
- Trường kì.
- Tự lực cánh sinh.
Câu 4: Nước đầu tiên công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là nước nào?
- Liên Xô.
- Trung Quốc.
- Đông Đức.
- Nhật Bản.
Câu 5: Pháp đã chuyển sang chiến lược đánh lâu dài sau thất bại ở Việt Bắc năm 1947 chứng tỏ điều gì?
- Pháp đã mất thế chủ động chiến lược trên chiến trường Đông Dương.
- Pháp đã mất thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.
- Pháp đang lâm vào tình trạng lúng túng về chiến lược.
- Pháp đã chuyển sang thế phòng thủ chiến lược trên toàn Đông Dương.
Câu 6: Nội dung nào không phản ánh mục tiêu của Đảng khi mở chiến dịch Biên giới thu - đông 1950?
- Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch.
- Giam chân địch ở vùng rừng núi.
- Khai thông đường biên giới Việt-Trung.
- Mở rộng, củng cố căn cứ địa Việt Bắc.
Câu 7: Nguyên nhân chủ yếu để Đảng và chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chủ trương thực hiện đường lối đánh lâu dài trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1954) là gì?
- Do sự chênh lệch lớn về tương quan lực lượng giữa Việt Nam và Pháp.
- Để khoét sâu những mâu thuẫn trong kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp.
- Để tranh thủ thời gian để củng cố, phát triển lực lượng.
- Để huy động toàn dân tham gia kháng chiến.
Câu 8: Đâu không phải là lý do để đến năm 1950, Liên Xô mới công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam?
- Liên Xô đang bận giúp các nước Đông Âu hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân.
- Liên Xô đang tập trung cho kế hoạch 5 năm lần thứ tư (1945 - 1950).
- Việt Nam không phải là vùng ảnh hưởng của Liên Xô theo quy định của hội nghị Ianta.
- Liên Xô không muốn đối đầu trực tiếp với Mĩ ở khu vực châu Á.
Câu 9: Sự dính líu của Mĩ vào cuộc chiến tranh Đông Dương và việc Liên Xô cũng các nước xã hội chủ nghĩa công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có tác động như thế nào đến tính chất cuộc chiến tranh Đông Dương?
- Chiến tranh Đông Dương trở thành một vấn đề quốc tế, chịu tác động của cục diện 2 cực.
- Cuộc chiến tranh Đông Dương phát triển lên quy mô lớn.
- Chiến tranh Đông Dương trở nên khốc liệt hơn.
- Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn mới.
Câu 10: Bài học rút ra từ thắng lợi của chiến dịch Việt Bắc năm 1947 và Biên giới năm 1950 là gì?
- Đánh địch khi chúng còn mạnh.
- Tiêu hao sinh lực địch.
- Mở chiến dịch đánh ở các mặt trận.
- Chủ động mở chiến dịch khi có thời cơ thuận lợi.
IV. VẬN DỤNG CAO (05 CÂU)
Câu 1: Ý nghĩa lớn nhất của quân dân ta đạt được trong chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950 là gì?
- Đã tiêu diệt nhiều sinh lực địch.
- Khai thông biên giới Việt – Trung với biên giới 750km.
- Nối liền căn cứ địa Việt Bắc với đồng bằng liên khu III, IV.
- Ta đã giành quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ.
Câu 2: Nhận xét nào dưới đây là đúng khi nói về chủ trương phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (12/1946) của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh?
- Là một quyết định lịch sử, khẳng định Việt Nam không bao giờ khơi mào đối đầu về quân sự, việc tiến hành chiến tranh là bắt buộc.
- Là một quyết định đúng đắn đồng thời là lựa chọn duy nhất của Việt Nam.
- Là một quyết định sai lầm đẩy nhân dân vào cuộc chiến tranh hao người tốn của.
- Là một chủ trương đúng đắn nhưng chưa đáp ứng được phương châm ngoại giao của Việt Nam.
Câu 3: Lối đánh nào của quân dân ta thể hiện trong Chiến dịch Biên giới Thu – đông 1950?
- Công kiên, đánh điểm, diệt viện.
- Bám thắt lưng địch mà đánh.
- Đánh du kích.
- Đánh du kích, mai phục dài ngày.
Câu 4: Ai là Tổng chỉ huy quân đội Việt Nam trong chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947?
- Hồ Chí Minh.
- Hoàng Văn Thái.
- Võ Nguyên Giáp.
- Văn Tiến Dũng.
Câu 5: Khẩu hiệu nào được đặt ra trong chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950?
- “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng”.
- “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”.
- “Phải phá tan cuộc tấn công vào mùa đông của giặc Pháp”.
- “Tất cả cho chiến dịch được toàn thắng”.