Kênh giáo viên » Hóa học 9 » Giáo án Hóa học 9 kì 2 soạn theo công văn 5512

Giáo án Hóa học 9 kì 2 soạn theo công văn 5512

Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Dưới đây là giáo án giảng dạy môn Hóa học lớp 9 kì 2 mẫu giáo án mới của Bộ Giáo dục - 5512. Vì mẫu mới có nhiều quy định chi tiết khiến nhiều giáo viên gặp khó khăn và áp lực. Do đó, nhằm hỗ trợ thầy cô, kenhgiaovien.com gửi tới thầy cô trọn bộ giáo án đầy đủ tất cả các bài, các tiết. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem video về mẫu Giáo án Hóa học 9 kì 2 soạn theo công văn 5512

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …./…./….

BÀI 30: SILIC - CÔNG NGHIỆP SILICAT

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Silic là phi kim hoạt động yếu (tác dụng được với oxi, không phản ứng trực tiếp với hiđro), SiO2 là một oxit axit (tác dụng với kiềm, muối cacbonat kim loại kiềm ở nhiệt độ cao).

- Một số ứng dụng quan trọng của silic, silic đioxit và muối silicat.

- Sơ lược về thành phần và các công đoạn chính sản xuất thuỷ tinh, đồ gốm, xi măng.

2. Năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác, quan sát

- Năng lực riêng: Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học. Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học và vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.

3. Phẩm chất:

- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên:

- Nghiên cứu nội dung bài dạy

- Vẽ phóng to hình 3.20 chuẩn bị phiếu học tập, bảng phụ.

2. Học sinh: Ôn lại phần tính chất hoá học của axit, muối.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b) Nội dung: GV đặt vấn đề, HS lắng nghe

c) Sản phẩm: HS ghi bài mới vào vở

d) Tổ chức thực hiện:

- GV đặt vấn đề: Silic là nguyên tố phổ biến thứ 2 trong vỏ trái đất. Ngành CN liên quan đến silic và hợp chất của nó gọi là CN silicat rất gần gũi trong đời sống. Chúng ta hãy nghiên cứu về silic và ngành CN này.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Silic

a) Mục tiêu: Biết được trạng thái, tính chất và ứng dụng của Silic

b) Nội dung: Dạy học, nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

c) Sản phẩm: Nắm chắc kiến thức về Silic

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS trả lời:

- Silic là nguyên tố có hàm lượng như thế nào?

- Trong tự nhiên, silic tồn tại ở dạng đơn chất hay hợp chất?

- Các hợp chất của silic tồn tại ở dạng địa vật nào là phổ biến nhất?’

- Silic nguyên chất có tính chất vật lí như thế nào?

- Silic có tính chất hoá học như thế nào?

- Dựa vào tính chất, silic có những ứng dụng gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Nhận TT của GV và trả lời theo nhóm

- GV quan sát, hướng dẫn HS khi cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày, rút ra kết luận ® HS khác nhận xét và bổ sung

- Ghi bài vào vở.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và hoàn chỉnh lại kiến thức.

I. Silic

1. Trạng thái thiên nhiên:

- Trong tự nhiên Silic chỉ tồn tại ở dạng hợp chất (trong cao lanh, cát trắng).

2. Tính chất và ứng dụng:

- Silic là chất rắn, màu xám, có ánh kim, dẫn điện kém.

- Silic là phi kim kém hoạt động hơn cả Cacbon:

Si(r) + O2 (k) SiO­2(r)

- Silic dùng làm vật liệu bán dẫn trong kĩ thuật điện tử và chế tạo pin mặt trời.

Hoạt động 2: Silic đioxit

a) Mục tiêu: Nắm được Silic đioxit là một oxit axit, không phản ứng với nước.

b) Nội dung: Dạy học, nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

c) Sản phẩm: Nắm rõ Silic đioxit

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu:

- Silic là một phi kim, vậy silic đioxit có thể có tính chất gì?

- Silic đioxit có tính chất gì đặc biệt?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, suy nghĩ trả lời

- GV quan sát, hướng dẫn HS khi cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày, rút ra kết luận ® HS khác nhận xét và bổ sung

- HS ghi bài vào vở.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và hoàn chỉnh lại kiến thức.

II. Silic đioxit

 

*Silic đioxit là oxit axit:

- Tác dụng với kiềm:

SiO2 (r) + 2NaOH(dd) Na2SiO3 + H2O(h)

(Natri silicat)

- Tác dụng với oxit bazơ:

SiO2 (r)­ + CaO(r) CaSiO3 (r)

(Canxi silicat)

* Silic đioxit không phản ứng với nước.

Hoạt động 3: Sơ lược về công nghiệp silicat

a) Mục tiêu: Nắm được sơ lược về công nghiệp silicat

b) Nội dung: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

c) Sản phẩm: Biết công nghiệp silicat

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

* GV giới thiệu: công nghiệp silicat gồm sản xuất đồ gốm, sứ, thuỷ tinh, ximăng

*Sản xuất gốm, sứ:

+ Đồ gốm gồm những sản phẩm nào?

+ Nguyên liệu chính?

+ Các công đoạn chính?

+ ở nước ta có những nơi nào có cơ sở sản xuất đồ gốm nổi tiếng?

*Sản xuất xi măng:

+ Xi măng có vai trò gì trong xây dựng?

+ Thành phần chính của xi măng là gì?

+ Nguyên liệu chính sản xuất xi măng?

+ Các công đoạn chính?

- GV treo sơ đồ lò quay sản xuất clanhke, y/c HS QS và cử 1 HS lên bảng mô tả QT xảy ra trong lò.

+ ở nước ta nơi nào có cơ sở sản xuất xi măng?

*Sản xuất thủy tinh:

+ Thành phần chính?

+ Nguyên liệu?

+ Các công đoạn chính?

+ Cơ sở sản xuất chính ở nước ta?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoạt động nhóm nêu lên quy trình sản xuất gốm, xi măng và thủy tinh

- GV quan sát, hướng dẫn HS khi cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày, rút ra kết luận ® HS khác nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và hoàn chỉnh lại kiến thức.

III.Sơ lược về công nghiệp silicat:15’

1. Sản xuất đồ gốm, sứ:

( Gồm: gạch, ngói, gạch chịu lửa, sành, sứ).

- Nguyên liệu chính: đất sét, thạch anh, fenpat.

- Các công đoạn chính:

+ Nhào trộn các nguyên liệu thành khối dẻo rồi tạo hình, sấy khô.

+ Nung với nhiệt độ thích hợp.

- Cơ sở sản xuất: Bát Tràng, Hải Dương, Đồng Nai, Sông Bé..

2. Sản xuất xi măng:

Thành phần chính của xi măng là CaSiO3 và Ca(AlO2)2.

- Nguyên liệu: đất sét, đá vôi, cát...

- Các công đoạn chính:

+ Trộn hỗn hợp nguyên liệu dạng bùn.

+ Nung hỗn hợp trên lò quay tạo clanhke.

+ Nghiền clanhke và phụ gia thành xi măng.

3. Sản xuất thuỷ tinh:

Thành phần chính: Na2SiO3 và CaSiO3.

- Nguyên liệu: Cát thạch anh, đá vôi, sôđa.

- Các công đoạn:

+ Trộn hỗn hợp nguyên liệu.

+ Nung nguyên liệu thành thuỷ tinh nhão.

CaCO3CaO+ CO2

CaO+SiO2CaSiO3

Na2CO3 + SiO2

Na2SiO3 + CO2

+ Làm nguội từ từ và ép thổi thành các vật dụng.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

b) Nội dung: gv đưa ra câu hỏi, Hs sử dụng kiến thức đã học để hoàn thành.

c) Sản phẩm: Kết quả bài làm của HS

d) Tổ chức thực hiện:

B1: GV yêu cầu HS làm bài luyện tập: HS làm BT 30.1, 30.2 trong sách BT tr/34

B2: HS tiếp nhận, hoạt động nhóm làm bài tập phiếu học tập

B3: HS trình bày kết quả bài làm:

BT1

Si là nguyên tố phổ biến thứ 2 (sau oxi). Si không tồn tại ở dạng đơn chất mà ở dạng hợp chất như: đất sét, cát trắng.

Silic là chất rắn màu xám, khó nóng chảy, dẫn điện kém, là chất bán dẫn.

Tác dụng với oxi ở nhiệt độ cao

Si + O2 SiO2

BT2: Các công đoạn chính: Nhào nguyên liệu với nước ¦ khối dẻo ¦ tạo hình ¦ nung ở nhiệt độ cao. B4: GV Nhận xét và hoàn chỉnh kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục tiêu:Vận dụng kiến thức đã học làm bt

b) Nội dung: gv đưa ra câu hỏi, Hs sử dụng kiến thức đã học để hoàn thành

c) Sản phẩm: Kết quả bài làm của HS

d) Tổ chức thực hiện:

B1: GV giao nhiệm vụ: Em hãy học bài và sưu tầm thêm những kiến thức, hình ảnh về các ngành, nghề đã học ở trên..

B2: Hs tiếp nhận thông tin và suy nghĩ trả lời

B3: HS trình bày câu trả lời, một số HS khác nhận xét, đánh giá.

B4: GV nhận xét, đánh giá, chốt lại bài học.

*Hướng dẫn về nhà:

- Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học

- Học bài cũ và làm các bài tập/ Sgk/91

- Xem trước bà mới. Bài 31: “Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học”.

 

Giáo án Hóa học 9 kì 2 soạn theo công văn 5512
Giáo án Hóa học 9 kì 2 soạn theo công văn 5512

Phía trên là demo (mẫu) 1 bài trong bộ giáo án Hóa học lớp 9 kì 2được soạn theo công văn 5512. Giáo án khi thầy cô tải về là giáo án bản word, có đầy đủ các bài trong chương trình Hóa học 9. 

Phí tải giáo án:

  • 150.000/học kì
  • 200.000/cả năm

Cách tải:

  • Bước 1: Chuyển khoản vào số tài khoản 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB
  • Bước 2: Nhắn tin Zalo hoặc gọi điện tới số 0386 168 725 để nhận tài liệu.

Thông tin thêm:

  • Hệ thống có đầy đủ giáo án 5512 tất cả các môn, tất cả các lớp
  • Hệ thống có nhiều tài liệu hỗ trợ giảng dạy khác
  • Zalo hỗ trợ: 0386 168 725 

Chúng tôi hi vọng, hệ thống cung cấp những tài liệu bổ ích, hỗ trợ đắc lực cho thầy cô trong quá trình giảng dạy.

=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan

=>

Từ khóa: gián án mới hóa học khối 9 kì 2, hóa học 9 cv 5512, tải giáo án mới cv 5512, giao an hoa 9 ki 2 cv 5512

Tài liệu giảng dạy môn Hóa học THCS

Tài liệu quan tâm

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay