Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Bài 30: Ôn tập về truyện

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn 9. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 30: Ôn tập về truyện. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án Ngữ văn 9 kì 1 soạn theo công văn 5512

BÀI 30: ÔN TẬP VỀ TRUYỆN

A.   PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tác phẩm có ngôi kể là nhân vật xưng “tôi”?

  1. Chiếc lược ngà
  2. Bến quê
  3. Lặng lẽ Sa Pa
  4. Làng

Câu 2: Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa được sáng tác vào năm nào?

  1. Năm 1948
  2. Năm 1970
  3. Năm 1976
  4. Năm 1980

Câu 3: Chi tiết nào không xuất hiện trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa?

  1. Một vườn hoa trên đỉnh Yên Sơn
  2. Người con gái hay tỉa lông mày của mình
  3. Cô gái bỏ quên chiếc khăn mùi soa
  4. Anh thanh niên đưa cho người lái xe gói tam thất

Câu 4: Nội dung chính của tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa là gì?

  1. Tình yêu làng quê sâu đậm, lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến quật cường của người nông dân
  2. Phẩm chất bình dị, khiêm nhường mà cao cả của những con người trong thời kì mới xây dựng xã hội chủ nghĩa, sôi nổi, hào hứng
  3. Cuộc sống gian khổ nhưng đầy nghị lực, dũng cảm của những nữ thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn những năm tháng chống Mĩ
  4. Suy nghĩ, trải nghiệm sâu sắc về cuộc đời, niềm trân trọng những vẻ đẹp giá trị bình dị, gần gũi với cuộc sống, quê hương

Câu 5: Tác phẩm Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) được sáng tác vào giai đoạn lịch sử nào?

  1. Thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp
  2. Thời kì hòa bình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc
  3. Thời kì kháng chiến chống Mĩ
  4. Thời kì sau 1975

Câu 6: Nhà văn Nguyễn Quang Sáng viết tác phẩm Chiếc lược ngà vào năm nào?

  1. Năm 1966
  2. Năm 1967
  3. Năm 1968
  4. Năm 1969

Câu 7: Đề tài chính của tác phẩm Chiếc lược ngà làm gì?

  1. Đề tài gia đình 
  2. Đề tài tình yêu đôi lứa
  3. Đề tài khoa học 
  4. Tất cả các đáp án đều sai

Câu 8: Tác phẩm Làng sáng tác năm 1948 là của tác giả nào?

  1. Kim Lân
  2. Nguyễn Quang Sáng
  3. Lê Minh Khuê
  4. Nguyễn Thành Long

Câu 9: Nội dung chính của tác phẩm Làng là tình yêu làng quê sâu đậm, lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến quật cường của người nông dân, đúng hay sai?

  1. Đúng
  2. Sai

Câu 10: Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã viết tác phẩm nào?

  1. Bến quê
  2. Những ngôi sao xa xôi
  3. Bố của Xi mông
  4. Lặng lẽ Sapa

Câu 11: Nhân vật nào xuất hiện trong tác phẩm Bến quê

  1. Ông Hai
  2. Ông họa sĩ
  3. Nhĩ
  4. Phương Định

Câu 12: Tác phẩm Những ngôi sao xa xôi được sáng tác vào năm nào?

  1. Năm 1968
  2. Năm 1970
  3. Năm 1971
  4. Năm 1975

Câu 13: Nội dung chính của tác phẩm Những ngôi sao xa xôi: truyện tái hiện lại cuộc sống, chiến đấu của ba cô gái thanh niên xung phong trên một cao điểm ở tuyến đường Trường Sơn trong những năm chiến tranh chống Mĩ cứu nước. Truyện làm nổi bật tâm hồn trong sáng, giàu mộng mơ, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của họ, đúng hay sai?

  1. Sai
  2. Đúng

Câu 14: Các tác phẩm truyện sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 như Làng, Lặng lẽ Sapa, Chiếc lược ngà, Những ngôi sao xa xôi và Bến quê đã có những nét gì về đất nước ở giai đoạn đó?

  1. Tái hiện, phản ánh hình ảnh đất nước trong hai cuộc kháng chiến vẻ vang 
  2. Nói về hình ảnh đất nước thời kì đổi mới đang từng bước đi lên
  3. Cả 2 đáp án trên đều đúng
  4. Cả 2 đáp án trên đều sai

Câu 15: Các tác phẩm truyện sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 như Làng, Lặng lẽ Sapa, Chiếc lược ngà, Những ngôi sao xa xôi và Bến quê phản ánh một phần những nét tiêu biểu trong cuộc sống của con người Việt Nam qua hai cuộc kháng chiến, những tình cảm và suy nghĩ của họ, đặc biệt là lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc, đúng hay sai?

  1. Đúng
  2. Sai

Câu 16: Tác phẩm nào sau đây được viết theo ngôi thứ 3?

  1. Bố của Xi- mông
  2. Làng
  3. Lặng lẽ Sa Pa
  4. Tất cả các đáp án trên


Câu 17: Đáp án nào dưới đây không viết theo ngôi thứ 1:

  1. Bến quê
  2. Cố hương
  3. Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang
  4. Những ngôi sao xa xôi

Câu 18: Đặc điểm chung của thế hệ con người Việt Nam yêu nước trong hai cuộc kháng chiến được miêu tả qua nhân vật Ông Hai (Làng), anh thanh niên (Lặng lẽ Sa Pa), ông Sáu và bé Thu (Chiếc lược ngà), và 3 cô gái (Những ngôi sao xa xôi) là:

  1. Đều mang tình yêu nước to lớn
  2. Tình yêu cách mạng độc lập
  3. Chủ nghĩa cá nhân sâu sắc
  4. Cả A và B đều đúng

Câu 19: Nội dung chính của tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa là:

  1. Cuộc gặp gỡ định mệnh và tình yêu đôi lứa chớm nở giữa cô kĩ sư và anh thanh niên
  2. Qua cuộc gặp gỡ tình cờ trên đỉnh Yên Sơn, truyện ca ngợi những người lao động thầm lặng, sống đẹp, cống hiến cho đất nước
  3. Miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ và khắc nghiệt của vùng miền núi Tây Bắc
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 20: Những tác phẩm được viết theo ngôi kể thứ nhất là:

  1. Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang
  2. Những đứa trẻ
  3. Bố của Xi-mông
  4. Cả A và B đều đúng

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 9 - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay