Giáo án powerpoint sinh học 7
Giáo án powerpoint hay còn gọi là giáo án điện tử, bài giảng điện tử, giáo án trình chiếu. Dưới đây là bộ giáo án powerpoint sinh học 7. Giáo án được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập cho học sinh. Với tài liệu này, hi vọng việc dạy môn sinh học 7 của thầy cô sẽ nhẹ nhàng hơn.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Xem video về mẫu Giáo án powerpoint sinh học 7
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
1. GIÁO ÁN POWERPOINT BAO GỒM ĐỦ CÁC BÀI TRONG SINH HỌC 7
- Bài 1: Thế giới động vật đa dạng, phong phú
- Bài 2: Phân biệt động vật với thực vật. Đặc điểm chung của động vật
Chương 1: Ngành động vật nguyên sinh
- Bài 3: Thực hành: Quan sát một số động vật nguyên sinh
- Bài 4: Trùng roi
- Bài 5: Trùng biến hình và trùng giày
- Bài 6: Trùng kiết lị và trùng sốt rét
- Bài 7: Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của Động vật nguyên sinh
Chương 2: Ngành ruột khoang
- Bài 8: Thủy tức
- Bài 9: Đa dạng của ngành Ruột khoang
- Bài 10: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Ruột khoang
Chương 3: Các ngành giun
- Bài 11: Sán lá gan
- Bài 12: Một số giun dẹp khác và đặc điểm chung của ngành Giun dẹp
- Bài 13: Giun đũa
- Bài 14: Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của ngành Giun tròn
- Bài 15: Giun đất
- Bài 16: Thực hành: Mổ và quan sát giun đất
- Bài 17: Một số giun đốt khác và đặc điểm chung của ngành Giun đốt
Chương 4: Ngành thân mềm
- Bài 18: Trai sống
- Bài 19: Một số thân mềm khác
- Bài 20: Thực hành: Quan sát một số thân mềm
- Bài 21: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Thân mềm
Chương 5: Ngành chân khớp
- Bài 22: Tôm sông
- Bài 23: Thực hành: Mổ và quan sát tôm sông
- Bài 24: Đa dạng và vai trò của lớp Giáp xác
- Bài 25: Nhện và sự đa dạng của lớp hình nhện
- Bài 26: Châu chấu
- Bài 27: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Sâu bọ
- Bài 28: Thực hành: Xem băng hình về tập tính của sâu bọ
- Bài 29: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Chân khớp
- Bài 30: Ôn tập phần 1 - Động vật không xương sống
Chương 6: Ngành động vật có xương sống
- Bài 31: Cá chép
- Bài 32: Thực hành: Mổ cá
- Bài 33: Cấu tạo trong của cá chép
- Bài 34: Đa dạng và đặc điểm chung của các lớp Cá
- Bài 35: Ếch đồng
- Bài 36: Thực hành: QUan sát cấu tạo trong của ếch đồng trên mẫu mỗ
- Bài 37: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp lưỡng cư
- Bài 38: Thằn lằn bóng đuôi dài
- Bài 39: Cấu tạo trong của thằn lằn
- Bài 40: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Bò sát
- Bài 41: Chim bồ câu
- Bài 42: Thực hành: Quan sát bộ xương, mẫu mổ chim bồ câu
- Bài 43: Cấu tạo trong của chim bồ câu
- Bài 44: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp chim
- Bài 45: Thực hành: Xem băng hình về đời sống và tập tính của chim
- Bài 46: Thỏ
- Bài 47: Cấu tạo trong của thỏ
- Bài 48: Đa dạng của lớp Thú. Bộ Thú huyệt, bộ Thú túi
- Bài 49: Đa dạng của lớp thú bộ dơi và bộ cá voi
- Bài 50: Đa dạng của lớp thú bộ ăn sâu bọ, bộ gặm nhấm, bộ ăn thịt
- Bài 51: Đa dạng của lớp thú các bộ móng guốc và bộ linh trưởng
- Bài 52: Thực hành: Xem băng hình về đời sống và tập tính của Thú
Chương 7: Sự tiến hóa của động vật
- Bài 53: Môi trường sống và sự vận động di chuyển
- Bài 54: Tiến hóa về tổ chức cơ thể
- Bài 55: Tiến hóa về sinh sản
- Bài 56: Cây phát sinh giới động vật
Chương 8: Động vật và đời sống con người
- Bài 57: Đa dạng sinh học
- Bài 58: Đa dạng sinh học (tiếp theo)
- Bài 59: Biện pháp đấu tranh sinh học
- Bài 60: Động vật quý hiếm
- Bài 61,62: Tìm hiểu một số động vật có tầm quan trọng trong kinh tế ở địa phương
- Bài 63: Ôn tập
- Bài 64,65,66: Tham quan thiên nhiên
2. GIÁO ÁN WORD BÀI
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Bài 1. THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT ĐA DẠNG VÀ PHONG PHÚ
- MỤC TIÊU.
- Kiến thức
- Học sinh chứng minh sự đa dạng và phong phú của động vật thể hiện ở số loài và môi trường sống.
- Năng lực
Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt
Năng lực chung | Năng lực chuyên biệt |
- Năng lực phát hiện vấn đề - Năng lực giao tiếp - Năng lực hợp tác - Năng lực tự học - Năng lực sử dụng CNTT và TT | - Năng lực kiến thức sinh học - Năng lực thực nghiệm - Năng lực nghiên cứu khoa học
|
- Phẩm chất
- Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Giáo viên:
- Giáo án, SGK, Tranh vẽ như SGK, tiêu bản mẫu vật, tranh ảnh.
- Học sinh
- Vở ghi, SGK, Nêu và giải quyết vấn đề kết hợp hình vẽ và làm việc với SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
- a) Mục tiêu: Tạo tình huống khơi gợi tinh thần cho học sinh
- b) Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.
- c) Sản phẩm: Từ yêu cầu HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
- d) Tổ chức thực hiện:
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi và giới thiệu bài học: Ở chương trình sinh học lớp 6 chúng ta đã nghiên cứu về thế giới thực vật, chương trình sinh học 7 sẽ mang đến cho các em chìa khoá mở cánh cửa bước vào thế giới động vật , các em sẽ được tìm hiểu , khám phá thế giới động vật đa dạng phong phú, từ đơn giản đến phức tạp, từ động vật có kích thước hiển vi đến kích thước khổng lồ
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Trả lời câu hỏi
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: Vậy sự đa dạng đó thể hiện như thế nào ta Đặt vấn đề vào bài mới hôm nay.
- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự đa dạng loài và sự phong phú về số lượng cá thể.
- a) Mục tiêu: Sự đa dạng loài và sự phong phú về số lượng cá thể.
- b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.
- c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.
- d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Sản phẩm dự kiến |
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, quan sát H1.1- 2 SGK tr.5,6 và trả lời câu hỏi: ? Sự phong phú về loài được thể hiện như thế nào? Hãy kể tên loài động trong: + Một mẻ kéo lưới ở biển. + Tát 1 ao cá + Đánh bắt ở hồ. + Chặn dòng nước suối ngâm? ? Ban đêm mùa hè ở trên cánh đồng có những loài động vật nào phát ra tiếng kêu? Em có nhận xét gì về số lượng cá thể trong bày ong, đàn bướm, đàn kiến? * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất. + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. * Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức | 1. Sự đa dạng loài và sự phong phú về số lượng cá thể. - Thế giới động vật rất đa dạng về loài và phong phú về số lượng cá thể trong loài.
|
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự đa dạng về môi trường sống.
- a) Mục tiêu: Sự đa dạng môi trường sống
- b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.
- c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.
- d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Sản phẩm dự kiến |
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS quan sát hình 1.4, hoàn thành bài tập. Điền chú thích? Đặc điểm gì giúp chim cánh cụt thích nghi với khí hậu giá lạnh ở vùng cực? ? Nguyên nhân nào khiến ĐV ở nhiệt đới đa dạng và phong phú hơn vùng ôn đới nam cực? ĐV nước ta có đa dạng và phong phú không, tại sao? Lấy ví dụ chứng minh sự phong phú về môi trường sống của động vật * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất. + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. * Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức | 2. Sự đa dạng về môi trường sống.
- Động vật có ở khắp nơi do chúng thích nghi với mọi môi trường sống.
|
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.
- Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
- Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.
- Tổ chức thực hiện:
Thế giới động vật đa dạng phong phú như thế nào ?
Qua vài tỉ năm tiến hoá, thế giới động vật tiến hoá theo hướng đa dạng về loài và phong phú về số lượng cá thể, thể hiện :
- Đa dạng về loài:
+ Từ nhiều loài có kích thước nhỏ như trùng biến hình đến loài có kích thước lớn như cá voi.
+ Chỉ một giọt nước biển thôi cũng có nhiều đại diện của các loài khác nhau (hình 1.3 SGK).
+ Chỉ quây một mẻ lưới, tát một cái ao, lập tức được vô số các loài khác nhau. Đã có khoảng 1,5 triệu loài được phát hiện.
- Phong phú về số lượng cá thể: Một số loài có số lượng cá thể rất lớn, cá biệt, có loài có số lượng lên đến hàng vạn, hàng triệu cá thể như : các đàn cá biển, tổ kiến, đàn chim di cư, chim hồng hạc..
- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.
- Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
- Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.
- Tổ chức thực hiện:
GV chia lớp thành nhiều nhóm (mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập: - Giải thích tại sao thê giói động vật đa dạng và phong phú.
- Đặc điểm giúp chim cánh cụt thích nghi được với khí hậu giá lạnh ở vùng cực?
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
- Vẽ sơ đồ tư duy cho bài học để hệ thống lại kiến thức.
- Về nhà soạn bài .
- Đọc trước thông tin trong bài 2.
* RÚT KINH NGHIỆM
..........................................................................................................................................................
Thông tin giáo án powerpoint:
- Giáo án khi tải về là giáo án powerpoint có đầy đủ các bài trong chương trình
- Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh
- Bàn giao giáo án ngay và luôn
Phí giáo án:
- 400k/cả năm
CÁCH ĐẶT GIÁO ÁN:
- Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: nhắn tin hoặc gọi điện tới Zalo số: 0386 168 725 để thông báo: tôi đã đặt
=> Giáo án Sinh học 7 kì 1 soạn theo công văn 5512
Từ khóa: Giáo án powerpoint sinh học 7, GA trình sinh 7, GA điện tử sinh học lớp 7Tài liệu giảng dạy môn Sinh học THCS