Giáo án GDĐP lớp 1 Hà Nội Chủ đề 1: Nơi em ở
Dưới đây là bộ tài liệu tham khảo giáo án địa phương lớp 1 Hà Nội Chủ đề 1: nơi em ở. Bộ tài liệu được biên soạn rất cẩn thận, trình bày khoa học, giúp thầy cô nhanh chóng xây dựng kế hoạch bài dạy môn Giáo dục địa phương cho học sinh của mình. Hy vọng sẽ giúp thầy cô có thêm ý tưởng để thiết kế bài giảng hay hơn phục vụ cho công tác giảng dạy của mình.
Xem: =>
Xem toàn bộ: Giáo án GDĐP lớp 1 Hà Nội đủ các chủ đề
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 1: NƠI EM Ở
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nhận biết một số công trình tiêu biểu nơi em ở.
- Trình bày được các công trình từ nhà đến trường.
- Mô tả được địa chỉ nhà em và chia sẻ về một công trình tiêu biểu nơi em ở.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng:
- Năng lực tìm hiểu kiến thức:
- Nhận biết một số công trình tiêu biểu nơi em ở.
- Trình bày được các công trình từ nhà đến trường.
- Mô tả được địa chỉ nhà em và chia sẻ về một công trình tiêu biểu nơi em ở.
- Năng lực nhận thức tư duy : Thể hiện thái độ, cảm nghĩ của bản thân về một công trình, cảnh vật từ nhà đến trường.
- Phẩm chất
- Bồi dưỡng tình yêu, sự trân trọng và ý thức gìn giữ cảnh đẹp quê hương.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
- Thiết bị dạy học
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS Giáo dục địa phương 1.
- Tranh, ảnh, video,…về một số địa danh, địa điểm ở quê hương em.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- SHS Giáo dục địa phương 1.
- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi: + Hình ảnh dưới đây cho em những thông tin gì? + Quận/huyện/thị xã nơi em ở có tên là gì? + Phường/xã/thị trấn nơi em ở có tên là gì? - GV mời 1 – 2 HS trình bày trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS. - GV dẫn dắt vào bài học: Thủ đô Hà Nội nổi tiếng với kiến trúc lâu đời và nền văn hóa phong phú có sự ảnh hưởng của khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Pháp. Trung tâm thành phố là Khu phố cổ nhộn nhịp, nơi các con phố hẹp được mang tên “hàng”. Hà Nội có rất nhiều ngôi đền nhỏ như đền Bạch Mã, đền Quán Thánh, ngoài ra còn có chợ Đồng Xuân – nơi chuyên bán hàng gia dụng và thức ăn đường phố. Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về Thành phố Hà Nội – Nơi em ở. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu Bảo tàng Lịch sử Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ nhận biết một số công trình tiêu biểu nơi em ở. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh và cho biết: + Tên của công trình đó. + Đặc điểm của công trình. + Vị trí của công trình này ở nơi em ở. Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4 - GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, tìm hiểu trong thời gian 5 phút. - GV gọi đại diện 1 – 2 HS trình bày. Các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Hình 1: Nhà văn hoá. · Là nơi tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phục vụ các nhiệm vụ chính trị, sản xuất và đời sống của nhân dân ở thôn; các hoạt động văn nghệ, thể dục -thể thao; các chương trình, lớp học nâng cao dân trí;… · Gồm: khu nhà sinh hoạt chung, khu thể thao, sân chơi, vườn hoa cây cảnh,... · Xây dựng ở vị trí trung tâm tạo thuận lợi cho nhân dân tham gia sinh hoạt. · Kiến trúc phải phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội và bản sắc văn hóa của địa phương. · Trang thiết bị tối thiểu: hệ thống âm thanh, ánh sáng, phông màn, bàn ghế, sách báo, các dụng cụ thể thao và các loại nhạc cụ phù hợp. + Hình 2: Trạm y tế. · Là một trong những cơ sở thuộc hệ thống y tế khám chữa bệnh được xây dựng ở mỗi xã, phường, thị trấn. · Có chức năng cung cấp, thực hiện các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân trên địa bàn: khám chữa bệnh, tiêm chủng, phòng chống bệnh truyền nhiễm,… · Được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, thiết bị máy móc - kĩ thuật, thuốc men cần thiết cho việc khám chữa bệnh. + Hình 3: Cổng làng. · Là sản phẩm kiến trúc cổ của người Việt. · Chức năng: phân chia phần đất thổ cư (đất làm nhà ở, vườn) và phần đất canh tác ® Có vị trí rất quan trọng trong đời sống thực và đời sống tâm linh của con người. · Thường tập trung gọn vào một phạm vi không gian bao bọc bởi lũy tre. Có một lối vào chính, gọi là cổng trước và một lối nhỏ hơn gọi là cổng sau. · Cổng làng có thể mang dạng cổng tam quan, tức ba lối đi: một lối chính và hai lối ngách. Lối ngách dùng hàng ngày, chỉ khi có nghi lễ mới mở lối giữa. + Hình 4: Trụ sở Uỷ ban Nhân dân xã. · Là nơi cơ quan có thẩm quyền thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước, chấp hành nghị quyết của hội đồng nhân dân các cấp ở tỉnh, huyện, xã. · Xây dựng ở vị trí dễ tìm kiếm, có biển tên, địa chỉ (số nhà tên đường phố,…), rõ ràng, nổi bật. Hoạt động 2: Tìm hiểu các công trình từ nhà đến trường theo gợi ý a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ mô tả được một số công trình từ nhà đến trường. b. Cách tiến hành - GV nêu yêu cầu: Em hãy tìm hiểu các công trình từ nhà đến trường theo gợi ý sau: + Nhà em ở phường/xã/thị trấn nào? + Trên đường đến trường, em thấy những công trình nào? + Em thích công trình nào nhất? - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm (3 – 4 HS). - GV gợi ý trả lời: Có thể tìm hiểu về một số công trình quen thuộc với em như nhà văn hoá, cổng làng, sân đình, vườn hoa,... - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức. |
- HS làm việc cá nhân.
- HS xung phong trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát hình ảnh.
- HS thảo luận nhóm.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS xung phong đọc bài.
- HS chú ý quan sát.
|
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án GDĐP lớp 1 Hà Nội đủ các chủ đề