Giáo án dạy thêm Tiếng Việt 4 chân trời Chủ đề 5 - Ôn tập bài 7

Dưới đây là giáo án bài: Chủ đề 5 - Ôn tập bài 7. Bài học nằm trong chương trình Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.

Xem: => Giáo án tiếng việt 4 chân trời sáng tạo

Xem video về mẫu Giáo án dạy thêm Tiếng Việt 4 chân trời Chủ đề 5 - Ôn tập bài 7

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm tiếng việt 4 chân trời sáng tạo cả năm

 Ngày soạn:  …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

ÔN TẬP BÀI 7

Bài đọc: Bè xuôi sông La

Luyện từ và câu: Luyện tập về vị ngữ

Luyện tập viết bài văn miêu tả cây cối

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc đúng, hay và cảm nhận tốt nội dung bài: Bè xuôi sông La.
  • Nhận diện và biết cách sử dụng vị ngữ.
  • Viết được bài văn miêu tả cây cối.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận nhóm để giải quyết nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực tự chủ và tự học: Biết giải quyết nhiệm vụ học tập (Trả lời các câu hỏi đọc hiểu của bài, hoàn thành bài tập về tiếng Việt).
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng những kiến thức đã học để tìm tòi, mở rộng, giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.

Năng lực văn học: Biết bày tỏ sự yêu thích với một từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.

  1. Phẩm chất:
  • Nhận thức được cuộc sống rất đẹp, đáng yêu và đáng quý.
  • Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, cuộc sống, con người.
  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên:
  • Giáo án, SHS Tiếng Việt 4, VBT Tiếng Việt 4.
  • Bảng phụ, máy chiếu (nếu có).
  • Phiếu học tập số 1.
  • File nhạc.
  1. Đối với học sinh:
  • Đồ dùng học tập (sách, bút, vở, nháp…).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài ôn tập.

b. Cách tiến hành

- GV ổn định lớp học.

- GV cho HS nghe một bài hát về dòng sông.

Dòng sông quê hương - Hạnh Nguyên

- GV giới thiệu nội dung bài ôn tập:

Chủ đề 5 – Ôn tập Bài 7:

+ Bài đọc: Bè xuôi sông La.

+ Luyện từ và câu: Luyện tập về vị ngữ.

+ Luyện tập viết bài văn miêu tả cây cối.

B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP

Hoạt động 1: Luyện đọc – Bè xuôi sông La

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS luyện đọc bài Bè xuôi sông La với giọng thong thả, trong sáng, vui tươi, thiết tha; biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu, biết ngắt nghỉ hợp lí, đọc đúng nhịp thơ; biết nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ đặc điểm của sông La.

b. Cách tiến hành

- GV đọc mẫu lại một lần cho HS cảm nhận.

- GV nhấn mạnh lại cho HS cách đọc với giọng đọc chậm rãi, tình cảm.

- GV cho cả lớp làm việc theo nhóm đôi: 2 HS đọc lần lượt từng đoạn trong bài.

- GV gọi HS đứng dậy đọc bài, mỗi bạn đọc 1 đoạn và đọc nối tiếp nhau.

- GV gọi HS khác đứng dậy nhận xét bài đọc của bạn, GV sửa lỗi cho HS, chuyển sang nội dung mới.

Hoạt động 2: Ôn tập kiến thức tiếng Việt

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được kiến thức cơ bản về vị ngữ.

b. Cách tiến hành

- GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi: Vị ngữ là gì? Vị ngữ trả lời cho câu hỏi gì?. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá.

Hoạt động 3: Ôn tập phần viết

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối.

b. Cách tiến hành

- GV nêu câu hỏi: Bài văn miêu tả cây cối thường gồm mấy phần? Đó là những phần nào?

- GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, bổ sung kiến thức.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động 1: Hoàn thành bài tập phần đọc

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – trả lời được một số câu hỏi liên quan đến bài đọc Bè xuôi sông La.

b. Cách tiến hành

- GV phát Phiếu học tập số 1 cho HS, yêu cầu HS chú ý quan sát và trả lời các câu hỏi.

- GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi ở phần luyện đọc.

- GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu bài tập số 1. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

 

 

- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài.

Hoạt động 2: Hoàn thành bài tập phần Luyện từ và câu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – bài tập về vị ngữ của câu.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi tự luận vào phiếu học tập.

- GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu học tập số 1; các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài.

Hoạt động 3: Hoàn thành bài tập phần Viết

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – bài tập phần viết.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc đề bài và hoàn thành phần luyện viết vào phiếu học tập.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS báo cáo kết quả bài làm của mình. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài.

Gợi ý:

+ Viết được bài văn tả một cây bóng mát: đúng hình thức, đảm bảo nội dung.

Mở bài: Giới thiệu cây bóng mát (tên cây, vị trí trồng,…)

Thân bài: Tả từng đặc điểm của cây hoặc tả cây theo từng thời kì phát triển.

Kết bài: Nêu tình cảm, cảm xúc dành cho cây.

+ Chữ viết sạch đẹp, đúng chính tả.

+ Không gạch xóa, bôi bẩn vào phiếu học tập.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của tiết học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Học thuộc bài Bè xuôi sông La, hiểu ý nghĩa bài đọc.

+ Ôn lại kiến thức đã học về vị ngữ của câu.

+ Hoàn chỉnh bài văn tả một cây bóng mát.

+ Chuẩn bị bài ôn tập sau.

 

 

 

 

- HS trật tự.

- Cả lớp cùng lắng nghe.

 

- HS tập trung lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS tập trung lắng nghe.

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

- HS luyện đọc theo nhóm đôi.

 

- HS đọc trước lớp.

 

- HS lắng nghe nhận xét.

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

Vị ngữ giới thiệu hoặc nêu hoạt động, trạng thái, đặc điểm của người, vật,… được nói đến trong câu. Vị ngữ trả lời cho câu hỏi: Là gì (làm gì, thế nào)?

- HS chú ý lắng nghe.

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

- HS trả lời.

Bài văn miêu tả cây cối thường gồm ba phần:

1. Mở bài: Giới thiệu chung về cây.

2. Thân bài: Tả từng bộ phận của cây hoặc tả từng thời kì phát triển của cây.

3. Kết bài: Bày tỏ tình cảm, cảm xúc,… hoặc liên hệ với người, vật,… có liên quan.

- HS chú ý lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

- HS nhận Phiếu học tập số 1 và đọc thầm các nội dung bài tập (2 phút).

- HS hoàn thành phần trắc nghiệm (10 phút).

- HS xung phong báo cáo kết quả phần trắc nghiệm:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

D

B

B

D

C

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS hoàn thành phần luyện từ và câu (15 phút).

- HS xung phong báo cáo kết quả phần tự luận:

Bài 1:

a. đỏ thắm dưới ánh bình minh.

b. là một tỉnh ở cực Nam của Tổ quốc.

c. yêu Đội tuyển Bóng đá Quốc gia Việt Nam.

d. đi tuần tra biên giới.

Bài 2:

Khi mùa lũ về, dòng sông chảy xiết. Nước sông chảy lững lờ. Mặt sông như được trải rộng thêm. Tiếng sóng ì oạp đêm ngày. Chỗ khúc quanh của dòng chảy, những con sóng chồm lên vỗ bờ. Hết mùa lũ, sông đỏ ngầu phù sa. Có lẽ sông lưu luyến với bờ bãi, xóm làng, những nơi nó đi qua. Lớp phù sa là món quà sông trao cho đồng ruộng.

Bài 3:

a. Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam.

b. Đàn cá bơi lội tung tăng.

c. Các cô cậu học trò rất tinh nghịch.

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

 

 

 

- HS hoàn thành phần luyện viết (30 phút).

- HS xung phong báo cáo kết quả.

 

 

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS tập trung lắng nghe.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

 

Trường:.......................................................................................... Lớp:.............

Họ và tên HS:......................................................................................................

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1

ÔN TẬP BÀI 7

Bài đọc: Bè xuôi sông La

Luyện từ và câu: Luyện tập về vị ngữ

Luyện tập viết bài văn miêu tả cây cối

 

PHẦN 1: LUYỆN ĐỌC

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Độ trong của nước sông La được so sánh với hình ảnh nào?

A. Biển.

B. Đôi mắt.

C. Mí mắt.

D. Ánh mắt.

Câu 2: Trong câu thơ “Bè đi chiều thầm thì”, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì?

A. So sánh.

B. Nhân hóa.

C. Ẩn dụ.

D. Hoán dụ.

Câu 3: Vẻ đẹp của sông La được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?

A. Dẻ cau cùng táu mật, lim dim, gỗ lượn đàn thong thả, trai đất, mươn mướt đôi hàng mi.

B. Trong veo, bờ tre xanh im mát, mặt nước êm ả, sóng nước long lanh, chim hót trên bờ đê.

C. Ánh mắt, thong thả, sóng long lanh, chim hót trên đê, mùi vôi xây rất say, khói nở xòa như bông.

D. Trong veo, thong thả, lim dim, đồng vàng hoe lúa trổ, khói nở xòa, êm ả, muồng đen và trai đất.

Câu 4: Cuộc sống của con người ở hai bên bờ sông hiện lên như thế nào?

A. Vội vàng, hối hả, tấp nập.

B. Tươi đẹp, hiền hòa, gần gũi.

C. Ồn ào, náo nhiệt, mọi người đều vội vàng mưu sinh kiếm sống.

D. Thanh bình, lạc quan, vượt qua gian khó, đạn bom để xây dựng quê hương, đất nước tươi đẹp, giàu mạnh.

Câu 5: Ý nghĩa của bài đọc là gì?

A. Ca ngợi sự lạc quan của con người sống bên bờ sông Lam.

B. Gửi gắm niềm tự hào, yêu mến quê hương.

C. Ca ngợi quê hương, đất nước, cuộc sống, bày tỏ niềm lạc quan, ước mong quê hương thanh bình, giàu đẹp.

D. Ước mong về một cuộc sống thanh bình, êm ả.

PHẦN 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Bài 1: Xác định vị ngữ của mỗi câu dưới đây.

a. Cầu Thê Húc đỏ thắm dưới ánh bình minh.

b. Cà Mau là một tỉnh ở cực Nam của Tổ quốc.

c. Tôi yêu Đội tuyển Bóng đá Quốc gia Việt Nam.

d. Chú bộ đội biên phòng đi tuần tra biên giới.

Bài 2: Điền vị ngữ thích hợp vào chỗ trống.

(đỏ ngầu phù sa, ì oạp đêm ngày, là món quà sông trao cho đồng ruộng, chồm lên vỗ bờ, chảy lững lờ)

Khi mùa lũ về, dòng sông chảy xiết. Nước sông ……… . Mặt sông như được trải rộng thêm. Tiếng sóng ……… . Chỗ khúc quanh của dòng chảy, những con sóng ……… . Hết mùa lũ, sông ……… . Có lẽ sông lưu luyến với bờ bãi, xóm làng, những nơi nó đi qua. Lớp phù sa ……… .

(Theo Phan Đức Lộc)

Bài 3: Đặt 1 – 2 câu

a. Có vị ngữ trả lời câu hỏi Là gì?

..................................................................................................................................

b. Có vị ngữ trả lời câu hỏi Làm gì?

..................................................................................................................................

c. Có vị ngữ trả lời câu hỏi Thế nào?

..................................................................................................................................

PHẦN 3: LUYỆN VIẾT

Viết bài văn tả một cây bóng mát được trồng ở trường hoặc nơi em ở.

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

>

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (300k)
  • Giáo án Powerpoint (300k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (100k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
  • File word giải bài tập sgk (100k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 550k

=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 1650k

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm tiếng việt 4 chân trời sáng tạo cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

CÁCH ĐẶT MUA:

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHỦ ĐIỂM: TUỔI NHỎ LÀM VIỆC NHỎ

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHỦ ĐIỂM: MẢNH GHÉP YÊU THƯƠNG

GIÁO ÁN DẠY THÊM ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHỦ ĐIỂM: NHỮNG NGƯỜI TÀI TRÍ

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHỦ ĐIỂM: NHỮNG ƯỚC MƠ XANH

GIÁO ÁN DẠY THÊM ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 1

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHỦ ĐIỂM: CUỘC SỐNG MẾN YÊU

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHỦ ĐIỂM: VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG EM

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHỦ ĐIỂM: VÒNG TAY THÂN ÁI

Chat hỗ trợ
Chat ngay