Giáo án hệ thống kiến thức công dân 7 chân trời sáng tạo
Dưới đây là tài liệu giáo án hệ thống kiến thức công dân 7 chân trời sáng tạo. Tài liệu này được xây dựng bao gồm: ôn tập kiến thức lí thuyết, bài tập trắc nghiệm và tự luận, đáp án đầy đủ chi tiết sẽ giúp thấy cô ôn tập cho học sinh kiến thức môn công dân 7 một cách có hệ thống. Bộ tài liệu này được xây dựng là sự kết hợp giữa sơ đồ tư duy, hệ thống kiến thức và có file word tải về được.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
CHỦ ĐỀ 1: TỰ HÀO VỀ TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG
------------------------------------------------------------
KIẾN THỨC LÝ THUYẾT
Sơ đồ 1: Tự hào về truyền thống quê hương
- Một số truyền thống của quê hương
- Truyền thống quê hương là những giá trị vật chất, tinh thần mà người dân ở một vùng đất cụ thể tạo ra và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Một số truyền thống quê hương tiêu biểu như: văn hóa, yêu nước, chống giặc ngoại xâm, đoàn kết, cần cù lao động,...
- Giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương
Để giữ gìn, phát huy truyền thống quê hương, chúng ta cần:
- Tìm hiểu về giá trị của truyền thống.
- Bảo vệ và phát huy giá trị tốt đẹp từ truyền thống.
- Tích cực quảng bá, giới thiệu với bạn bè trong và ngoài nước,...
- Phê phán việc làm, hành động thiếu ý thức trách nhiệm, đi ngược lại truyền thống tốt đẹp của quê hương, làm ảnh hưởng đến hình ảnh, giá trị của cộng đồng.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN 1
- PHẦN TRẮC NGHIỆM
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Những giá trị vật chất, tinh thần mà người dân ở một vùng đất cụ thể tạo ra và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác được gọi là
- truyền thống quê hương.
- truyền thống gia đình.
- truyền thống dòng họ.
- truyền thống dân tộc.
Câu 2: “Những giá trị vật chất, tinh thần mà người dân ở một vùng đất cụ thể tạo ra và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác” là nội dung của khái niệm nào sau đây?
- Truyền thống quê hương.
- Phong tục tập quán.
- Truyền thống gia đình.
- Nét đẹp bản địa.
Câu 3: Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào không góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương?
- Đi ngược lại những giá trị tốt đẹp của quê hương.
- Bảo vệ các truyền thống tốt đẹp của quê hương.
- Giới thiệu với bạn bè về những truyền thống tốt đẹp của quê hương.
- Đấu tranh, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu của quê hương.
Câu 4: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng truyền thống tốt đẹp của nhân dân Việt Nam?
- Yêu nước.
- Hiếu học.
- Dũng cảm.
- Ích kỉ.
Câu 5: Để giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương, chúng ta cần lên án hành vi nào sau đây?
- Tìm hiểu các giá trị tốt đẹp của truyền thống quê hương.
- Đi ngược lại với truyền thống quê hương.
- Giữ gìn, phát huy các truyền thống quê hương.
- Luôn có trách nhiệm với quê hương.
Câu 6: Phương án nào dưới đây không phải là truyền thống tốt đẹp quê hương?
- Yêu nước.
- Hà tiện, ích kỉ.
- Làm đồ thủ công mĩ nghệ.
- Cần cù lao động.
Câu 7: Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương?
- Từ chối tìm hiểu về giá trị của truyền thống quê hương.
- Không quan tâm đến truyền thống quê hương.
- Bảo vệ và phát huy những giá trị tốt đẹp của quê hương.
- Làm xấu hình ảnh quê hương.
Câu 8: Phương án nào dưới đây là truyền thống tốt đẹp của quê hương?
- Yêu nước, đoàn kết, kiên cường.
- Dũng cảm, ích kỉ, bất khuất.
- Cần cù lao động, hà tiện, ích kỉ.
- Lười biếng, kiên cường, vị tha.
Câu 9: Nội dung nào dưới đây không phải là biện pháp để giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương?
- Tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
- Thái độ kì thị sự khác biệt văn hóa giữa các vùng miền.
- Kính trọng và biết ơn những người có công với quê hương.
- Tham gia các hoạt động sinh hoạt văn hóa của quê hương.
Câu 10: Nội dung nào dưới đây là truyền thống tốt đẹp của quê hương cần được giữ gìn và phát huy?
- Tư tưởng “một người làm quan cả họ được nhờ”, “phép vua còn thua lệ làng” “trọng nam khinh nữ”.
- Tổ chức ma chay, cưới hỏi linh đình.
- Yêu nước, chống giặc ngoại xâm, bao dung, trọng tình nghĩa.
- Lối sống thực dụng, trong đồng tiền.
Câu 11: Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, Thanh thường được nghe ông kể về thời kháng chiến chống thực dân, đế quốc của người dân Thủ đô. Thanh rất tự hào và rủ bạn bè cùng lập nhóm tìm hiểu lịch sử chống giặc ngoại xâm của các thế hệ trước. Nếu nhận được lời mời của Thanh, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?
- Không tham gia, vì không nên hoài cổ về quá khứ.
- Làm ngơ vì truyền thống đó không gì đáng tự hào.
- Đồng ý và tham gia một cách hăng hái, tích cực.
- Không thích nhưng vẫn đồng ý để khỏi mất lòng bạn.
Câu 12: Truyền thống nào sau đây thể hiện sự kính trọng, biết ơn với những người đã từng dạy dỗ mình?
- Uống nước nhớ nguồn.
- Yêu nước chống ngoại xâm.
- Hiếu thảo.
- Tôn sư trọng đạo.
Câu 13: Nội dung nào dưới đây là hủ tục của quê hương cần được xoá bỏ?
- Nhân ái.
- Thích phô trương, hình thức.
- Hiếu học.
- Tôn sư trọng đạo.
Câu 14: Từ nhỏ, H đã yêu thích những bộ trang phục truyền thống nhiều màu sắc, được thêu cầu kì của dân tộc mình và luôn ao ước có thể làm những bộ trang phục đẹp như vậy. H dự định sẽ tự may, thêu cho mình bộ trang phục truyền thống của người Dao quê mình và mặc trong lễ tốt nghiệp trung học cơ sở. Biết được dự định của H, các bạn T và X đã cười phá lên và mỉa mai H là quê mùa. Theo em, trong trường hợp trên, nhân vật nào đã thể hiện niềm tự hào về truyền thống quê hương?
- Bạn H.
- Bạn T.
- Bạn P.
- Cả 3 bạn H, T, P.
Câu 15: Phương án nào dưới đây là biểu hiện của truyền thống yêu nước?
- Mỗi khi gặp công việc nặng nhọc, anh P thường bỏ cuộc.
- Bạn K thường xuyên trốn học, không làm bài tập về nhà.
- Anh T được nhận danh hiệu nhân viên xuất sắc năm vì sự chăm chỉ.
- Anh Q hào hứng đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự khi đủ tuổi (18 tuổi).
Câu 16: Chúng ta cần tôn trọng sự đa dạng văn hóa vùng miền, vì mỗi địa phương đều
- có những nét đẹp văn hóa, truyền thống riêng.
- giống nhau về văn hóa ẩm thực, trang phục.
- có những nghề thủ công truyền thống giống nhau.
- giống nhau về trang phục và lễ hội truyền thống.
- PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: Em hiểu thế nào là tự hào về truyền thống quê hương? Ý nghĩa của việc tự hào về truyền thống quê hương.
Câu 2: Em cần làm gì để thể hiện lòng tự hào về truyền thống quê hương?
Câu 3: Em hãy trình bày suy nghĩ về câu hát sau: “Quê hương nếu ai không nhớ/Sẽ không lớn nổi thành người” (Quê Hương, Giáp Văn Thạch).
Câu 4: Giới thiệu với mọi người về một truyền thống tốt đẹp của quê hương.
Câu 5: Chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, trường của T tổ chức cuộc thi nấu ăn giữa các chi đội. Khi cả lớp thảo luận sẽ chọn nấu món gì, T đề xuất chọn các món ăn truyền thống của quê hương xứ Huế như bún bò, bánh bèo, nem lụi, … nhưng một số bạn lại cho rằng những món ăn bình dân như vậy không phù hợp để đi thi mà nên chọn những món ăn nước ngoài sẽ mới mẻ và phù hợp hơn.
Nếu là T, em sẽ thuyết phục các bạn trong lớp như thế nào?
Câu 6: Tục lệ nào ở quê hương em cần khắc phục hoặc xóa bỏ? Vì sao? Em hãy cùng bạn xây dựng kế hoạch để bỏ dần những phong tục lạc hậu ấy.
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (200k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k/năm
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án công dân 7 chân trời sáng tạo (bản word)
Xem thêm tài liệu: