Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 33: Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội từ năm 1986 đến năm 2000

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 9. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 33: Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội từ năm 1986 đến năm 2000. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án Lịch sử 9 kì 1 soạn theo công văn 5512

BÀI 33: VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2000)

(40 câu)

 

1. NHẬN BIẾT (15 CÂU)

Câu 1: Đường lối đổi mới của Đảng được đưa ra đầu tiên tại Đại hội nào?

  1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV (12 – 1976).
  2. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V (3 – 1981).
  3. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12 – 1986).
  4. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (6 – 1991).

Câu 2: Đường lối đổi mới của Đảng được điều chỉnh, bổ sung, phát triển qua các kì Đại hội nào?

  1. Đại hội IV, Đại hội V, Đại hội VI.
  2. Đại hội V, Đại hội VI, Đại hội VII.
  3. Đại hội VI, Đại hội VII, Đại hội VIII.
  4. Đại hội VII, Đại hội VIII, Đại hội IX.

Câu 3: Quan điểm đổi mới của Đảng ta tại Đại hội Đảng VI là gì?

  1. Đổi mới toàn diện và đồng bộ.
  2. Đổi mới về kinh tế, chính trị.
  3. Đổi mới về tư tưởng, văn hóa.
  4. Đổi mới về kinh tế.

Câu 4: Đại hội Đảng VI xác định trọng tâm của đường lối đổi mới là trên lĩnh vực nào?

  1. Văn hóa.
  2. Kinh tế.
  3. Chính trị.
  4. Xã hội

Câu 5: Trong kế hoạch 5 năm (1986 – 1990), cả nước tập trung thực hiện nhiệm vụ nào?

  1. Hoàn thành ba chương trình kinh tế.
  2. Phát triển kinh tế đối ngoại.
  3. Kiềm chế lạm phát.
  4. Phát triển khoa học và công nghệ.

Câu 6: Nền kinh tế nước ta đạt mức tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn nào?

  1. Giai đoạn 1976 – 1985.
  2. Giai đoạn 1986 – 1990.
  3. Giai đoạn 1991 – 1995.
  4. Giai đoạn 1996 – 2000.

Câu 7: Cả nước phấn đấu vượt qua khó khăn, thách thức, ổn định và phát triển kinh tế, xã hội, tăng cường ổn định chính trị, đưa nước ta về cơ bản ra khỏi tình trạng khủng hoảng là mục tiêu của kế hoạch 5 năm nào?

  1. Kế hoạch 5 năm 1976 – 1985.
  2. Kế hoạch 5 năm 1986 – 1990.
  3. Kế hoạch 5 năm 1991 – 1995.
  4. Kế hoạch 5 năm 1996 – 2000.

Câu 8: Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam họp từ thời gian nào?

  1. 15 đến 18/12/1985.
  2. 10 đến 18/12/1985.
  3. 15 đến 18/12/1986.
  4. 20 đến 25/12/1986.

Câu 9: Sau 5 năm thực hiện kế hoạch 5 năm (1991 – 1995), tổng sản lượng trong nước tăng bình quân hàng năm bao nhiêu %?

  1. 8%.
  2. 8,1%.
  3. 7%.
  4. 8,3 %.

Câu 10: Trong kế hoạch 5 năm (1996 – 2000) kinh tế đối ngoại tiếp tục phát triển, số liệu nào sau đây chính xác nhất phản ánh điều đó?

  1. Xuất khẩu đạt 50,6 tỉ đô la, nhập khẩu đạt 60 tỉ đô la.
  2. Xuất khẩu đạt 51,6 tỉ đô la, nhập khẩu đạt 61 tỉ đô la.
  3. Xuất khẩu đạt 52,6 tỉ đô la, nhập khẩu đạt 62 tỉ đô la.
  4. Xuất khẩu đạt 53,6 tỉ đô la, nhập khẩu đạt 63 tỉ đô la.

Câu 11: Kế hoạch 5 năm (1996 – 2000), vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài so với kế hoạch 5 năm (1991 – 1995) tăng mấy lần?

  1. Đạt 10 tỉ đô la, gấp 1,5 lần.
  2. Đạt 12 tỉ đô la, gấp 2 lần.
  3. Đạt 13 tỉ đô la, gấp 2,2 lận.
  4. Đạt 14 tỉ đô la, gấp 2,5 lần.

Câu 12: Thành tựu đầu tiên trong bước đầu thực hiện đường lối đổi mới là gì?

  1. Giải quyết được việc làm cho người lao động.
  2. Giải quyết nạn thiếu ăn triền miên.
  3. Kim ngạch xuất khẩu tăng 10 lần.
  4. Xuất khẩu gạo đứng thứ 3 thế giới.

Câu 13: Chủ trương đổi mới của Đại hội Đảng lần VI là gì

  1. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.
  2. Thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
  3. Phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường.
  4. Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.

Câu 14: Trong 5 năm (1996 – 2006) tổng sản phẩm trong nước tăng bình quân hàng năm là

  1. 5 %.
  2. 6 %.
  3. 7 %.
  4. 8 %.

Câu 15: Âm mưu "Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương" được Mĩ thực hiện trong

  1. Chiến lược "Chiến tranh đặc biệt".
  2. Chiến lược "Chiến tranh cục bộ".
  3. Chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh".
  4. Chiến lược "Đông Dương hóa chiến tranh".

2. THÔNG HIỂU (19 CÂU)

Câu 1: Nguyên nhân nào đòi hỏi Đảng ta phải tiến hành đường lối đổi mới?

  1. Đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng.
  2. Tác tác động của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật.
  3. Sự khủng hoảng toàn diện ngày càng trầm trọng ở Liên Xô và các nước XHCN.
  4. Tất cả đáp án đều đúng.

Câu 2: Quan điểm của Đảng về đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa như thế nào?

  1. Đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội là thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.
  2. Đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội không phải là thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.
  3. Mục tiêu XHCN được thực hiện có hiệu quả bằng những quan điểm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp.
  4. Cả B và C.

Câu 3: Trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới, khó khăn, yếu kém nào khó giải quyết nhất được coi là “quốc nạn”

  1. Tình trạng tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ở một bộ phận cán bộ, đảng viên.
  2. Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp.
  3. Một số vấn đề văn hóa, xã hội còn bức xúc và gay gắt, chậm được giải quyết.
  4. Cả B và C.

Câu 4: Nguyên nhân nào dẫn đến việc Đảng ta phải thực hiện đường lối đổi mới

  1. Đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng, trước hết là khủng hoảng kinh tế, xã hội.
  2. Do những sai lầm nghiêm trọng về chủ trương, chính sách, chỉ đạo và tổ chức thực hiện.
  3. Những thay đổi của tình hình thế giới, nhất là sự khủng hoảng trầm trọng ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
  4. Tất cả đáp án đều đúng.

Câu 5: Đường lối đổi mới của Đảng được hiểu như thế nào là đúng?

  1. Đổi mới là thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa.
  2. Đổi mới không phải thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa.
  3. Mục tiêu xã hội chủ nghĩa được thực hiện có hiệu quả bằng những quan điểm đúng đắn về CNXH, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp.
  4. B và C đúng.

Câu 6: Trong những thành tựu bước đầu của công cuộc đổi mới, thành tựu nào quan trọng nhất?

  1. Thực hiện được 3 chương trình kinh tế.
  2. Phát triển kinh tế đối ngoại.
  3. Kiềm chế được lạm phát.
  4. Từng bước đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội.

Câu 7: Mục tiêu của 3 chương trình kinh tế của kế hoạch 5 năm (1986 – 1990): lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, được đề ra trong Đại hội nào?

  1. Đại hội Đảng IV.
  2. Đại hội Đảng V.
  3. Đại hội Đảng VI.
  4. Đại hội Đảng VII.

Câu 8: Trong 15 năm thực hiện đổi mới, bên cạnh những thành tựu và tiến bộ, ta gặp không ít khó khăn và yếu kém. Điều nào trong mặt khó khăn, yếu kém đó khó giải quyết nhất được xem là “quốc nạn”?

  1. Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp.
  2. Một số vấn đề văn hóa, xã hội còn bức xúc và gay gắt chậm được giải quyết.
  3. Tình trạng tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên.
  4. A và B đúng.

Câu 9: Hoàn thiện các hình thức khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động nhằm mục đích gì là chủ yếu nhất?

  1. Để tiện lợi cho việc sản xuất.
  2. Để giải phóng sức lao động ở nông thôn.
  3. Để dễ dàng loại bỏ một số hiện tượng tiêu cực.
  4. Để khuyến khích sản xuất ở nông thôn.

Câu 10: Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu chủ nghĩa xã hội mà phải làm gì?

  1. Làm cho chủ nghĩa xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
  2. Làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả.
  3. Làm cho mục tiêu đã đề ra nhanh chóng được thực hiện.
  4. Làm cho mục tiêu đã đề ra phù hợp với thực tiễn đất nước.

Câu 11: Điểm giống nhau cơ bản giữa công cuộc cải tổ của Liên Xô (từ năm 1983) với cải cách mở cửa của Trung Quốc (từ năm 1978) và đổi mới ở Việt Nam (từ năm 1986)

  1. Hoàn cảnh lịch sử.
  2. Trọng tâm cải cách.
  3. Vai trò của Đảng cộng sản.
  4. Kết quả cải cách.

Câu 12: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng khủng hoảng kinh tế– xã hội ở Việt Nam trong những năm 1976 – 1985 là

  1. Do tác động của cuộc cải cách giá lương tiền.
  2. Do ta mắc phải những sai lầm trong chủ trương, chính sách lớn.
  3. Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
  4. Do chính sách bao vây, cấm vận của Mĩ.

Câu 13: Đâu không phải là những khó khăn và tồn tại của Việt Nam sau 15 năm thực hiện đường lối đổi mới (1986 – 2000)

  1. Kinh tế phát triển chưa bền vững.
  2. Một số vấn đề văn hóa, xã hội bức xúc chưa được giải quyết.
  3. Tình trạng quan liêu, tham nhũng.
  4. Sự chia rẽ khối đoàn kết dân tộc.

Câu 14: Công cuộc đổi mới ở Việt Nam (12–1986) không chịu tác động của vấn đề gì trên thế giới cuối thế kỉ XX?

  1. Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ .
  2. Cuộc khủng hoảng của Liên Xô và các nước Đông Âu.
  3. Quan hệ giữa các quốc gia được điều chỉnh theo hướng đối thoại, thỏa hiệp.
  4. Mĩ gỡ bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam.

Câu 15: Đặc điểm nổi bật của tình hình Việt Nam trước khi tiến hành công cuộc đổi mới (từ năm 1986) là

  1. Khủng hoảng trầm trọng.
  2. Phát triển nhanh.
  3. Phát triển không ổn định.
  4. Chậm phát triển.

Câu 16: Đâu không phải là nội dung của Ba chương trình kinh tế được thực hiện trong kế hoạch 5 năm 1986–1990?

  1. Lương thực– thực phẩm.
  2. Hàng nội địa.
  3. Hàng tiêu dùng.
  4. Hàng xuất khẩu.

Câu 17: Việc kí kết hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam phản ánh xu thế gì của thế giới trong những năm 70 của thế kỉ XX?

  1. Xu thế hòa hoãn Đông – Tây.
  2. Xu thế toàn cầu hóa.
  3. Xu thế hòa bình.
  4. Xu thế liên kết khu vực.

Câu 18: Về bản chất các chiến lược chiến tranh Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam trong giai đoạn 1954–1975 đều là

  1. Chiến tranh xâm lược thực dân kiểu cũ.
  2. Chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới.
  3. Chiến tranh chính nghĩa để hỗ trợ đồng minh.
  4. Chiến tranh giới hạn.

Câu 19: Đâu không phải là điểm mới, tiến bộ của hiệp định Pari (1973) so với hiệp định Giơ–ne–vơ (1954)?

  1. Quy định quân đội nước ngoài phải rút khỏi Việt Nam trong thời gian ngắn.
  2. Vấn đề thống nhất đất nước do nhân dân Việt Nam tự quyết định.
  3. Không có sự phân chia rõ ràng về vùng kiểm soát của các lực lượng.
  4. Các nước tham dự công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Thành tựu lớn nhất của Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp khi tiến hành công cuộc đổi mới là

  1. Tự túc được một phần lương thực.
  2. Trở thành nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới.
  3. Trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất Đông Nam Á.
  4. Đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu.

Câu 2: Tác động lớn nhất của công cuộc đổi mới từ năm 1986 đến tình hình Việt Nam là

  1. Đưa đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng, từng bước quá độ lên chế độ chủ nghĩa xã hội.
  2. Nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
  3. Việt Nam trở thành quốc gia đang phát triển.
  4. Củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ chủ nghĩa xã hội.

Câu 3: Những thành tựu Việt Nam đạt được trong công cuộc đổi mới từ năm 1986 đến 2000 chứng tỏ điều gì?

  1. Đường lối đổi mới của Đảng là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới cơ bản là phù hợp.
  2. Việt Nam đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế – xã hội.
  3. Đường lối đổi mới về cơ bản là đúng đắn cần phải có những bước đi phù hợp.
  4. Việt Nam đã giải quyết được sự mất cân đối của nền kinh tế.

Câu 4: Vấn đề đổi mới về kinh tế và chính trị có mối quan hệ như thế nào với nhau?

  1. Tách bạch với nhau.
  2. Gắn liền với nhau.
  3. Chính trị quyết định hơn.
  4. Chính trị là trọng tâm.

Câu 5: Sự phá sản của các chiến lược chiến tranh Mĩ thực hiện ở Việt Nam có tác động như thế nào đến chiến lược toàn cầu của Mĩ?

  1. Mĩ phải chuyển hướng chuyển hướng trọng tâm chiến lược toàn cầu.
  2. Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu.
  3. Cho thấy tính không khả thi của chiến lược toàn cầu.
  4. Làm phá sản chiến lược toàn cầu

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Nhân vật lịch sử nào là người có công khởi xướng, mở đầu cho công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986?

  1. Lê Duẩn.
  2. Trường Chính.
  3. Nguyễn Văn Linh.
  4. Đỗ Mười.

Câu 2: Ai là người Việt Nam đầu tiên được trao tặng giải thưởng Nobel về hòa bình năm 1973?

  1. Xuân Thủy.
  2. Lê Đức Thọ.
  3. Nguyễn Thị Bình.
  4. Nguyễn Duy Trinh.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm lịch sử 9 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay