Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Bài 2: Các phương châm hội thoại (tiếp theo)
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn 9. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 2 tv: Các phương châm hội thoại (tiếp theo). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án Ngữ văn 9 kì 1 soạn theo công văn 5512
BÀI 2TIẾNG VIỆT: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI (tiếp theo)
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (14 câu)
Câu 1: Trong giao tiếp, lời nói thiếu tế nhị và không tôn trọng người khác là vi phạm phương châm hội thoại nào?
- Phương châm quan hệ.
- Phương châm về chất.
- Phương châm về lượng.
- Phương châm lịch sự
Câu 2: Để không vi phạm các phương châm hội thoại, cần làm gì?
- Nắm được đặc điểm của tình huống giao tiếp
- Hiểu được nội dung mình định nói gì
- Biết im lặng khi cần thiết
- Phối hợp nhiều cách nói khác nhau
Câu 3: Câu "Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề" là định nghĩa cho phương châm hội thoại nào dưới đây?
- Phương châm về lượng.
- Phương châm về chất.
- Phương châm quan hệ.
- Phương châm lịch sự.
Câu 4: Cách nói nào sau đây đảm bảo phương châm lịch sự trong hội thoại?
- Nói tế nhị, tôn trọng người đối thoại.
- Nói ngắn gọn, rành mạch, tránh mơ hồ.
- Nói đúng chủ đề, không nói lạc đề.
- Nói những điều mình tin là đúng và có chứng cứ xác thực.
Câu 5: Trong giao tiếp, nói lạc đề là vi phạm phương châm hội thoại nào?
- Phương châm về lượng
- Phương châm quan hệ
- Phương châm cách thức
- Phương châm về chất
Câu 6: Nói lan man, dây cà ra dây muống là vi phạm phương châm hội thoại nào?
- Phương châm về chất
- Phương châm về lượng
- Phương châm quan hệ
- Phương châm cách thức
Câu 7: “Nói giảm nói tránh” là phép tu từ liên quan đến phương châm hội thoại nào?
- Phương châm về chất
- Phương châm về lượng
- Phương châm lịch sự
- Phương châm quan hệ
Câu 8: Câu tục ngữ sau phù hợp với phương châm hội thoại nào trong giao tiếp?
“Biết thì thưa thớt/ Không biết thì dựa cột mà nghe.”
- Phương châm quan hệ
- Phương châm về chất
- Phương châm cách thức
- Phương châm về lượng
Câu 9: Nhận định nào không phải nguyên nhân của các trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại?
- Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp
- Người nói phải ưu tiên một phương châm hội thoại, hoặc một yêu cầu khác cao hơn
- Người nói muốn gây một sự chú ý để người nghe hiểu câu nói đó theo một hàm ý nào đó
- Người nói nắm được các đặc điểm của tình huống giao tiếp
Câu 10: Câu tục ngữ sau phù hợp với phương châm hội thoại nào?
"Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau"
- Phương châm cách thức.
- Phương châm lịch sự.
- Phương châm quan hệ.
- Phương châm về lượng.
Câu 11: Với người nghe, lời rào đón là gì?
- Là tín hiệu cho người nghe biết người nói chỉ vô tình vi phạm một phương châm hội thoại nào đó
- Là tín hiệu giúp người nghe điều chỉnh sự hồi đáp của mình, hướng cuộc hội thoại theo hướng thích hợp
- Là tín hiệu cho người nghe biết người nói đã cố ý vi phạm một phương châm hội thoại nào đó
- Là lời nói mơ hồ, không rõ nghĩa, gây khó hiểu
Câu 12: Điểm khác nhau giữa các phương châm hội thoại và quy tắc ngữ pháp là:
- Các phương châm hội thoại có tính bắt buộc
- Các phương châm hội thoại có số lượng nhiều hơn
- Các phương châm hội thoại không có tính bắt buộc
Câu 13: Việc không tuân thủ các phương châm hội thoại bắt nguồn từ từ những nguyên nhân nào?
- Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn
- Người nói muốn gây sự chú ý, hướng người nghe hiểu theo một hàm ý nào đó
- Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hoá giao tiếp
- Cả 3 nguyên nhân trên
Câu 14: Trong giao tiếp, phương châm hội thoại nào dễ bị vi phạm?
A Phương châm cách thức
- Phương châm về chất
- Phương châm lịch sự
- Tất cả các phương châm
2. THÔNG HIỂU (11 câu)
Câu 1: Phương châm quan hệ nào được thể hiện trong đoạn trích sau:
- Về đến nhà, A Phủ lẳng vai ném nửa con bò xuống gốc đào trước cửa. Pá Tra bước ra hỏi:
- Mất mấy con bò?
A Phủ trả lời tự nhiên:
- Tôi về lấy súng, thế nào cũng bắn được. Con hổ này to lắm.
- Phương châm quan hệ
- Phương châm cách thức
- Phương châm về chất
- Phương châm về lượng
Câu 2: Hai câu tục ngữ, ca dao sau phù hợp với phương châm hội thoại nào trong giao tiếp?
- Hoa thơm ai nỡ bỏ rơi
Người khôn ai nơ nặng lời làm chi
- Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.
- Phương châm quan hệ
- Phương châm cách thức
- Phương châm lịch sự
- Phương châm về chất
Câu 3: Câu nói "Ngựa là loài thú bốn chân" thừa từ hoặc cụm từ nào?
- Loài thú
- Bốn chân
- Loài thú bốn chân
- Ngựa
Câu 4: “Khi giao tiếp đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực” là khái niệm:
- Phương châm về lượng.
- Phương châm về chất.
- Phương châm quan hệ
- Phương châm cách thức
Câu 5: Câu văn sau vi phạm phương châm nào?
“Ba chụp ảnh cho mình bằng máy ảnh”
- Phương châm về lượng.
- Phương châm về chất.
C Phương châm cách thức
- Không vi phạm hai phương châm trên.
Câu 6: Thành ngữ “Ăn đơm nói đặt” nghĩa là:
- Nói không có bằng chứng.
- Vu khống, bịa đặt.
- Nói ba hoa, khoác lác.
- Đặt điều, lắm lời.
Câu 7: Phương châm về lượng là gì?
- Khi giao tiếp cần nói đúng sự thật
- Khi giao tiếp không được nói vòng vo, tối nghĩa
- Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung, nội dung phải đáp ứng yêu cầu của cuộc giao tiếp
- Khi giao tiếp không nói những điều mình không tin là đúng
Câu 8: Câu thành ngữ “nói nhăng nói cuội” phản ánh phương châm hội thoại nào?
- Phương châm cách thức
- Phương châm quan hệ
- Phương châm về lượng
- Phương châm về chất
Câu 9: Câu thành ngữ “ăn ốc nói mò” có nghĩa là gì
- Nói đúng sự thật
- Nói vu khống, bịa đặt về người khác
- Nói không có căn cứ, không chính xác
- Nói ngoa, nói dối về người khác
Câu 10: Câu nói “Cô ấy nhìn tôi chằm chằm bằng đôi mắt” vi phạm phương châm nào?
- Phương châm lịch sự
- Phương châm quan hệ
- Phương châm cách thức
- Phương châm về lượng
Câu 11: Câu nói "Bố mẹ mình đều là giáo viên dạy học" vi phạm phương châm nào?
- Phương châm về lượng.
- Phương châm về chất.
- Phương châm quan hệ
- Phương châm cách thức
3. VẬN DỤNG (8 câu)
Câu 1: Cho đoạn trích sau:
"Thấy lão năn nỉ, tôi đành nhận vậy. Lúc lão ra về, tôi còn hỏi:
- Có đồng nào, cụ nhặt nhạnh đưa cho tôi cả thì cụ lấy gì mà ăn?
Lão cười nhạt bảo:
- Được ạ! Tôi đã liệu đâu vào đấy... Thế nào rồi cũng xong."
(Lão Hạc, Nam Cao)
Câu in đậm trong đoạn trích trên đã vi phạm phương châm hội thoại nào?
- Phương châm quan hệ.
- Phương châm về chất.
- Phương châm về lượng.
- Phương châm cách thức.
Câu 2: Xem đoạn hội thoại ở câu 1 phần Vận dụng. Câu thành ngữ nào dưới đây chỉ về cách nói của lão Hạc trong câu "Thế nào rồi cũng xong."?
- Điều nặng tiếng nhẹ
- Nói úp úp mở mở
- Đánh trống lảng
- Nói hươu nói vượn
Câu 3: Các nhân vật trong truyện cười sau đã không tuân thủ phương châm hội thoại nào?
Có hai anh bạn gặp nhau, một anh nói:
- Mắt tớ không ai bằng! Kìa! Một con kiến đang bò ở cành cây trên đỉnh núi phía trước mặt, tớ trông rõ mồn một đến cả từ sợi râu cho đến bước chân của nó.
Anh kia nói:
- Thế cũng chưa tinh bằng tớ, tớ còn nghe thấy sợi râu nó ngoáy trong không khí kêu vù vù và chân nó bước kêu sột soạt.
- Phương châm cách thức
- Phương châm về lượng
- Phương châm về chất
- Phương châm quan hệ
Câu 4: Đọc truyện cười sau:
Thấy cậu con trai đang học bài "Sự tích bánh chưng, bánh giầy" bố bèn hỏi
- Con trai, con có biết bánh chưng có từ bao giờ không?
- Tính theo mùa thì có từ giáp Tết, tính theo hàng thì có tại hàng quà lúc 5h ạ!
Nhận xét nhân vật đã vi phạm phương châm hội thoại nào?
- Vi phạm phương châm cách thức
- Vi phạm phương châm lịch sự
- Vi phạm phương châm về lượng
- Vi phạm phương châm quan hệ
Câu 5: Một người khi nói ra một câu thì ...
- Chỉ cần tuân thủ các quy tắc ngữ pháp mà không cần tuân thủ các phương châm hội thoại
- Luôn luôn phải tuân thủ các phương châm hội thoại trong bất cứ tình huống giao tiếp nào
- Có thể tuân thủ phương châm hội thoại trong tình huống giao tiếp này nhưng lại không tuân thủ phương châm hội thoại trong một tình huống giao tiếp khác
- Không cần tuân thủ theo các phương châm hội thoại
Câu 6: Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, đoạn kể về Thúy Kiều bị đưa vào lầu xanh, Từ Hải - một bậc anh hùng cái thế - gặp Kiều nơi này, song vẫn tâm sự:
"Thiếp danh đưa đến lầu hồng"
Theo em, Từ Hải có vi phạm phương châm hội thoại nào không?
- Phương châm về chất
- Phương châm lịch sự
- Phương châm cách thức
- Phương châm về lượng
Câu 7: Đọc văn bản sau và cho biết phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ?
Một ông trọc phú đang tiếp những khách sang. Bỗng có một người đầy tớ cầm cái giấy vào thưa rằng:
- Thưa ông, có người nhà cụ Chánh đưa thư này và đang đợi ông trả lời.
Ông trọc phú vốn dốt đặc, nhưng trước mặt các quý khách không lẽ nhờ người đọc hộ, mới giả vờ mở giấy ra đọc, rồi trả lời rằng:
- Bảo nó cứ về đi, rồi chốc nữa tao sang.
Nhưng tên người nhà cụ Chánh đã bước vào, gãi đầu gãi tai thưa rằng:
- Thưa cụ, ông chủ con sai con sang mượn cụ con ngựa kia ạ.
- Phương châm về chất
- Phương châm lịch sự
- Phương châm cách thức
- Phương châm về lượng
Câu 8: Đọc truyện cười sau và trả lời câu hỏi:
Một anh học trò gặp một nhà sư dọc đường, anh thân mật hỏi thăm:
- A Di Đà Phật! Sư ông vẫn khỏe chứ? Được mấy cháu rồi?
Sư đáp:
- Đã tu hành thì làm gì có vợ mà hỏi mấy con.
- Thế sư ông già có chết không?
- Ai già lại chẳng chết!
- Thế sau này lấy đâu ra sư con?
Truyện cười trên vi phạm phương châm nào?
- Phương châm về chất
- Phương châm về lượng
- Phương châm quan hệ
- Phương châm cách thức
4. VẬN DỤNG CAO (5 câu)
Câu 1: Hãy giải thích câu tục ngữ:
Kim vàng ai nỡ uốn câu,
Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời
- Người khôn không nên dùng kim vàng để uốn lười câu, mọi người nên học tập điều đó bằng cách không nói nặng lời với nhau
- “Kim vàng” ở đây tương ứng với “người khôn”. “Uốn câu” tương ứng với “nói nặng lời với nhau”, ý là đó là những việc vô ích, không nên.
- Người khôn không nên nói nhau nặng lời giống như kim vàng được uốn thành lưỡi câu.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Câu ca dao, tục ngữ nào sau đây không khuyên ta trong giao tiếp nên dùng những lời lẽ lịch sự, nhã nhặn?
- Chim khôn kêu tiếng rảnh rang / Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.
- Vàng thì thử lửa thử than / Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời.
- Chẳng được miếng thịt miếng xôi / Cũng được lời nói cho nguôi tấm lòng
- Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng / Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
Câu 3: Câu nào sau đây không đúng?
- Nói dịu nhẹ như khen, nhưng thật ra là mỉa mai, chê trách là nói mát.
- Nói trước lời mà người khác chưa kịp nói là nói bóng nói gió
- Nói nhằm châm chọc điều không hay của người khác một cách cố ý là nói móc. D. Nói chen vào chuyện của người trên khi không được hỏi đến là nói leo.
Câu 4: Vì sao người nói đôi khi phải dùng cách diễn đạt “nhân tiện đây xin hỏi”?
- Khi người nói chuẩn bị hỏi về một vấn đề không đúng vào đề tài mà hai người đang trao đổi, tránh để người nghe hiểu là mình không tuân thủ phương châm quan hệ, người nói dùng cách diễn đạt trên.
- Trong giao tiếp, đôi khi vì một lí do nào đó, người nói phải nói một điều mà người đó nghĩ là sẽ làm tổn thương thể diện của người đối thoại. Để giảm nhẹ ảnh hưởng, tức là xuất phát từ việc chú ý tuân thủ phương châm lịch sự, người nói dùng cách diễn đạt trên.
- Cách nói này báo hiệu cho người đối thoại biết là người đó đã không tuân thủ phương châm lịch sự và phải chấm dứt sự không tuân thủ đó.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 5: Thành ngữ nào sau đây liên quan đến phương châm cách thức?
- Nói như dùi đục chấm mắm cáy
- Mồm loa mép giải
- Nói băm nói bổ
- Nửa úp nửa mở