Trắc nghiệm công nghệ 12 Bài 9: Thiết kế mạch điện tử đơn giản

Bộ câu hỏi trắc nghiệm công nghệ 12. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 9: Thiết kế mạch điện tử đơn giản. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án Công nghệ 12 kì 1 soạn theo công văn 5512

BÀI 9: THIẾT KẾ MẠCH ĐIỆN TỬ ĐƠN GIẢN

(25 câu)

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Thiết kế mạch điện tử đơn giản cần thực hiện theo mấy nguyên tắc?

A. 1 nguyên tắc.

B. 3 nguyên tắc.

C. 5 nguyên tắc.

D. 7 nguyên tắc.

Câu 2: Thiết kế mạch điện tử gồm mấy bước?

A. 1 bước.

B. 2 bước.

C. 3 bước.

D. 4 bước.

Câu 3: Có bao nhiêu cách chỉnh lưu dòng điện xoay chiều thành dòng một chiều?

A. 1 cách.      

B. 2 cách.

C. 3 cách.   

D. 4 cách.

Câu 4: Trong công thức tính điện áp ra của biến áp khi không tải, ∆UĐ là kí hiệu của độ sụt áp trên mấy điôt?

A. 1 điôt

B. 2 điôt

C. 3 điôt

D. 4 điôt

Câu 5: Mạch lắp ráp phải đảm bảo mấy nguyên tắc?

A. 1 nguyên tắc.

B. 3 nguyên tắc.

C. 5 nguyên tắc.

D. 7 nguyên tắc.

Câu 6: Hiện nay, người ta thiết kế các mạch điện tử bằng cách nào?

A. Vẽ thủ công.

B. Điều khiển rô-bốt vẽ.

C. Vẽ bằng các phần mềm thiết kế chuyên dụng.

D. Mua các bản thiết kế từ nước ngoài.

Câu 7: Khi thiết kế mạch nguồn điện một chiều, bước nào là quan trọng nhất.

A. Thiết kế bản vẽ.

B. Chọn sơ đồ chỉnh lưu.

C. Lắp ráp các mạch.

D. Bán trên thị trường.

Câu 8: Người ta thường chọn sơ đồ mạch nào?

A. Sơ đồ mạch chỉnh lưu nửa chu kì.

B. Sơ đồ mạch chỉnh lưu hai nửa chu kì.

C. Sơ đồ mạch chỉnh lưu cầu.

D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 9: Đâu là công thức của hệ số khuếch đại điện áp?

A. Kđ =

B. Kđ =

C. Kđ =

D. Kđ =

Câu 10: Đâu không phải yêu cầu thiết kế của mạch nguồn điện một chiều.

A. Điện áp vào 220V, 50 Hz.

B. Điện áp ra một chiều 12V.

C. Dòng điện tải 1A.

D. Điện áp vào 110V, 50 Hz.

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: Yếu tố nào sau đây thuộc nguyên tắc thiết kế mạch điện tử:

A. Bám sát và đáp ứng yêu cầu thiết kế.

B. Mạch thiết kế đơn giản, tin cậy.

C. Thuận tiện khi lắp đặt, vận hành, sửa chữa.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 2: Khi thiết kế mạch nguyên lí, phải:

A. Tìm hiểu yêu cầu mạch thiết kế.

B. Đưa ra phương án

C. Chọn phương án hợp lí nhất

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 3: Trong thiết kế mạch nguồn một chiều, người ta thường chọn mạch chỉnh lưu:

A. Mạch chỉnh lưu dùng 1 điôt.

B. Mạch chỉnh lưu dùng 2 điôt.

C. Mạch chỉnh lưu cầu.

D. Mạch chỉnh lưu bất kì.

Câu 4: Đâu không phải nguyên tắc cần đảm bảo của mạch lắp ráp.

A. Chọn phương án hợp lí nhất.

B. Vẽ đường dây dẫn điện để nối các linh kiện theo sơ đồ nguyên lí.

C. Linh kiện bố trí khoa học và hợp lí.

D. Dây dẫn không chồng chéo và ngắn nhất.

Câu 5: Yếu tố nào sau đây không thuộc nguyên tắc thiết kế mạch điện tử:

A. Hoạt động ổn định và chính xác.

B. Linh kiện có sẵn trên thị trường.

C. Mạch thiết kế phức tạp.

D. Mạch thiết kế đơn giản, tin cậy.

Câu 6: Nguồn điện một chiều cung cấp cho các thiết bị điện tử lấy từ:

A. Pin.

B. Acquy.

C. Chỉnh lưu đổi điện xoay chiều thành một chiều.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 7: Khi thiết kế mạch nguồn một chiều, việc gì là quan trọng nhất?

A. Lựa chọn mạch lọc.

B. Lựa chọn điôt.

C. Lựa chọn sơ đồ chỉnh lưu.

D. Lựa chọn tụ điện.

Câu 8: Đâu không phải phát biểu đúng: Khi thiết kế mạch nguyên lí, phải:

A. Tìm hiểu yêu cầu mạch thiết kế.

B. Đưa ra phương án thực hiện

C. Bố trí các linh kiện trên bảng mạch điện một cách khoa học và hợp lí.

D. Tính toán, chọn các linh kiện hợp lí.

Câu 9: Yếu tố nào sau đây không thuộc nguyên tắc thiết kế mạch điện tử:

A. Bám sát và đáp ứng yêu cầu thiết kế.

B. Mạch thiết kế đơn giản, tin cậy.

C. Thuận tiện khi lắp đặt, vận hành, sửa chữa.

D. Tính toán, chọn các linh kiện hợp lí.

Câu 10: Để lọc tốt tụ điện thì cần phải:

A. Có điện dung càng lớn càng tốt và chịu được điện áp U2 .

B. Có điện dung càng nhỏ càng tốt và chịu được điện áp U2 .

C. Có điện dung càng lớn càng tốt và chịu được điện áp U2 .

D. Có điện dung càng nhỏ càng tốt và chịu được điện áp U2 .

3. VẬN DỤNG

Câu 1: Tại sao thiết kế mạch điện tử cần đảm bảo nguyên tắc “Linh kiện có sẵn trên thị trường”?

A. Vì thị trường có nhiều loại bán tràn lan nên không sợ thiếu.

B. Vì thị trường có những loại đặc thù phù hợp để thiết kế mạch điện tử.

C. Vì không có sẵn thì phải đi tìm đặt mua ở nước ngoài với giá cả rất cao.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 2: Tại sao trong thiết kế mạch nguồn một chiều, người ta thường chọn mạch chỉnh lưu cầu?

A. Độ gợn sóng nhỏ, tần số gợn sóng 100 Hz, dễ lọc.

B. Điôt không cần phải có điện áp ngược gấp đôi biên độ điện áp làm việc.

C. Biến áp nguồn không có yêu cầu đặc biệt.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 3: Tại sao phải chọn tụ có điện dung càng lớn càng tốt để thiết kế mạch điện tử?

A. Vì điện dung của tụ càng lớn thì tần số cộng hưởng càng thấp và dải tần số trong đó tụ có thể bù dòng điện một cách hiệu quả.

B. Vì điện dung của tụ càng lớn thì tần số cộng hưởng càng cao và dải tần số trong đó tụ có thể bù dòng điện một cách hiệu quả.

C. Vì điện dung của tụ càng lớn thì dải tần số trong đó tụ có thể bù dòng điện một cách hiệu quả.

D. Cả A, B, C đều đúng.

4. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Đâu là ứng dụng thiết kế mạch điện tử trong các ứng dụng dưới đây?

A. Ứng dụng Instagram.

B. Ứng dụng Autocad Electrical.

C. Ứng dụng Google Powerpoint.

D. Ứng dụng Adobe Photoshop.

Câu 2: Tại sao mạch chỉnh lưu hai nửa chu kì có chất lượng điện áp tốt nhưng ít được sử dụng trên thị trường.?

A. Vì biến áp có trung tính ít có sẵn trên thị trường và điện áp ngược trên điốt lớn

B. Vì chất lượng điện áp kém.

C. Vì các linh kiện không có sẵn trên thị trường.

D. Vì sơ đồ mạch phức tạp nên khó ứng dụng.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm công nghệ 12 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay