Giáo án powerpoint Ngữ văn 6 cánh diều
Giáo án powerpoint hay còn gọi là giáo án điện tử, bài giảng điện tử, giáo án trình chiếu. Dưới đây là bộ giáo án powerpoint Ngữ văn 6 sách cánh diều. Giáo án được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập cho học sinh. Với tài liệu này, hi vọng việc dạy môn Ngữ văn 6 cánh diều của thầy cô sẽ nhẹ nhàng hơn
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Xem video về mẫu Giáo án powerpoint Ngữ văn 6 cánh diều
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
1. VỀ BỘ SÁCH:
Môn Ngữ văn 6 cánh diều gồm:
Ngữ văn 6 tập 1 – Nhà xuất bản đại học sư phạm. Sách do Nguyễn Minh Thuyết ( Tổng Chủ biên)- Đỗ Ngọc Thông ( Chủ biên). Bùi Minh Đức- Phạm Thị Thu Hiền- Nguyễn Văn Lộc- Trần Nho Thìn- Trần Văn Toàn
Ngữ văn 6 tập 2- Nhà xuất bản đại học sư phạm. Sách do Nguyễn Minh Thuyết ( Tổng Chủ biên)- Đỗ Ngọc Thông ( Chủ biên). Lê Huy Bắc- Phạm Thị Thu Hiền- Phạm Thị Thu Hương- Nguyễn Văn Lộc- Trần Nho Thìn
2. GIÁO ÁN POWERPOINT BAO GỒM ĐỦ CÁC BÀI TRONG NGỮ VĂN 6 - CÁNH DIỀU
1. TRUYỆN
- [Cánh Diều] Bài : Thánh Gióng
- [Cánh Diều] Bài : Thạch Sanh
- [Cánh Diều] Bài : Thực hành tiếng việt
- [Cánh Diều] Bài : Sự tích Hồ Gươm
- [Cánh Diều] Bài : Viết bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích
- [Cánh Diều] Bài : Kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích
- [Cánh Diều] Bài : Tự đánh giá
2. THƠ
- [Cánh Diều] Bài : À ơi tay mẹ
- [Cánh Diều] Bài : Về thăm mẹ
- [Cánh Diều] Bài : Thực hành tiếng việt
- [Cánh Diều] Bài : Ca dao Việt Nam
- [Cánh Diều] Bài : Tập làm thơ lục bát
- [Cánh Diều] Bài : Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ
- [Cánh Diều] Bài : Tự đánh giá
3. KÍ
- [Cánh Diều] Bài : Trong lòng mẹ
- [Cánh Diều] Bài : Đồng Tháp Mười mùa nước nổi
- [Cánh Diều] Bài : Thực hành tiếng việt
- [Cánh Diều] Bài : Thời thơ ấu của Hon-da
- [Cánh Diều] Bài : Viết bài văn kể về một kỉ niệm của bản thân
- [Cánh Diều] Bài : Kể về một kỉ niệm của bản thân
- [Cánh Diều] Bài : Tự đánh giá
4. VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
- [Cánh Diều] Bài : Nguyên Hồng- nhà văn của những người cùng khổ
- [Cánh Diều] Bài : Vẻ đẹp của một bài ca dao
- [Cánh Diều] Bài : Thực hành tiếng việt
- [Cánh Diều] Bài : Thánh Gióng- tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước
- [Cánh Diều] Bài : Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về thơ lục bát
- [Cánh Diều] Bài : Trình bày ý kiến về một vấn đề
- [Cánh Diều] Bài : Tự đánh giá
5. VĂN BẢN THÔNG TIN
- [Cánh Diều] Bài : Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập
- [Cánh Diều] Bài : Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ
- [Cánh Diều] Bài : Thực hành tiếng việt
- [Cánh Diều] Bài : Giờ Trái Đất
- [Cánh Diều] Bài : Trao đổi thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử
- [Cánh Diều] Bài : Tự đánh giá
- [Cánh Diều] Bài : Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện
- [Cánh Diều] Bài : Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì I
- [Cánh Diều] Bài : Tự đánh giá cuối học kì 1
6. TRUYỆN
- [Cánh Diều] Bài : Bài học đường đời đầu tiên
- [Cánh Diều] Bài : Ông lão đánh cá và con cá vàng
- [Cánh Diều] Bài : Thực hành Tiếng Việt trang 16
- [Cánh Diều] Bài : Cô bé bán diêm
- [Cánh Diều] Bài : Viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ trang 20
- [Cánh Diều] Bài : Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ trang 23
- [Cánh Diều] Bài : Tự đánh giá trang 24
7. THƠ
- [Cánh Diều] Bài : Đêm nay Bác không ngủ
- [Cánh Diều] Bài : Lượm
- [Cánh Diều] Bài : Thực hành tiếng việt trang 36
- [Cánh Diều] Bài : Gấu con chân vòng kiềng
- [Cánh Diều] Bài : Viết đọan văn ghi lại cảm xúc về bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả trang 40
- [Cánh Diều] Bài : Trình bày ý kiến về một vấn đề trang 41
- [Cánh Diều] Bài : Tự đánh giá trang 43
8. VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
- [Cánh Diều] Bài : Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật
- [Cánh Diều] Bài : Khan hiếm nước ngọt
- [Cánh Diều] Bài : Tại sao nên có vật nuôi trong nhà
- [Cánh Diều] Bài : Thực hành tiếng việt trang 54
- [Cánh Diều] Bài : Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống trang 58
- [Cánh Diều] Bài : Trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống trang 60
- [Cánh Diều] Bài : Tự đánh giá trang 61
9. TRUYỆN
- [Cánh Diều] Bài : Bức tranh của em gái tôi
- [Cánh Diều] Bài : Điều không tính trước
- [Cánh Diều] Bài : Thực hành Tiếng Việt trang 76
- [Cánh Diều] Bài : Chích bông ơi!
- [Cánh Diều] Bài : Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt trang 80
- [Cánh Diều] Bài : Thảo luận về một vấn đề trang 82
- [Cánh Diều] Bài : Tự đánh giá trang 84
10. VĂN BẢN THÔNG TIN
- [Cánh Diều] Bài : Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng trang 90
- [Cánh Diều] Bài : Điều giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng?
- [Cánh Diều] Bài : Thực hành tiếng việt trang 97
- [Cánh Diều] Bài : Những phát minh "tình cờ và bất ngờ"
- [Cánh Diều] Bài : Tóm tắt văn bản thông tin trang 102
- [Cánh Diều] Bài : Viết văn bản trang 104
- [Cánh Diều] Bài : Thảo luận nhóm về một vấn đề trang 107
- [Cánh Diều] Bài : Tự đánh giá trang 109
- [Cánh Diều] Bài : Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì II trang 112
- [Cánh Diều] Bài : Tự đánh giá cuối học kì 2 trang 114
3. GIÁO ÁN WORD BÀI
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
VĂN BẢN 1. THÁNH GIÓNG- MỤC TIÊU
- Mức độ/ yêu cầu cần dạt:
- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (chi tiết, cốt truyện, nhân vật, yếu tố hoang đường,...), nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, thái độ người kể,...) của truyện truyện thuyết.
- Năng lực
- Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
- Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Thánh Gióng.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Thánh Gióng.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề.
- Phẩm chất:
Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: tôn trọng, tự hào về lịch sử dân tộc, tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
- Tranh ảnh về truyện Thánh Gióng
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
- Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
- b) Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề.
- c) Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
- d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ GV đặt câu hỏi: SGK đã lưu ý em điều gì trước khi đọc một văn bản truyện truyền thuyết? Bạn nào đã đọc truyện TG? Truyện kể về ai? Nhân vật nào để lại cho em nhiều ấn tượng nhất? HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận. Các nhóm thuyết minh sản phẩm của nhóm mình. + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV dẫn dắt: Người anh hùng là những người được ngưỡng mộ vì những phẩm chất cao cả hay thành tích phi thường, giúp ích cho nhiều người. Tiêu chuẩn của người anh hùng đầu tiêu là yếu tố thành tích phi thường, có lợi ích cho cộng đồng. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về người anh hùng Thánh Gióng đã có công đánh đuổi giặc ngoại xâm trong buổi đầu dựng nước của dân tộc. | - HS nêu suy nghĩ của mình. |
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung
- Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại, giải nghĩa từ khó trong văn bản.
- Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: Thánh Gióng thuộc thể loại truyện gì? Nhắc lại khái niệm? Xác định nhân vật chính của truyện? - GV hướng dẫn cách đọc: + Đoạn Gióng ra đời: giọng ngạc nhiên, hồi hộp: đoạn Gióng ra đời. + Đoạn Gióng trả lời sứ giả: giọng dõng dạc, trang nghiêm. + Đoạn cả làng nuôi Gióng: giọng háo hức, phấn khởi. + Đoạn Gióng đánh giặc: khẩn trương, mạnh mẽ. + Đoạn cuối: giọng chậm, nhẹ, xa vời, mang màu sắc huyền thoại. GV đọc mẫu thành tiếng một đoạn đầu, sau đó HS thay nhau đọc thành tiếng toàn VB. - GV yêu cầu HS giải nghĩa những từ khó: sứ giả, áo giáp, tây, truyền, khôi ngô, phúc đức, thụ thai, phi… - HS lắng nghe. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV bổ sung: Khi đọc truyện truyền thuyết, cần lưu ý: + Truyện xảy ra thời nào? Kể về chuyện gì? Nhân vật nào nổi bật? + Truyện liên quan đến 1 sự thật lịch sử nào? Đâu là chi tiết tưởng tượng hoang đường, kì ảo? + Truyện muốn ca ngợi hay phê phán điều gì? Điều ấy có liên quan như thế nào đến cuộc sống hiện nay và với bản thân em? | I. Tìm hiểu chung 1. Thể loại: - Khái niệm: Truyện truyền thuyết là loại truyện dân gian, có yếu tố hoang đường, kì ảo, kể về các sự kiện và nhân vật liên quan đến lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc phong tục, cảnh vật địa phương theo quan niệm của nhân dân. - Các yếu tố của truyện truyền thuyết: + Chi tiết là nhũng sự việc nhỏ trong văn bản, tạo nên sự sinh động của tác phẩm. + Cốt truyện là một hệ thống sự kiện đuợc sắp xếp theo một ý đồ nhất định nhằm thể hiện nội dung, ý nghĩa cùa tác phẩm. + Nhân vật là người, con vật, đồ vật.... được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm văn học. Đặc điểm của nhân vật thường được bộc lộ qua hình dáng, cử chỉ, hoạt động, lời nói, ý nghĩ,...
- Thánh Gióng truyền thuyết thuộc thể loại truyền thuyết thời đại Hùng Vương thời kì giữ nước. |
Hoạt động 2: Tổ chức đọc hiểu văn bản
- Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
- Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Đọc, kể tóm tắt và bố cục Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS dựa vào văn bản vừa đọc, trả lời câu hỏi: + Tóm tắt văn bản Thánh Gióng + Câu chuyện được kể bằng lời của nhân vật nào? Kể theo ngôi thứ mấy? + GV yêu cầu HS xác định phương thức biểu đạt? Bố cục của văn bản? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV bổ sung: Như vậy, theo bố cục chúng ta vừa chia ở trên thì có các sự việc xoay quanh nhân vật Gióng. Vậy ở mỗi phần, thông qua hình tượng nhân vật Thánh Gióng nhân dân ta muốn gửi gắm điều gì? Để trả lời được câu hỏi đó, cô và các con sẽ đi tìm hiểu phần II. NV2: Tìm hiểu sự ra đời của Gióng Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi gợi dẫn: - GV yêu cầu HS nêu thời gian, địa điểm, hoàn cảnh diễn ra các sự việc trong câu chuyện. - Gv đặt tiếp câu hỏi: + Hãy tìm những chi tiết kể về sự ra đời của Gióng? Có những chi tiết nào là chi tiết hoang đường? Qua đó, con có nhận xét gì?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: + Thời gian: đời HV thứ sáu + Không gian: không gian làng quê Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng Gv bổ sung: + Trong khoảng thời gian và không gian đó đã xảy ra sự việc: giặc Ân đã xâm phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc rất mạnh, đất nước ra đối diện với một mối lâm nguy, thử thách to lớn là đánh đuổi giặc ngoại xâm, giữ yên bờ cõi. Tại thời điểm này, lịch sử đòi hỏi nước ta phải có những cá nhân kiệt xuất, những người tài giỏi đánh giặc giúp dân cứu nước. + Cha mẹ Gióng là những người tốt bụng, hiền lành , được đền đáp xứng đáng à thể hiện quan niệm của dân gian ở hiền gặp lành. + Có thể nói, ngay từ những chi tiết đầu tiên của câu chuyện đã đưa ta vào thế giới của những điều kì lạ. Ta chưa bao giờ gặp một bà mẹ ướm vào vết chân lạ mà có thai. Ta cũng chẳng thấy ai mang thai trong 12 tháng à sự ra đời của một con người phi thường. Và những chi tiết hoang đường ấy càng cuốn hút ta vào câu chuyện mà ở đó trung tâm chính là cậu bé làng Gióng. Qua đây, cô muốn nhấn mạnh với các con rằng: sự ra đời kì lạ, khác thường của Gióng chính là mô-tip xây dựng nhân vật người anh hùng đặc trưng trong các truyện dân gian. Các con có thể tìm đọc thêm các truyện trong dân gian Việt Nam để thấy rõ điều này nhé. NV3: Tìm hiểu sự trưởng thành của Gióng Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi : · Điều gì đã xảy ra tiếp theo? Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói gì? Em có nhận xét gì về tiếng nói ấy? · Bà con xóm làng đã có hành động gì giúp đỡ Gióng? Kết quả của hành động đó? - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, ý nghĩa của các chi tiết: + Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc + Bà con góp gạo nuôi Gióng + Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai trở thành tráng sĩ - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: Tiếng nói đầu tiên: + “Mẹ ra mời sứ giả vào đây” + “Ta sẽ phá tan lũ giặc này” - Bà con góp gạo nuôi chú bé. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV chuẩn kiến thức: Tiếng nói đầu tiên: + “Mẹ ra mời sứ giả vào đây” + “Ta sẽ phá tan lũ giặc này” à Đó là nhiệm vụ, sứ mệnh cao cả của Gióng là bảo vệ đất nước. Đáp ứng tiếng goi cứu nước khi Tổ quốc lâm nguy. - GV mở rộng: Tiếng nói đầu tiên của cậu bé là đòi đánh giặc: + Gióng là hình ảnh của nhân dân, khi dân tộc gặp cơn nguy biến thì họ sẵn sàng đứng ra cứu nước, giống như Gióng, khi vua vừa kêu gọi đã đáp lời cứu nước. + Chi tiết Gióng cất tiếng đầu tiên là đòi đánh giặc cũng hàm chứa 1 sự thật rằng: ở 1 đất nước luôn bị ngoại xâm như nước ta thì khả năng đánh giặc phải luôn thường trực từ tuổi bé thơ để đáp ứng lời kêu gọi của Tổ quốc, đúng như nhà thơ Tố Hữu đã từng viết: “Ôi Việt Nam xứ xở lạ lùng Đến em thơ cũng hóa những anh hùng Đến ong dại cũng luyện thành dũng sĩ...” - Bà con góp gạo nuôi chú bé. · Gióng lớn lên bằng thức ăn, đồ mặc của nhân dân, nuôi dưỡng bằng những cái bình thường, giản dị. · Chi tiết còn nói lên truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết của dân tộc ta từ thuở xưa. ND ta rất yêu nước, ai cũng mong Gióng lớn nhanh ra trận đánh giặc. àSức mạnh của Gióng là sức mạnh của toàn dân. Một người không thể cứu nước, phải toàn dân hợp sức thì công cuộc đánh giặc cứu nước mới trở lên mau chóng. - Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ: · Sự vươn vai của Gióng có liên quan đến truyền thống của truyện cổ dân gian. Thời cổ nhân dân ta quan niệm người anh hùng phải khổng lồ về thể xác, sức mạnh, chiến công. Thần Trụ trời, Sơn Tinh ... đều là những nhân vật khổng lồ. Cái vươn vai của Gióng để đạt đến độ phi thường ấy. Sự lớn lên của Gióng đã đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ cứu nước. Khi lịch sử đặt ra vấn đề sống còn cấp bách, khi tình thế đòi hỏi dân tộc vươn lên một tầm vóc phi thường thì dân tộc ta vụt lớn dậy như Thánh Gióng, tự mình thay đổi tư thế tầm vóc của mình. NV4: Tìm hiểu Gióng đánh giặc và bay về trời Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS trả lời: + Chiến công phi thường mà Gióng đã làm nên là gì? - HS tiếp tục thảo luận và nêu ý nghĩa của chi tiết: + Ngựa sắn phun ra lửa, roi sắt quật vào giặc chết như ngả rả và những cụm tre cạnh đường quật giặc tan vỡ. + Tráng sĩ đánh giặc xong, cởi giáp sắt bỏ lại và bay thẳng lên trời. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: Gióng đã đánh tan quân giặc.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV chuẩn kiến thức: - Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc: · Chi tiết cho thấy sự sáng tạo, nhanh trí của Gióng Gióng đánh giặc không những bằng vũ khí mà bằng cả cỏ cây của quê hương đất nước, bằng bất cứ những gì có thể giết được giặc à thể hiện quyết tâm giết giặc đến cùng. - Giặc tan, Gióng cưỡi ngựa bay về trời: · Nhân dân yêu mến, trân trọng muốn giữ mãi hình ảnh của người anh hùng nên đã để Gióng về với cõi vô biên, bất tử, sống mãi trong lòng dân tộc. Đánh giặc xong, Gióng không trở về nhận phần thưởng. Dấu tích của chiến công, Gióng để lại cho quê hương xứ sở (tên đất, tên làng, ao hồ...) NV5: Tìm hiểu những dấu tích còn lại Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS trả lời: + Lời kể nào trong truyện Thánh Gióng hàm ý rằng câu chuyện đã xả ra trong quá khứ? Tìm chi tiết đó. + Theo em, ý nghĩa của hình tượng TG là gì? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: Hiện nay, vẫn còn đền thờ ở làng…. làng Cháy Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV chuẩn kiến thức: Đây cũng là một biểu hiện có tính chất đặc thù trong thi pháp truyền thuyết, Người kể chuyện truyền thuyết có ý muốn tạo niềm tin ở người đọc, ngời nghe truyền thuyết nên thường đưa vào các lời kể hàm ý về tính xác thực của câu chuyện. Đồng thời cũng cho thấy trí tưởng tượng phong phú của tác giả dân gian khi sáng tạo nhiều chi tiết sinh động, kì lạ làm tăng thêm vẻ đẹp linh thiêng, hấp dẫn cho nhân vật, gắn lịch sử với phong tục, địa danh nhằm biểu đạt ý nghĩa thiêng liêng: phong tụ, địa danh của đất nước đã được “lịch sử đặt tên” nhờ những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp dựng nước, giữ nước của nhân dân. Hình tượng thánh gióng: tiêu biểu, rực rỡ của người anh hùng đánh giặc giữ nước. TG mang trong mình sức mạnh của cộng đồng ở buổi đầu dựng nước: sức mạnh vô hạn của tự nhiên đất nước, sức mạnh và ý chí của nhân dân – những người thợ thủ công anh hùng, những người nông dân, những binh lính anh hùng, Tầm vóc khổng lồ của TG là biểu động của sự kết tinh tất cả các sức mạnh đó. | 2. Đọc- kể tóm tắt - Nhân vật chính: Gióng. - Ngôi kể: ngôi thứ ba - PTBĐ: tự sự 3.Bố cục: 4 phần - P1: từ đầu… nằm đấy : Sự ra đời kỳ lạ của Gióng - P2: Tiếp… cứu nước: Sự trưởng thành của Gióng - P3: Tiếp… lên trời: Gióng đánh tan giặc và bay về trời - P4: Còn lại: Những vết tích còn lại của Gióng.
II. Tìm hiểu chi tiết 1. Sự ra đời của Gióng - Thời gian, địa điểm: vua Hùng thứ 6, tại làng Gióng.
- Vợ chồng ông lão phúc đức, hiếm muộn - Bà mẹ ướm vào vết chân lạ à thụ thai - Mang thai 12 tháng mới sinh - Gióng lên ba: không biết nói, cười, không biết đi. à Sự ra đời kì lạ, báo hiệu một con người phi thường
2. Sự trưởng thành của Gióng
- Hoàn cảnh: Giặc Ân xâm lược. - Gióng cất tiếng nói muốn đi đánh giặc cứu nước.
à Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
- Sau khi gặp sứ giả, Gióng lớn nhanh như thổi à sự trưởng thành để đáp ứng nhiệm vụ cao cả.
- Bà con góp gạo nuôi chú bé. à thể hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân. Gióng là người anh hùng của nhân dân, được dân nuôi lớn, mang theo sức mạnh của toàn dân.
3. Gióng đánh giặc và bay về trời
- Tư thế, hành động: + phi thẳng đến nơi có giặc + Đón đầu, giết hết lớp này đến lớp khác à Sự oai phong, lẫm liệt, sức mạnh không thể địch nổi của tráng sĩ - Khi roi sắt gẫy, tráng sĩ nhổi bụi tre quật vào giặc -Giặc tan, Gióng cưỡi ngựa bay về trời.
4. Những dấu tích còn lại - Đền thờ Phù Đổng Thiên Vương - Bụi tre đằng ngà - Ao hồ liên tiếp - Làng Cháy à Thể hiện sự trân trọng, biết ơn, niềm tự hào và ước muốn về một người anh hùng cứu nước giúp dân.
|
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án Ngữ văn 6 kì 1 sách cánh diều
Từ khóa: Giáo án powerpoint Ngữ văn 6 cánh diều, GA trình Ngữ văn 6 cánh diều, GA điện tử Ngữ văn 6 cánh diềuTài liệu giảng dạy môn Ngữ văn THCS
Giáo án word lớp 6 cánh diều
Giáo án hóa học 6 sách cánh diều
Giáo án sinh học 6 sách cánh diều
Giáo án vật lí 6 sách cánh diều
Giáo án công nghệ 6 sách cánh diều
Giáo án lịch sử và địa lí 6 sách cánh diều
Giáo án Tin học 6 sách cánh diều
Giáo án hướng nghiệp 6 sách cánh diều
Giáo án Công dân 6 sách cánh diều
Giáo án Thể dục 6 sách cánh diều
Giáo án âm nhạc 6 sách cánh diều
Giáo án Mĩ thuật 6 sách cánh diều
Giáo án khoa học tự nhiên 6 sách cánh diều
Giáo án Ngữ văn 6 sách cánh diều
Giáo án Toán 6 sách cánh diều
Giáo án Powerpoint 6 cánh diều
Giáo án powerpoint KHTN 6 cánh diều
Giáo án powerpoint Vật lí 6 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 6 cánh diều
Giáo án powerpoint Hóa học 6 cánh diều
Giáo án powerpoint Toán 6 cánh diều
Giáo án powerpoint Ngữ văn 6 cánh diều
Giáo án powerpoint Lịch sử 6 cánh diều
Giáo án powerpoint Địa lí 6 cánh diều
Giáo án powerpoint Công dân 6 cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 6 cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 6 cánh diều
Giáo án powerpoint Âm nhạc 6 cánh diều
Giáo án powerpoint Mĩ thuật 6 cánh diều
Giáo án powerpoint Hoạt động trải nghiệm 6 cánh diều
GIÁO ÁN LỚP 6 CÁC BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án điện tử các môn lớp 6 sách chân trời sáng tạo
Giáo án word lớp 6 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử các môn lớp 6 sách kết nối tri thức
Giáo án word lớp 6 kết nối nối tri thức với cuộc sống
Cách đặt mua:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây