Phiếu trắc nghiệm khoa học 4 kết nối bài 30: Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn

Bộ câu hỏi trắc nghiệm khoa học 4 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 30: Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án khoa học 4 kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ 6. SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG

BÀI 30. VAI TRÒ CỦA THỰC VẬT TRONG CHUỖI THỨC ĂN

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Gạo là thức ăn nằm trong nhóm

  1. Các loại lương thực.
  2. Các loại rau, củ.
  3. Các loại quả.
  4. Các loại chất béo thực vật.

Câu 2: Đâu là các loại thức ăn thuộc nhóm rau củ?

  1. Cà chua, cải bắp, súp lơ, ngô.
  2. Cà chua, cải bắp, súp lơ, rau muống.
  3. Cải bắp, rau muống, cà rốt, ngô.
  4. Gạo, ngô, khoai tây, cải bắp.

Câu 3: Thức ăn của con người có ngồn gốc từ thực vật  là

  1. Thịt heo.
  2. Thịt bò.
  3. Dâu tây.
  4. Thịt gà.

Câu 4: Để giữ cân bằng chuỗi thức ăn, ta không nên

  1. Bảo vệ rừng.
  2. Giữ gìn vệ sinh môi trường.
  3. Không khai thác quá mức một loài sinh vật.
  4. Săn bắn động vật hoang dã.

Câu 5: Một dãy các loài sinh vật có mối quan hệ với nhau về mặt dinh dưỡng, trong đó loài này ăn loài khác phía trước và là thức ăn của loài tiếp theo phía sau là

  1. Lưới thức ăn.
  2. Bậc dinh dưỡng.
  3. Chuỗi thức ăn.
  4. Mắt xích.

Câu 6: Cho hình ảnh về chuỗi thức ăn

Các mắt xích trong chuỗi thức ăn ở hình trên là

  1. cây, nai, hổ.
  2. cây, hổ.
  3. nai, hổ.
  4. cây, nai.

Câu 7: Cho hình ảnh về chuỗi thức ăn sau

Trong hình, ngô là thức ăn của

  1. Châu chấu.
  2. Thằn lằn.
  3. Rắn.
  4. Con người.

Câu 8: Cho hình ảnh về chuỗi thức ăn sau

Trong hình, châu chấu là thức ăn của

  1. ngô
  2. thằn lằn.
  3. rắn.
  4. con người.

Câu 9: Cho hình ảnh về chuỗi thức ăn sau

Trong hình, nếu số lượng châu chấu suy giảm sẽ dẫn đến

  1. Số lượng ngô suy giảm.
  2. Số lượng thằn lằn suy giảm.
  3. Số lượng rắn suy giảm.
  4. Số lượng thằn lằn và rắn suy giảm.

Câu 10: Điền vào chỗ chấm

“ Trong tự nhiên, khi số lượng sinh vật của một …(1)… trong chuỗi thức ăn tăng hoặc giảm quá mức sẽ làm chuỗi thức ăn đó bị …(2)…

  1. (1) cân bằng, (2) mắt xích.
  2. (1) mắt xích, (2) cân bằng.
  3. (1) mất cân bằng, (2) mắt xích.
  4. (1) mắt xích, (2) mất cân bằng.

Câu 11: Điền vào chỗ chấm

“Thực vật cung cấp thức ăn cho con người thông qua …(1)… bắt đầu từ …(2)…”

  1. (1) thực vật, (2) chuỗi thức ăn.
  2. (2) chuỗi thức ăn, (2) thực vật.
  3. (1) động vật, (2) chuỗi thức ăn.
  4. (1) Chuỗi thức ăn, (2) động vật.

Câu 12: Thực vật là thức ăn của

  1. Khỉ.
  2. Chuột.
  3. Châu chấu.
  4. Tất cả đáp án trên.

Câu 13: Thức ăn của những con bò sữa trong tranh là

  1. Cỏ.
  2. Sâu trên cỏ.
  3. Lá cây cổ thụ.
  4. Củ của các loại cây.

Câu 14: Trong tranh, cú sống ở đâu?

  1. Ngọn cây.
  2. Hốc cây cổ thụ ở bìa rừng.
  3. Cú chỉ bay lượn trên trời.
  4. Dưới mặt đất cùng lũ chuột.

Câu 15: Biết thức ăn của chuột là cỏ, thức ăn của chuột là cú. Nếu cú bị đuổi đi thì 

  1. Số lượng chuột tăng lên và cỏ tăng lên.
  2. Số lượng chuột giảm đi và số lượng cỏ giảm đi
  3. Số lượng chuột tăng lên và số lượng cỏ giảm đi
  4. Số lượng chuột giảm đi và số lượng cỏ tăng lên.

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Vì sao khi số lượng cú giảm thì số lượng chuột tăng?

  1. Vì cú ăn tranh thức ăn của chuột nên không có cú chuột nhiều thức ăn hơn.
  2. Vì chuột là thức ăn của cú, không còn cú nên chuột không bị kìm hãm số lượng.
  3. Vì cú tranh nơi ở của chuột, không có cú thì chuột nhiều chỗ ở hơn.
  4. Tất cả đáp án trên đều sai.

Câu 2: Tại sao số lượng chuột tăng, lượng bò sữa lại suy giảm?

  1. Vì chuột cạnh tranh thức ăn của bò là cỏ.
  2. Vì chuột lây bệnh cho bò.
  3. Vì chuột ăn thịt bò.
  4. Vì bò sợ chuột.

Câu 3: Việc làm nào sau đây không giữ cân bằng chuỗi thức ăn trong tự nhiên?

  1. Không sử dụng động vật hoang dã làm thức ăn, thuốc.
  2. Bảo vệ rừng.
  3. Trồng nhiều cây xanh
  4. Vứt rác bừa bãi.

Câu 4:  Cho chuỗi thức ăn sau

Trong chuỗi thức ăn trên có bao nhiêu mắt xích?

  1. 3
  2. 4
  3. 5
  4. 6

Câu 5: Hãy sắp xếp các sinh vật sau để tạo một lưới thức ăn.

“ Cỏ, hổ, thỏ”

  1. Cỏ → Hổ → Thỏ.
  2. Thỏ → Cỏ → Hổ.
  3. Cỏ → Thỏ → Hổ.
  4. Hổ → Cỏ → Thỏ.

Câu 6: Hãy điền sinh vật phù hợp vào mắt xích còn thiếu trong chuỗi thức ăn sau

  1. Thỏ.
  2. Chó.
  3. Diều hâu.
  4. Ếch.

Câu 7: Trong lưới thức ăn sau có bao nhiêu mát xích?

  1. 6.
  2. 7.
  3. 8.
  4. 9.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Cho các sinh vật sau, hãy sắp xếp chúng để tạo một chuỗi thức ăn hoàn chỉnh.

“ Cỏ, chuột, rắn, châu chấu, diều hâu”

  1. Châu chấu → Chuột → Cỏ → Rắn  → Diều hâu.
    B. Cỏ → Châu chấu → Chuột  → Rắn → Diều hâu.
  2. Diều hâu → Rắn → Chuột  → Châu chấu  → Cỏ.
    D. Diều hâu  → Rắn  → Cỏ  → Chuột  → Châu chấu.

Câu 2: Cho lưới thức ăn sau

Chuỗi thức ăn nào sau đây thuộc lưới thức ăn trên?

  1. Cỏ → Thỏ → Hổ → Vi sinh vật.
  2. Cỏ → Dê → Mèo rừng  → Vi sinh vật.

C.Cỏ  → Gà  → Hổ  → Vi sinh vật.

  1. Cỏ → Dê  → Cáo  → Hổ.

Câu 3: Có bao nhiêu chuỗi thức ăn trong lưới thức ăn sau?

  1. 3
  2. 4
  3. 5
  4. 6

Câu 4: Nếu đang đi dạo trên bãi biễn, em bỗng thấy có người chuẩn bị vứt rác thải xuống nước. Để bảo vệ môi trường sống cho các sinh vật biển tránh làm mất cân bằng chuỗi thức ăn, em sẽ làm gì?

  1. Khuyên người đó chỉ nên vứt rác thải hữu cơ, rác thải vô cơ nên giữ lại.
  2. Khuyên người đó không nên xả bất kì loại rác nào xuống biển.
  3. Nhặt rác trên bờ biển và vứt đúng nơi quy định.
  4. Đáp án B và C.

Câu 5: Chuỗi thức ăn có nhiều măt xích nhất trong lưới thức ăn sau là

  1. Lúa → Sâu hại lúa → Cóc → Rắn hổ mang → Chim cắt.
  2. Cỏ → Châu chấu → Cóc → Rắn hổ mang → Chim cắt.
  3. Lúa → Sâu hại lúa  → Ong mắt đỏ  → Cóc → Rắn hổ mang →  Chim cắt.
  4. Lúa → Sâu ăn hại → Ong mắt đỏ → Chim sẻ → Rắn hỏ mang → Chim cắt.

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Được biết các sinh vật luôn tạo thành một vòng tròn thức ăn. Các sinh vật ở cuối cùng của chuỗi thức ăn sẽ được các loại sinh vật nào phân giải tạo chất dinh dưỡng cho các loài thực vật?

  1. Các loại vi khuẩn, nấm.
  2. Các loại nấm.
  3. Các loại côn trùng.
  4. Các chất trong đất.

Câu 2: Cho sơ đồ lưới thức ăn sau đây

Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về lưới thức ăn trên?

  1. Chuột là mắt xích chung trong lưới thức ăn
  2. Cáo không phải là mắt xích chung trong lưới thức ăn.
  3. Mỗi chuỗi thức ăn đều có 4 mắt xích.
  4. Có tất cả 8 chuỗi thức ăn.

 --------------- Còn tiếp ---------------

=> Giáo án Khoa học 4 kết nối Bài 30: Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khoa học 4 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay