Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam 1954 - 1965
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 9. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam 1954 - 1965. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án Lịch sử 9 kì 1 soạn theo công văn 5512
BÀI 28: XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC, ĐẤU TRANH CHỐNG ĐẾ QUỐC MĨ VÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN Ở MIỀN NAM (1954-1965)(40 câu)1. NHẬN BIẾT (15 CÂU)
1. NHẬN BIẾT (15 CÂU)
Câu 1: Miền Bắc hoàn toàn được giải phóng vào thời gian nào?
- 10/10/1954
- 16/5/1954
- 10/10/1955
- 16/5/1955
Câu 2: Thủ đô Hà Nội hoàn toàn được giải phóng ngày nào?
- 1/10/1954
- 10/10/1954
- 10/5/1955
- 10/5/1956
Câu 3: Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ quân đội hai bên phải ngừng bắn, tập kết, chuyển quân và chuyển giao khu vực trong thời gian:
- 100 ngày.
- 200 ngày,
- 300 ngày.
- 400 ngày.
Câu 4: Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương, tình hình nước ta như thế nào?
- Miền Bắc đã hoàn toàn giải phóng, Đế quốc Mĩ nhảy vào miền Nam.
- Đất nước chia cắt 2 miền dưới hai chế độ chính trị-xã hội khác nhau.
- A và B sai.
- A và B đúng.
Câu 5: Miền Bắc đã hoàn toàn cải cách ruộng đất vào năm nào?
- 1954
- 1955
- 1956
- 1957
Câu 6: Qua đợt cải cách ruộng đất ở miền Bắc đã thực hiện triệt để khẩu hiệu nào?
- “Tấc đất, tấc vàng”.
- ”Tăng gia sản xuất nhanh, tăng gia sản xuất nữa”
- “Người cày có ruộng”.
- “Độc lập dân tộc” và “Ruộng đất dân cày”.
Câu 7: Miền Bắc tiến hành cải tạo quan hệ sản xuất trong khoảng thời gian nào?
- 1954- 1956
- 1956- 1958
- 1958- 1960
- 1954- 1957
Câu 8: Trong công cuộc cải tạo XHCN, miền Bắc tập trung giải quyết khâu chính trên lĩnh vực nào?
- Thương nghiệp
- Nông nghiệp
- Thủ công nghiệp
- Công nghiệp
Câu 9: “Chúng ta đã phạm một số sai lầm như đã đồng nhất cải tạo với xóa bỏ tư hữu và các thành phần kinh tế cá thể, thực hiện sai các nguyên tắc xây dựng hợp tác xã là tự nguyện, công bằng, dân chủ, cùng có lợi”. Đó là một số sai lầm của ta trong thời kỳ nào?
- Phong trào cách mạng 1930 - 1931
- Phong trào cách mạng 1936 - 1939
- Cải cách ruộng đất 1954.
- Cải tạo quan hệ sản xuất 1958 - 1960.
Câu 10: Mĩ - Diệm ra “đạo luật 10- 59” vào thời gian nào?
- Tháng 4/1959.
- Tháng 5/1959.
- Tháng 10/1959.
- Tháng 11/1959
Câu 11: Có Nghị quyết Trung ương Đảng 15 soi sáng nhân dân Trà Bồng - Quảng Ngãi đã nổi dậy vào thời gian nào?
- 5/1959
- 6/1959
- 7/1959
- 8/1959
Câu 12: Phong trào “Đồng khởi”, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Bến Tre, bắt đầu vào ngày nào?
- 17/1/1959
- 17/2/1959
- 17/3/1959
- 17/4/1959
Câu 13: Thắng lợi quân sự của ta mở đầu trong việc đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là thắng lợi nào?
- Chiến thắng An Lão.
- Chiến thắng Ba Gia.
- Chiến thắng Ấp Bắc.
- Chiến thắng Bình Giã.
Câu 14: Lực lượng tiến hành Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là lực lượng nào?
- Quân đội tay sai
- Quân Mĩ
- Quân Mĩ, quân đội tay sai
- Quân Mĩ, quân đồng minh
Câu 15: Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời ngày nào?
- 20/9/1960.
- 20/10/1960.
- 20/11/1960.
- 20/12/1960
2. THÔNG HIỂU (20 CÂU)
Câu 1: Kết quả lớn nhất của cải cách ruộng đất ở miền Bắc là gì?
- Thực hiện được “Người cày có ruộng”.
- Bộ mặt nông thôn Miền Bắc đã thay đổi.
- Giai cấp địa chủ phong kiến bị đánh đổ, giai cấp nông dân được giải phóng, khối liên minh công-nông được củng cố.
- Tịch thu được toàn bộ ruộng đất của địa chủ chia cho nông dân.
Câu 2: Ý nghĩa của những thành tựu đạt được trong thời kỳ khôi phục kinh tế ở miền Bắc (1954-1957)?
- Nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá được phục hồi.
- Tạo điều kiện cho nền kinh tế miền Bắc phát triển, nâng cao đời sống của nhân dân.
- Củng cố miền Bắc, cổ vũ cách mạng miền Nam.
- Cả ba ý trên.
Câu 3: Mục tiêu cơ bản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là gì?
- “Bình định” miền Nam trong vòng 8 tháng.
- “Bình định” miền Nam trong vòng 18 tháng.
- “Bình định” miền Nam có trọng điểm.
- “Bình định” trên toàn miền Nam.
Câu 4: Nội dung nào không phản ánh đúng nhiệm vụ của cách mạng miền Nam sau hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương năm 1954?
- Đấu tranh chống chế độ Mĩ-Diệm.
- Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
- Tiếp tục thực hiện cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân.
Câu 5: Nội dung nào không phản ánh chính xác tình hình Việt Nam sau hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương năm 1954?
- Tổng tuyển cử thống nhất không được thi hành.
- Pháp rút khỏi miền Bắc nhưng phá hoại các cơ sở kinh tế của Việt Nam.
- Mĩ thay thế Pháp, dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm ở miền Nam Việt Nam.
- Pháp rút quân khỏi Việt Nam, nhân dân Viêt Nam tiến hành Tổng tuyển cử thống nhất đất nước.
Câu 6: Trong “Chiến lược chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) ở miền Nam Việt Nam, Mĩ và chính quyền Sài Gòn không thực hiện biện pháp nào dưới đây?
- Triển khai hoạt động chống phá miền Bắc.
- Tiến hành các cuộc tấn công càn quét.
- Mở những cuộc hành quân “tìm diệt”
- Tiến hành dồn dân lập “ấp chiến lược”.
Câu 7: Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào Đồng Khởi là gì?
- Giáng một đòn mạnh mẽ vào chính sách thực dân kiểu mới của Mĩ ở miền Nam.
- Làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.
- Chứng tỏ lực lượng cách mạng của ta đã phát triển mạnh.
- Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
Câu 8: Âm mưu thâm độc nhất của “Chiến tranh đặc biệt” là gì?
- Dùng người Việt đánh người Việt.
- Sử dụng phương tiện chiến tranh và “cố vấn” Mĩ.
- Tiến hành dồn dân, lập “ấp chiến lược”.
- Phá hoại cách mạng miền Bắc.
Câu 9: Thành tựu lớn nhất miền Bắc đã đạt được trong thời kỳ kế hoạch 5 năm (1961 - 1965) là gì?
- Công nghiệp, nông nghiệp đạt sản lượng cao đủ sức chi viện cho miền Nam.
- Thương nghiệp góp phần phát triển kinh tế, củng cố quan hệ sản xuất, ổn định đời sống nhân dân.
- Văn hóa, giáo dục, y tế phát triển, số học sinh phổ thông tăng 2,7 triệu.
- Bộ mặt miền Bắc thay đổi, đất nước, xã hội, con người đều đổi mới.
Câu 10: Ý nghĩa lớn nhất của những thành tựu miền Bắc đạt được trong kế hoạch 5 năm (1961 - 1965) là gì?
- Bộ mặt miền Bắc thay đổi khác trước rất nhiều.
- Nền kinh tế miền Bắc đủ sức chi viện cho miền Nam.
- Miền Bắc đủ sức để tự bảo vệ sự nghiệp xây dựng CNXH.
- Miền Bắc được củng cố và lớn mạnh, có khả năng tự bảo vệ và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ hậu phương.
Câu 11: Kẻ thù trực tiếp của nhân dân miền Nam sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là
- Đế quốc Mĩ
- Thực dân Pháp
- Chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm
- Mĩ và chính quyền Ngô Đình Diệm
Câu 12: Lý do chính khiến cho Việt Nam bị chia cắt mặc dù Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương có quy định về vấn đề thống nhất đất nước là
- Tác động của cục diện hai cực, hai phe
- Do âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam của thực dân Pháp.
- Do Pháp chưa tiến hành hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam trước khi rút quân
- Do nhân dân miền Nam không muốn hiệp thương thống nhất
Câu 13: Nhiệm vụ cơ bản, đầy đủ của miền Bắc Việt Nam sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 là
- Kháng chiến chống Mĩ cứu nước
- Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh
- Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa
- Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh và tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa
Câu 14: Nhân tố khách quan nào tác động khiến Việt Nam bị chia cắt sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương?
- Do tác động của cục diện hai cực, hai phe
- Do âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam của Mĩ- Diệm
- Do Pháp chưa tiến hành hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam trước khi rút quân
- Do nhân dân miền Nam không muốn hiệp thương thống nhất
Câu 15: Trong những năm 1954- 1975, Việt Nam là một trong những trọng điểm trong chiến lược nào của đế quốc Mĩ?
- Chiến lược toàn cầu
- Thực dân kiểu mới
- Trả đũa ồ ạt
- Phản ứng linh hoạt
Câu 16: Đâu không phải là mục tiêu của phong trào đấu tranh chính trị- hòa bình ở miền Nam sau hiệp định Giơ-ne-vơ (1954)?
- Đòi Mĩ- Diệm thi hành hiệp định Giơ-ne-vơ
- Bảo vệ hòa bình
- Giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng
- Chống khủng bố, chiến dịch tố cộng, diệt cộng
Câu 17: Vì sao Hội nghị 15 Ban chấp hành trung ương Đảng Lao động Việt Nam (1-1959) quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng?
- Các lực lượng cách mạng miền Nam đã phát triển
- Hành động khủng bố dã man của chính quyền Mĩ- Diệm
- Đã có lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang lớn mạnh
- Mĩ và chính quyền Sài Gòn phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ
- Đánh vào nơi quan trọng, làm cho Pháp gặp khó khăn phải rút quân về nước.
Câu 18: Vì sao phong trào Đồng Khởi lại đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam?
- Làm phá sản chiến lược “chiến tranh đơn phương” của đế quốc Mĩ
- Làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm
- Chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công
- Phá vỡ từng mảng lớn bộ máy cai trị của địch ở miền Nam Việt Nam
Câu 19: Cơ sở nào tạo nên mối quan hệ gắn bó, tác động lẫn nhau của cách mạng hai miền Nam- Bắc?
- Đều do một Đảng lãnh đạo
- Đều dựa trên nòng cốt của khối liên minh công- nông
- Đều dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác- Lênin
- Đều có chung mục tiêu chiến lược
Câu 20: Vì sao kế hoạch 5 năm (1961-1965) đang thực hiện lại bị gián đoạn?
- Do có hạn chế nên bị đình chỉ thực hiện
- Do Mĩ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc
- Do kế hoạch không đạt hiệu quả trong thực tế
- Do vấp phải sự phản đối của nhân dân
3. VẬN DỤNG (2 CÂU)
Câu 1: ‘‘Đồng khởi” có nghĩa là
- Đồng lòng đứng dậy khởi nghĩa.
- Đồng sức đứng dậy khởi nghĩa.
- Đồng loạt đứng dậy khởi nghĩa.
- Đồng tâm hiệp lực khởi nghĩa.
Câu 2: Đâu là tên gọi của một phong trào công nghiệp ở miền Bắc trong giai đoạn 1961-1965?
- Gió Đại Phong
- Sóng Duyên Hải
- Cờ Ba Nhất
- Trống Bắc Lý
4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)
Câu 1: “Cách một dòng sông mà đó thương đây nhớ / Chung một nhịp cầu mà duyên nợ cách xa...” Hai câu thơ trên nhắc đến hiện tượng gì trong lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954-1975
- Đất nước bị chia cắt thành hai miền
- Kháng chiến chống Mĩ trên cả nước
- Hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước
- Cuộc tập kết chuyển quân, chuyển giao khu vực sau chiến tranh
Câu 2: “Máu đọng chưa khô lại đầy / Hỡi miền Nam trăm đắng ngàn cay”. Hai câu thơ trên là hình ảnh của miền Nam Việt Nam trong những ngày Mĩ - Diệm thực hiện chính sách gì?
- Tố cộng, diệt cộng
- Tổ chức các cuộc hành quân tìm diệt
- Dồn dân, lập ấp chiến lược
- Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương
Câu 3: Điểm khác biệt về tình hình kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 1961-1965 so với các giai đoạn trước là
- Công nghiệp hóa quy mô lớn
- Phát triển nhỏ lẻ, manh mún
- Nhà nước nắm quyền chỉ huy nền kinh tế
- Thành phần kinh tế tư nhân phát triển mạnh