Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Điện Biên
Tài liệu giáo GDĐP lớp 7 Điện Biên. Bản giáo án cập nhật các dữ liệu mới nhất của địa phương Điện biên. Với các chủ đề: Địa lý, Lịch sử, Ngữ văn, Đa dạng sinh học, Mỹ thuật, âm nhạc...Giáo án soạn theo công văn mới nhất, đầy đủ và chi tiết nhất. Tài liệu tải về là bản word, dễ dàng chỉnh sửa. Quý thầy cô tham khảo để giảng dạy tốt môn: Giáo dục địa phương Điện Biên lớp 7
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Phần trình bày nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
TIẾT 9, 10 - CHỦ ĐỀ 4: NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ XÃ HỘI Ở TỈNH ĐIỆN BIÊN TỪ THẾ KỈ X ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XVII
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau Chủ đề này, HS sẽ:
- Trình bày được tình hình chính trị của Điện Biên từ thế kỉ X đến cuối thế kỉ XVIII.
- Nêu được những chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Điện Biên từ thế kỉ X đến cuối thế kỉ XVIII.
- Hiểu và nhận xét, đánh giá về chuyển biến kinh tế, xã hội ở Điện Biên.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách chủ động, khoa học; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
- Năng lực tìm hiểu kiến thức:
- Trình bày được tình hình chính trị của Điện Biên từ thế kỉ X đến cuối thế kỉ XVIII.
- Nêu được những chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Điện Biên từ thế kỉ X đến cuối thế kỉ XVIII.
- Năng lực nhận thức tư duy : Hiểu và nhận xét, đánh giá về chuyển biến kinh tế, xã hội ở Điện Biên.
- Phẩm chất
- Chăm chỉ, tự học, nhiệt tình: Có ý thức tìm hiểu những đặc điểm về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Điện Biên từ thế kỉ X − cuối thế kỉ XVIII.
- Tự giác: Có ý thức sưu tầm, tìm hiểu tư liệu lịch sử về Điện Biên từ thế kỉ X - cuối thế kỉ XVIII.
- Trách nhiệm, trung thực: Tích cực tham gia các hoạt động nhóm và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Đối với giáo viên
- Giáo án Giáo dục địa phương (Điện Biên)
- Tranh, ảnh, tư liệu, tài liệu sưu tầm về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Điện Biên từ thế kỉ X − cuối thế kỉ XVIII.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- Tài liệu Giáo dục địa phương (Điện Biên).
- Tranh, ảnh, tài liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Kích thích nhu cầu tìm hiểu tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Điện Biên từ thế kỉ X − cuối thế kỉ XVIII.
- Nội dung:
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm và trình bày một số hiểu biết về thành tựu kinh tế, xã hội ở Điện Biên từ thế kỉ X – cuối thế kỉ XVIII.
- GV nêu vấn đề, dẫn dắt HS vào bài học
- Sản phẩm:
- HS quan sát hình ảnh, video về một số thành tựu kinh tế, xã hội của các dân tộc ở Điện Biên.
- HS suy nghĩ và cho biết hình ảnh, video đó thể hiện thành tựu về kinh tế, xã hội nào mà nhân dân các dân tộc ở Điện Biên đạt được trong thời phong kiến còn lưu danh cho đến nay.
d.Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai là nhà bác học nhí?.
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ (4 – 6 HS/nhóm).
- GV yêu cầu các nhóm quan sát hình ảnh, video về thành tựu kinh tế, xã hội ở Điện Biên từ thế kỉ X – cuối thế kỉ XVIII, thảo luận và trả lời câu hỏi: Quan sát và trình bày một số hiểu biết của mình về thành tựu kinh tế, xã hội của Điện Biên từ thế kỉ X – cuối thế kỉ XVIII.
+ Hình ảnh về thành tựu kinh tế, xã hội:
Làng nghề dệt vải truyền thống Buôn bán, sản xuất gỗ lạt
+ Video về làng nghề Khẩu Xén, Khẩu Chí Chọp:
https://www.youtube.com/watch?v=Sal5Z4elKMU
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tham gia trò chơi, quan sát hình ảnh, video, thảo luận theo nhóm để trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Trong thời kì phong kiến độc lập, các triều đại phong kiến Đại Việt thi hành chính sách mở rộng đoàn kết dân tộc đối với vùng Tây Bắc. Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ở Điện Biên có nhiều chuyển biển. Đời sống nhân dân có phần được cải thiện, các hoạt động kinh tế được quan tâm. Tuy nhiên, đây cũng là thời kì quyền lực của tầng lớp trên trong xã hội Điện Biên được củng cố. Để hiểu rõ hơn về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ở Điện Biên từ thế kỉ X – cuối thế kỉ XVIII, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong chủ đề ngày hôm nay – Chủ đề 4: Những chuyển biến về kinh tế, xã hội ở tỉnh Điện Biên từ thế kỉ X đến cuối thế kỉ XVIII.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu tình hình chính trị
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS Trình bày được tình hình chính trị của Điện Biên từ thế kỉ X − cuối thế kỉ XVIII.
- Nội dung:
- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1, kết hợp quan sát một số hình ảnh và tìm hiểu tình hình chính trị của Điện Biên từ thế kỉ X – cuối thế kỉ XVII.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Trình bày nét cơ bản về tình hình chính trị của Điện Biên từ thế kỉ X – cuối thế kỉ XVII.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những nét cơ bản về tình hình chính trị của Điện Biên từ thế kỉ X – cuối thế kỉ XVII và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS thảo luận nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn với nhiệm vụ sau: Quan sát hình, đọc thông tin mục 1 và trả lời câu hỏi: Hình 4.1. Phù điêu chỉ được khai quật tại di tích khảo cổ thành Sam Mứn Hình 4.2. Lục lạc được khai quật tại di tích khảo cổ thành Sam Mứn Hình 4.3. Thanh là được khai quật tại di tích khảo cổ thành Sam Mứn Hình 4.4. Nhận được khai quật tại di tích khảo cổ thành Sam Mứn + Từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI, đơn vị hành chính của Điện Biên có sự thay đổi như thế nào? + Nêu sự thay đổi về tổ chức chính quyền ở vùng đất Điện Biên từ thế kỉ X− XVII. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận, đọc thông tin SGK, quan sát hình SGK và trả lời câu hỏi. - Mỗi HS ngồi vào vị trí đã giao. Tập trung vào câu hỏi đặt ra. Viết vào ô mang số của bạn câu trả lời hoặc ý kiến của bạn . Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút. - Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và thống nhất các câu trả lời. Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn (giấy A0). - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV tóm tắt thông tin, tổng kết kiến thức. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận về những nét cơ bản của tình hình chính trị Điện Biên từ thế kỉ X – cuối thế kỉ XVII. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Tình hình chính trị a. Đơn vị hành chính Thời Ngô, Đinh và Tiền Lê, tồn tại các đơn vị hành chính của thời kì trước. - Thời Lý, Điện Biên (Mường Thanh) thuộc đạo Lâm Tây có tên gọi đất Đăng Châu. - Thời Trần thuộc đạo Đà Giang. Đến năm 1397 đổi thành trấn Thiên Hưng. - Thời Lê sơ, Điện Biên thuộc trấn Gia Hưng, sau đổi thành châu Phục Lễ. Năm 1490, vua Lê Thánh Tông ban hành bản đồ trong cả nước, Điện Biên thuộc đạo thừa tuyên Hưng Hoá. - Cuối thế kỉ XVIII, thời Lê Trung Hưng, đặt ra châu Ninh Biên thay cho tên gọi Mường Thanh thuộc phủ An Tây. b. Tổ chức chính quyền địa phương - Thế kỉ XI, các chúa Lự cho xây dựng thành Sam Mứn ở phía Nam thung lũng Mường Thanh để chống lại các cuộc tấn công từ phương Bắc. Thành Sam Mún trở thành thủ phủ của các đời chúa Lự cai quản đất Mường Thanh là trung tâm chính trị, kinh tế của vùng đất này. - Thế kỉ XIII, các chúa Thái đến đất Mường Thanh văn hoá Thái ảnh hưởng tới văn hoá người Lự. Các chúa Thái dần nắm quyền thay chúa Lự cai quản Mường Thanh, đồng thời quy phục triều đình phong kiến Đại Việt. - Giữa thế kỉ XVIII, Hoàng Công Chất liên kết với các thủ lĩnh địa phương giải phóng vùng đất Mường Thanh và xây dựng thành Bản Phủ vững chắc, kiên cố.
|
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức đã học về tình hình chính trị của Điện Biên từ thế kỉ X – cuối thế kỉ XVII.
- Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai nhanh hơn, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm về tình hình chính trị của Điện Biên từ thế kỉ X – cuối thế kỉ XVII.
- Sản phẩm: HS chọn được đáp án đúng và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia HS thành 2 đội chơi và tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai nhanh hơn.
- GV phổ biến luật chơi cho HS: GV lần lượt đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm, hai đội lắng nghe câu hỏi và viết ra bảng phụ đáp án đúng mà đội mình lựa chọn. Đội nào có nhiều đáp án đúng nhất, đó là đội chiến thắng.
- GV lần lượt đọc các câu hỏi:
Câu 1: Thời Lý, Điện Biên có tên gọi là gì?
- Đăng Châu.
- Mường Thanh.
- Thiên Hưng.
- Phục Lễ.
Câu 2: Năm 1490, vua Lê Thánh Tông ban hành bản đồ trong cả nước, Điện Biên khi ấy thuộc:
- Đạo Lâm Tây.
- Đạo Đà Giang.
- Đạo thừa tuyên Hưng Hoá.
- Phủ An Tây.
Câu 3: Tại sao vào thế kỉ XI, các chúa Lự lại cho xây dựng thành Sam Mứn ở phía Nam thung lũng Mường Thanh ?
- Để thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc.
- Để khẳng định quyền lực của chính quyền.
- Để phục vụ nhu cầu của giai cấp thống trị.
- Để chống lại các cuộc tấn công từ phương Bắc.
Câu 4. Nền văn hoá nào sau đây có ảnh hưởng lớn đến văn hoá người Lự thế kỉ XIII?
- Văn hoá Thái.
- Văn hoá Chăm-pa.
- Văn hoá Trung Quốc.
- Văn hoá Ấn Độ.
Câu 5: Ai là người liên kết với các thủ lĩnh địa phương giải phóng vùng đất Mường Thanh, xây dựng thành Bản Phủ?
- Vua Lê Thánh Tông.
- Các chúa Thái.
- Hoàng Công Chất.
- Lê Trung Hưng.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS các đội suy nghĩ nhanh, dựa vào kiến thức đã học để đưa ra đáp án.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời các đội đưa ra đáp án đúng.
- GV mời các đội nhận xét câu trả lời của đội bạn.
- GV tuyên bố đội thắng cuộc.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, chốt đáp án và tuyên bố đội thắng cuộc.
Câu hỏi | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | A | C | D | A | C |
- GV chuyển sang nội dung mới.
- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Củng cố kiến thức đã học.
- Liên hệ, vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
- Nội dung: GV tổ chức cho HS tìm hiểu thông tin về thành Sam Mứn qua sách báo, internet,…
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS về thành Sam Mứn (vị trí, đặc điểm, vai trò và ý nghĩa lịch sử).
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và thực hiện nhiệm vụ: Quan sát và tìm hiểu một số thông tin về thành Sam Mứn – trung tâm chính trị, kinh tế của vùng đất Mường Thanh (Điện Biên).
Dấu tích một đoạn thành phía đông của thành Sam Mứn
Bản đồ vị trí địa lí thành Sam Mứn
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh, vận dụng kiến thức đã học và tìm hiểu sách báo, internet,… để tìm hiểu một số thông tin về vị trí, đặc điểm, vai trò và ý nghĩa lịch sử thành Sam Mứn.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày kết quả.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung hoặc đặt câu hỏi cho bạn (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:
+ Vị trí: Thành Sam Mứn (hay còn gọi là thành Tam Vạn) thuộc xã Sam Mứn, huyện Điện Biên, về phía cực nam của cánh đồng Mường Thanh. Thành nằm trên trục đường 279 nối Thành phố Điện Biên Phủ với cửa khẩu Tây Trang và ngã ba đường đi huyện Điện Biên Đông. Hai mặt phía bắc và phía đông được bao bọc bởi những ruộng lúa bạt ngàn của cánh đồng Mường Thanh, phía tây là sông Nậm Rốm, phía nam là sông Nậm Núa.
+ Đặc điểm:
- Thành được đắp ở 2 mặt phía bắc và phía đông.
- Dựa vào những vết tích đắp thành còn lại có thể thấy tường thành phía bắc dài gần 1km, tường thành phía đông dài khoảng 1,4km, bên ngoài vẫn còn dấu tích của hào nước là những mương, ao, ruộng thấp...
- Phía tây và nam, nơi có địa thế hiểm trở với các dòng sông Nậm Rốm, Nậm Núa là những hào nước tự nhiên và các dãy núi cao bao bọc thành.
- Nằm trên trục đường chiến lược từ Mường Thanh đi Tây Trang, ở ngã ba của hai con sông Nậm Rốm và Nậm Núa nên vừa thuận lợi trong việc tiến công cũng như rút chạy khi có biến cố.
+ Vai trò và ý nghĩa lịch sử:
- Là thành luỹ kiên cố chống lại các cuộc tấn công của quân xâm lược phương Bắc.
- Là nơi hội tụ, giao lưu kinh tế, chính trị và văn hóa, là trung tâm của vùng đất Mường Thanh thời bấy giờ.
- GV kết thúc tiết học.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Tìm hiểu thêm một số thông tin liên quan đến bài học.
- Chuẩn bị trước nội dung bài mới.
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan