Trắc nghiệm Vật lí 9 Bài 27: Lực điện từ
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Vật lí 9. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 27: Lực điện từ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án Vật lí 9 kì 1 soạn theo công văn 5512
CHƯƠNG II: ĐIỆN TỪ HỌC
BÀI 27: LỰC ĐIỆN TỪ
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT
Câu 1: Nội dung quy tắc nắm bàn tay trái là:
A. Đặt bàn tay trái song song với các đường cảm ứng từ, nếu chiều từ cổ tay đến ngón tay theo chiều dòng điện thì ngón cái choãi ra 90o chỉ chiều lực từ tác dụng lên dây dẫn.
B. Đặt bàn tay trái hứng các đường cảm ứng từ, nếu chiều từ cổ tay đến ngón tay theo chiều dòng điện thì ngón cái choãi ra 90o chỉ chiều lực từ tác dụng lên dây dẫn.
C. Đặt bàn tay trái hứng các đường cảm ứng từ, nếu chiều từ cổ tay đến ngón tay theo chiều lực từ thì ngón cái choãi ra 90o chỉ chiều dòng điện trong dây dẫn.
D. Đặt bàn tay trái hứng các đường cảm ứng từ, nếu ngón tay cái choãi ra 90o chỉ dòng điện thì chiều từ cổ tay đến ngón tay là chiều lực từ tác dụng lên dây dẫn.
Câu 2: Ứng dụng của quy tắc nắm bàn tay trái là
A. Xác định chiều của lực từ do từ trường tác dụng lên một đoạn dây dẫn có dòng điện đặt trong từ trường đó.
B. Xác định chiều dòng điện chạy trong ống dây.
C. Xác định chiều đường sức từ của thanh nam châm.
D. Xác định chiều đường sức từ của dây dẫn mang dòng điện.
Câu 3: Một dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường, không song song với đường sức từ thì:
A. Chịu tác dụng của lực điện
B. Chịu tác dụng của lực từ
C. Chịu tác dụng của lực điện từ
D. Chịu tác dụng của lực đàn hồi
Câu 4: Muốn xác định được chiều của lực điện từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt tại một điểm trong từ trường thì cần phải biết những yếu tố nào?
A. Chiều của dòng điện trong dây dẫn và chiều của dây.
B. Chiều của đường sức từ và cường độ lực điện từ tại điểm đó.
C. Chiều của dòng điện và chiều của đường sức từ tại điểm đó.
D. Chiều và cường độ của dòng điện, chiều và cường độ của lực từ tại điểm đó.
Câu 5: Theo quy tắc bàn tay trái, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo:
A. Chiều của lực điện từ
B. Chiều của đường sức từ
C. Chiều của dòng điện
D. Chiều của đường đi vào các cực của nam châm
Câu 6: Chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn phụ thuộc vào:
A. Chiều của dòng điện qua dây dẫn.
B. Chiều đường sức từ qua dây dẫn.
C. Chiều chuyển động của dây dẫn.
D. Chiều của dòng điện trong dây dẫn và chiều của đường sức từ.
Câu 7: Dùng quy tắc nào dưới đây để xác định chiều của lực điện từ?
A. Quy tắc nắm tay phải
B. Quy tắc nắm tay trái
C. Quy tắc bàn tay phải
D. Quy tắc bàn tay trái
Câu 8: Khi dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua được đặt song song với các đường sức từ thì lực điện từ có hướng như thế nào?
A. Cùng hướng với dòng điện.
B. Cùng hướng với đường sức từ.
C. Vuông góc với cả dây dẫn và đường sức từ.
D. Không có lực điện từ.
2. THÔNG HIỂU
Câu 1: Điều nào sau đây là đúng khi nói về tác dụng của từ trường lên dây dẫn có dòng điện?
A. Khi cho dòng điện qua đoạn dây dẫn đặt trong từ trường và cắt các đường cảm ứng từ thì có lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn đó.
B. Khi cho dòng điện qua đoạn dây dẫn đặt trong từ trường và song song với các đường cảm ứng từ thì có lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn đó.
C. Khi cho dòng điện qua đoạn dây dẫn đặt trong từ trường, ở mọi vị trí của dây dẫn thì luôn có lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn.
D. Các phát biểu A, B, C đều đúng.
Câu 2: Điều nào sau đây là sai khi nói về tác dụng của lực từ lên khung dây có dòng điện?
A. Khi mặt phẳng khung dây đặt song song với các đường cảm ứng từ thì lực từ làm cho khung dây quay.
B. Khi mặt phẳng khung dây đặt song song với các đường cảm ứng từ thì lực từ không làm cho khung dây quay.
C. Khi mặt phẳng khung dây đặt vuông góc với các đường cảm ứng từ thì lực từ chỉ có tác dụng làm nén hoặc dãn khung dây.
D. Khi mặt phẳng kung dây đặt không vuông góc với các đường cảm ứng từ thì lực từ làm cho khung dây quay.
Câu 3: Chọn câu trả lời đúng
A. Hình vẽ a đúng, hình vẽ b sai.
B. Hình vẽ a sai, hình vẽ b đúng.
C. Cả hai hình vẽ đều đúng.
D. Cả hai hình vẽ đều sai.
Câu 4: Chọn câu trả lời đúng
A. Hình vẽ a đúng, hình vẽ b sai.
B. Hình vẽ a sai, hình vẽ b đúng.
C. Cả hai hình vẽ đều đúng.
D. Cả hai hình vẽ đều sai.
Câu 5: Chọn câu trả lời đúng
A. (I) đúng, (II) sai, (III) sai.
B. (I) sai, (II) đúng, (III) sai.
C. (I) sai, (II) sai, (III) đúng.
D. (I), (II), (III) đều sai.
Câu 6: Chọn câu trả lời đúng
A. (I) đúng, (II) sai, (III) sai.
B. (I) sai, (II) đúng, (III) sai.
C. (I) sai, (II) sai, (III) đúng.
D. (I), (II), (III) đều sai.
Câu 7: Chọn câu trả lời đúng
A. (I) đúng, (II) sai, (III) sai.
B. (I) sai, (II) đúng, (III) sai.
C. (I) sai, (II) sai, (III) đúng.
D. (I), (II), (III) đều sai.
Câu 8: Trên hình 77 có một chỗ sai. Cần sửa thế nào cho hình vẽ đúng với kiến thức về lực từ đã học?
A. Giữ nguyên chiều dòng điện, chiều lực từ, thay đổi kí hiệu các cực từ.
B. Giữ nguyên chiều dòng điện và kí hiệu các cực từ, thay đổi chiều của lực từ.
C. Giữ nguyên kí hiệu các cực từ và chiều của lực từ, thay đổi chiều dòng điện.
D. Các phương án A, B, C đều đúng.
Câu 9: Xác định câu nói đúng về tác dụng của từ trường lên đoạn dây dẫn có dòng điện.
A. Một đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua, đặt trong từ trường và song song với đường sức từ thì có lực từ tác dụng lên nó.
B. Một đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua, đặt trong từ trường và cắt các đường sức từ thì có lực từ tác dụng lên nó.
C. Một đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua, không đặt trong từ trường và cắt các đường sức từ thì có lực từ tác dụng lên nó.
D. Một đoạn dây dẫn không có dòng điện chạy qua, đặt trong từ trường và cắt các đường sức từ thì có lực từ tác dụng lên nó.
Câu 10: Có hiện tượng gì xảy ra với miếng nam châm khi cho dòng điện xoay chiều chạy vào nam châm điện ở hình dưới?
A. Miếng nam châm bị bam châm điện hút chặt
B. Miếng nam châm luân phiên bị nam châm điện hút, đẩy
C. Miếng nam châm đứng yên không bị hút, không bị đẩy
D. Miếng nam châm chỉ bị nam châm điện đẩy ra
3. VẬN DỤNG
Câu 1: Đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua. Hãy cho biết lực từ vẽ ở hình nào đúng?
A. Hình b.
B. Hình a.
C. Hình c.
D. Cả 3 hình a, b, c.
Câu 2: Một khung dây dẫn hình chữ nhật có dòng điện chạy qua được đặt trong từ trường giữa hai nhánh của một nam châm hình chữ U. Khung dây sẽ quay đến vị trí nào thì dừng lại?
A. Mặt khung dây song song với các đường sức từ.
B. Mặt khung dây vuông góc với các đường sức từ.
C. Mặt khung dây tạo thành một góc 60o với các đường sức từ.
D. Mặt khung dây tạo thành một góc 45o với các đường sức từ.
Câu 3: Hình dưới đây mô tả khung dây có dòng điện chạy qua được đặt trong từ trường, trong đó khung quay đang có vị trí mà mặt phẳng khung vuông góc với đường sức từ. Về vị trí này của khung dây, ý kiến nào dưới đây là đúng?
A. Khung không chịu tác dụng của lực điện từ.
B. Khung chịu tác dụng của lực điện từ nhưng nó không quay.
C. Khung tiếp tục quay do tác dụng của lực điện từ lên khung.
D. Khung quay tiếp một chút nữa nhưng không phải do tác dụng của lực điện từ mà do quán tính.
Câu 4: Chiều dòng điện chạy qua đoạn dây dẫn AB trong hình sau có chiều:
A. Từ B sang A
B. Từ A sang B.
C. Không đủ dữ kiện để xác định chiều dòng điện qua dây dẫn AB.
D. Không xác định được chiều dòng điện qua dây dẫn AB.
Câu 5: Một dây dẫn có dòng điện chạy qua theo chiều như hình vẽ:
Tên các cực của nam châm là:
A.
B.
C. Không đủ dữ kiện để xác định tên các cực của nam châm
D. Không xác định được
Câu 6: Một nam châm thẳng đã bị tróc hết vỏ sơn, mấu dấu các cực. Để xác định tên từ cực, ta có thể cho từ trường của nam châm này tác dụng lên một dây dẫn có dòng điện chạy qua. Giả sử dây dẫn mang dòng điện có chiều như hình vẽ. Chọn phương án đúng.
A. Nếu dây dẫn bị đẩy từ đằng trước ra đằng sau cả mặt phẳng chứa nam châm thì cực gần dây dẫn là cực Bắc
B. Nếu dây dẫn bị đẩy từ đằng sau ra đằng trước cả mặt phẳng chứa nam châm và dây dẫn thì cực gần dây dẫn là cực Nam
C. Nếu dây dẫn bị đẩy từ đằng sau ra đằng trước của mặt phẳng chứa nam châm và dây dẫn thì cực gầy dây dẫn là cực bắc
D. Không đủ dữ kiện để xác định tên các cực của nam châm
Câu 7: Trong hình vẽ dưới, AB là một đoạn dây dẫn thẳng, dòng điện chạy theo chiều từ A đến B. Các đường sức từ nằm vuông góc với mặt phẳng của hình vẽ và có chiều từ ngoài vào trong. Chiều của lực từ tác dụng lên đoạn dây AB được biểu diễn theo:
A. Mũi tên 1
B. Mũi tên 2
C. Mũi tên 3
D. Mũi tên 4
Câu 8: Cho biết dòng điện có phương vuông góc với mặt phẳng trang giấy. Hình nào sau đây đúng?
A. Hình 1
B. Hình 2
C. Hình 3
D. Hình 4
Câu 9: Lực điện từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện chạy qua (hình vẽ) có chiều từ:
A. Dưới lên trên
B. Trên xuống dưới
C. Phải sang trái
D. Trái sang phải
Câu 10: Một nam châm hình chữ U và một dây dẫn thẳng được bố trí như hình 30.4a, b, c và d. Dòng điện trong dây dẫn có phương vuông góc với mặt phẳng trang giấy, chiều đi từ phía trước ra phía sau trang giấy. Hỏi trường hợp nào lực điện từ tác dụng vào dây dẫn hướng thẳng đứng lên trên?
A. Trường hợp a
B. Trường hợp b
C. Trường hợp c
D. Trường hợp d