Giáo án GDĐP lớp 6 Hà Nội Chủ đề 1: Lịch sử Hà Nội từ thời nguyên thủy đến thế kỉ X

Dưới đây là bộ tài liệu tham khảo giáo án địa phương lớp 6 Hà Nội Chủ đề 1: Lịch sử Hà Nội từ thời nguyên thủy đến thế kỉ X. Bộ tài liệu được biên soạn rất cẩn thận, trình bày khoa học, giúp thầy cô nhanh chóng xây dựng kế hoạch bài dạy môn Giáo dục địa phương cho học sinh của mình. Hy vọng sẽ giúp thầy cô có thêm ý tưởng để thiết kế bài giảng hay hơn phục vụ cho công tác giảng dạy của mình.

Xem: =>

Xem toàn bộ: Giáo án GDĐP lớp 6 Hà Nội đủ các chủ đề

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

 CHỦ ĐỀ 1: LỊCH SỬ HÀ NỘI TỪ THỜI NGUYÊN THỦY ĐẾN THẾ KỈ X

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau Chủ đề này, HS sẽ:

-       Trình bày được những nét tiêu biểu của lịch sử Hà Nội từ thời nguyên thuỷ đến thế kỉ X qua các thời kì: thời nguyên thuỷ, thời kì Văn Lang – Âu Lạc, thời kì Bắc thuộc.

-       Mô tả được sự thay đổi vị thế của Hà Nội từ thời nguyên thuỷ đến thế kỉ X.

-       Tự hào về truyền thống lịch sử của Hà Nội trong sự phát triển của lịch sử dân tộc.

2. Năng lực

Năng lực chung:

-       Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

-       Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

Năng lực riêng:

-       Khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học dưới sự hướng dẫn của GV.

-       Tìm kiếm, sưu tầm được tư liệu để phục vụ cho bài học và thực hiện các hoạt động thực hành, vận dụng.

3. Phẩm chất

-       Ghi nhớ công ơn dựng nước và giữ nước của tổ tiên.

-       Trân trọng và giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

-       Giáo án Giáo dục địa phương (Hà Nội)

-       Một số hình ảnh về lịch sử Hà Nội từ thời nguyên thủy đến thế kỉ X.

-       Phiếu học tập, giấy A0, bảng phụ, nam châm/băng dính.

-       Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

-       Tài liệu Giáo dục địa phương (Hà Nội).

-       Đồ dùng học tập: bút, hộp màu.

-       Thông tin, hình ảnh về lịch sử Hà Nội từ thời nguyên thủy đến thế kỉ X sưu tầm được (nếu có).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ:

- Nêu được những hiểu biết sẵn có của mình về các nhân vật, địa danh liên quan đến thời kì lịch sử Hà Nội từ thời nguyên thủy đến thế kỉ X.

- HS chuẩn bị tâm thế hào hứng khi bắt đầu bài học.

b. Nội dung:

- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm và trình bày một số hiểu biết về văn hóa Hà Nội từ thế kỉ X – XV.

- GV nêu vấn đề, dẫn dắt HS vào bài học

c. Sản phẩm:

- HS quan sát hình ảnh, video về văn hóa Hà Nội thế kỉ X – XV.

- HS trình bày một số hiểu biết về văn hóa Hà Nội từ thế kỉ X – XV và chuẩn kiến thức của GV.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia cả lớp thành 6 nhóm, yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ:

+ Mỗi nhóm tìm hiểu về một từ khóa trong phần mở đầu của SGK: Cổ Loa, Mê Linh, làng cổ Đường Lâm, Hai Bà Trưng, Phùng Hưng, Ngô Quyền.

+ Trong thời gian 5 phút, các nhóm liệt kê tất cả những hiểu biết của mình về từ khóa đã được giao.

+ Hết thời gian chuẩn bị, đại diện các nhóm trình bày kết quả.

- Sau khi các nhóm trình bày xong, GV có thể bổ sung thêm một số thông tin/ hình ảnh về các từ khóa.

+ Cổ Loa:

 

+ Mê Linh

 

+ Làng cổ Đường Lâm

 

+ Hai Bà Trưng

 

+ Phùng Hưng

 

+ Ngô Quyền

 

Lưu ý: GV không yêu cầu các nhóm phải trình bày hiểu biết sâu về từ khóa. Các nhóm chỉ cần nêu một vài đặc điểm ngắn gọn về từ khóa là đạt yêu cầu nhiệm vụ học tập trong phần này.

- GV đặt câu hỏi gợi ý: Các nhân vật, địa danh này có đặc điểm chung là gì?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe GV hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.

+ Các từ khóa:

 

Từ khóa

Cổ Loa

Âu Lạc, An Dương Vương, Mị Châu, Trọng thủy, nỏ thần...

Mê Linh

Hai Bà Trưng...

Làng cổ Đường Lâm

Cổ kính, truyền thống,

Hai Bà Trưng

Trưng Trắc, Trưng Nhị, nữ vương...

Phùng Hưng

Đường Lâm, Bố Cái Đại Vương...

Ngô Quyền

Nam Hán, dẹp loạn,

+ Những nhân vật, địa danh trên có liên quan đến giai đoạn lịch sử Hà Nội trước thế kỉ X.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu giai đoạn lịch sử Hà Nội thời nguyên thủy

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

-HS trình bày được những nét tiêu biểu của lịch sử Hà Nội thời nguyên thuỷ.

- HS mô tả được sự thay đổi vị thế của Hà Nội từ thời nguyên thuỷ đến thế kỉ X.

b. Nội dung: HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi gợi mở của GV.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin, khai thác hình ảnh 1.1, 1.2 trong SGK và thảo - luận theo cặp đôi để trả lời các câu hỏi sau:

+ Cư dân ở vùng đất Hà Nội bắt đầu biết sử dụng đồ đồng vào khoảng thời gian nào?

+ Kể tên các nền văn hóa thời đại đồ đồng ở Hà Nội.

+ Kể tên các di chỉ khảo cổ học ở Hà Nội liên quan đến các nền văn hóa thời đại đồ đồng.

 + Các loại hiện vật được phát hiện ở các di chỉ khảo cổ học này gồm những gì?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin, khai thác hình ảnh 1.1, 1.2 trong SGK và thảo luận theo cặp đôi để trả lời các câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Hà Nội thời nguyên thủy

- Cư dân ở vùng đất Hà Nội bắt đầu biết sử dụng đồ đồng vào khoảng 4000 năm trước.

- Các nền văn hóa đồ đồng ở Hà Nội: Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun và Đông Sơn.

- Các di chỉ khảo cổ ở Hà Nội: Đình Tràng, Cổ Loa, Thành Đền, Vườn Chuối...

- Các hiện vật gồm: thạp đồng, trống chậu...

 

 

 

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Cần nâng cấp lên VIP

Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:

  • Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
  • Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
  • Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
  • Câu hỏi và bài tập tự luận
  • Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
  • Phiếu bài tập file word
  • File word giải bài tập
  • Tắt toàn bộ quảng cáo
  • Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..

Phí nâng cấp:

  • 1000k/6 tháng
  • 1150k/năm(12 tháng)

=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án GDĐP lớp 6 Hà Nội đủ các chủ đề

Chat hỗ trợ
Chat ngay