Đề thi cuối kì 2 kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo (Đề số 6)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo kì 2 đề số 6. Cấu trúc đề thi số 6 kì 2 môn kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án giáo dục kinh tế và pháp luật 10 chân trời sáng tạo (bản word)
MA TRẬN, BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 10
Thời gian: 45 phút
NỘI DUNG HỌC TẬP | Mức độ | |||
NB | TH | VD | VDC | |
Bài 14: Quốc hội, chủ tịch nước, chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam | 1 | |||
Bài 15: Tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân | 1 | |||
Bài 16: Chính quyền địa phương | 1 | 1 | ||
Bài 17: Pháp luật và đời sống | 1 | 1 | ||
Bài 18: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam | 1 | 1 | 1 | |
Bài 19: Thực hiện pháp luật | 1 | 1 | ||
Bài 20: Khái niệm, đặc điểm và vị trí của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam | 1 | 1 | 1 | |
Bài 21: Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về chính trị | 1 | 1 | 1 | |
Bài 22: Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân | 1 | 1 | 1 | |
Bài 23: Nội dung cơ bản của hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường | 1 | 1 | ||
Bài 24: Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về bộ máy nhà nước | 1 | 1 |
I. Đề kiểm tra đánh giá
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Cơ quan nào sau đây ban hành Hiến pháp?
A. Chính phủ.
B. Quốc hội.
C. Tòa án nhân dân.
D. Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Câu 2. Phương án nào sau đây là hình thức chính thể của nhà nước Việt Nam?
A. Cộng hòa Nghị viện nhân dân.
B. Cộng hòa hỗn hợp.
C. Cộng hòa dân chủ nhân dân.
D. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa.
Câu 3. Ở nước ta, công dân đủ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân?
A. Đủ 14 tuổi.
B. Đủ 16 tuổi.
C. Đủ 18 tuổi.
D. Đủ 21 tuổi.
Câu 4. Theo Hiến pháp năm 2013, đối với các giá trị văn hóa, mọi người có quyền gì?
A. Hưởng thụ và tiếp cận.
B. Quản lý và giám sát.
C. Truyền bá và loại bỏ.
D. Tái tạo và tiếp nhận.
Câu 5. Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do cơ quan nào là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lí?
A. Nhà nước.
B. Tòa án.
C. Viện kiểm sát.
D. Tổ chức xã hội.
Câu 6. Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử lý nghiêm và có trách nhiệm gì?
A. Khắc phục, bồi thường thiệt hại.
B. Thu hồi và bị cấm sản xuất.
C. Thực hiện hành vi tương tự.
D. Giải quyết cá nhân liên quan.
Câu 7. Cơ quan lập pháp của nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có tên gọi khác là cơ quan gì?
A. Đại biểu của nhân dân.
B. Hành chính nhà nước.
C. Xét xử, kiểm sát.
D. Ngang bộ.
Câu 8. Hội đồng nhân dân xã thuộc loại cơ quan nào sau đây?
A. Đại biểu của nhân dân.
B. Hành chính nhà nước.
C. Kiểm sát nhà nước.
D. Kiểm toán nhà nước.
Câu 9. Việc Quốc hội quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia đã thể hiện chức năng nào của Quốc hội?
A. Giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
B. Thi hành lệnh động viên hoặc động viên cục bộ.
C. Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
D. Thực hiện quyền lập hiến và lập pháp.
Câu 10. Theo Hiến pháp 2013, Hiến pháp được Quốc hội thông qua khi có ít nhất bao nhiêu đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành?
A. 1/3 tổng số đại biểu.
B. 2/3 tổng số đại biểu.
C. 1/2 tổng số đại biểu.
D. 3/3 tổng số đại biểu.
Câu 11. Đảng Cộng sản Việt Nam là một thành viên của hệ thống chính trị, đồng thời cũng là tổ chức có vị trí như thế nào?
A. Đại biểu cao nhất của Nhân dân.
B. Đứng đầu Nhà nước về đối nội và đối ngoại.
C. Lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị, toàn xã hội.
D. Quyền lực nhà nước cao nhất của nước Việt Nam.
Câu 12. Với các lĩnh vực như cán bộ, công tác đối ngoại, an ninh, quốc phòng, Đảng sẽ lãnh đạo theo tính chất gì?
A. Trực tiếp và tuyệt đối.
B. Gián tiếp và luân chuyển.
C. Trực tiếp và luân chuyển.
D. Gián tiếp và tuyệt đối.
Câu 13. Trong tổ chức và hoạt động, tất cả các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị phải tuân thủ theo:
A. Sự lãnh đạo của Đảng.
B. Nghị định của Chính phủ.
C. Quy định của Nhà nước.
D. Thông tư của bộ công an.
Câu 14. Nguyên tắc quan trọng nhất trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quyền lực nhà nước thuộc về chủ thể nào?
A. Nhân dân.
B. Quốc hội.
C. Chính phủ.
D. Đảng viên.
Câu 15. Nguyên tắc thiết lập nền tảng để hình thành bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nguyên tắc gì?
A. Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
B. Nguyên tắc tập trung dân chủ.
C. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
D. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Câu 16. Nguyên tắc kết hợp hài hoà giữa chỉ đạo, lãnh đạo tập trung và mở rộng dân chủ là nguyên tắc gì?
A. Nguyên tắc đảm bảo lãnh đạo của Đảng.
B. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.
C. Nguyên tắc tập trung dân chủ.
D. Nguyên tắc quyền lực nhân dân.
Câu 17. Theo Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), Quốc hội tổ chức họp như thế nào?
A. Công khai, họp kín (khi cần thiết).
B. Bí mật, họp kín (khi cần thiết).
C. Bắt buộc phải công khai.
D. Công khai, bất kì lúc nào.
Câu 18. Theo Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), hình thức hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của Quốc hội là gì?
A. Kì họp.
B. Phiên họp.
C. Tố tụng.
D. Công tố.
Câu 19. Theo Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), Quốc hội họp thường lệ mỗi năm bao nhiêu kì họp?
A. 2 kì.
B. 3 kì.
C. 1 kì.
D. 4 kì.
Câu 20. Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân chịu sự giám sát của chủ thể nào?
A. Quốc hội.
B. Hội đồng nhân dân.
C. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
D. Các tổ chức chính trị - xã hội.
Câu 21. Hệ thống Viện kiểm sát nhân dân bao gồm những cơ quan nào?
A. Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát cấp tỉnh.
B. Viện kiểm sát quân sự và Viện kiểm sát Trung ương.
C. Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự.
D. Viện kiểm sát chuyên trách và Viện kiểm sát quân sự.
Câu 22. Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân chia thành mấy cấp?
A. Bốn.
B. Năm.
C. Ba.
D. Hai.
Câu 23. Cơ quan nào dưới đây do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra?
A. Tòa án nhân dân.
B. Viện kiểm sát nhân dân.
C. Ủy ban nhân dân.
D. Quốc hội.
Câu 24. Cơ quan nào sau đây được gọi là Chính quyền địa phương?
A. Sở Nội vụ.
B. Uỷ ban Dân tộc.
C. Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân.
D. Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân.
PHẦN II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)
Câu 1 (2,0 điểm). Nêu khái niệm thực hiện pháp luật và các hình thức thực hiện pháp luật.
Câu 2 (2,0 điểm): Xử lí tình huống.
Thôn của Q nằm cạnh một con sông lớn. Trong thôn có địa điểm thu gom rác thải để xử lí nhưng nhiều người vẫn có thói quen vứt rác, xác vật nuôi, túi ni lông,… xuống lòng sông vì cho rằng dòng sông lớn nên vứt một vài túi rác xuống cũng không ảnh hưởng gì. Q cho rằng làm như vậy là vi phạm pháp luật nhưng không biết làm gì để mọi người chấm dứt hành vi đó.
Nếu là Q, em sẽ làm gì?