Phiếu trắc nghiệm tiếng việt 4 chân trời bài 4: Hạt táo đã nảy mầm (Đọc)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 4: Hạt táo đã nảy mầm (Đọc). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án tiếng việt 4 chân trời sáng tạo

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Bài đọc Hạt táo đã nảy mầm của tác giả nào?

  1. Văn Thành Lê.
  2. Trương Huỳnh Như Trân.
  3. Nguyễn Nhật Ánh.
  4. Vân Vũ.

Câu 2: Cô bé đem hạt táo đẹp nhất gieo vào đâu?

  1. Thùng xốp ngoài vườn.
  2. Chậu đất ngoài ban công.
  3. Hộp nhựa trong nhà.
  4. Thùng gỗ trong nhà.

Câu 3: Cô bé ước ao điều gì khi gieo hạt táo?

  1. Cây táo lớn thật nhanh.
  2. Cây táo sai trĩu quả.
  3. Một cây táo sẽ được mọc lên.
  4. Cây táo sẽ cho những chùm quả thơm ngọt.

Câu 4: Cô bé yêu cái gì ở cây táo?

  1. Màu hoa táo trắng và chùm quả lúc lỉu xanh.
  2. Những quả táo xanh ngon ngọt.
  3. Những tán cây xum xuê của cây táo.
  4. Hoa táo trắng xinh cùng những chiếc lá xanh mơn mởn.

Câu 5: Cô bé tưới nước cho chậu đất mỗi ngày với niềm tin gì?

  1. Cây táo sẽ ra quả ngon.
  2. Một cây táo sẽ được mọc lên.
  3. Cây táo sẽ lớn thật nhanh.
  4. Cây táo sẽ cho ra những tán lá xanh, che nắng cho mọi người.

Câu 6: Một tuần rồi một tháng trôi qua, hạt táo cô bé gieo như thế nào?

  1. Chậu đất vẫn im lìm, không có cây nào mọc lên cả.
  2. Cây táo đã mọc lên những chồi non xanh.
  3. Hạt táo đã bị ngập úng.
  4. Hạt táo đã nảy mầm.

Câu 7: Hạt táo nảy mầm trông như thế nào?

  1. Hạt táo nảy mầm với một chiếc lá xanh mơn mởn.
  2. Hạt táo nảy mầm với hai chiếc lá bé xíu non xanh.
  3. Hạt táo nảy mầm với một thân hình mảnh mai.
  4. Hạt táo nảy mầm với một cành non.

Câu 8: Cây táo được kì vọng sẽ lớn lên như thế nào?

  1. Cây sẽ cho những chùm hoa táo trắng muốt.
  2. Cây sẽ cho những trái táo căng mọng trĩu cành.
  3. Cây sẽ tỏa ra những tán lá xum xuê, xanh mướt.
  4. Cả A và B.

Câu 9: Mầm cây bé nhỏ ấy là bằng chứng cho niềm tin gì?

  1. Ở hiền thì sẽ gặp lành.
  2. Có làm thì mới có ăn.
  3. Gieo hạt lành, ắt sẽ được quả thơm.
  4. Có công mài sắt, có ngày nên kim.

Câu 10: Người viết đợi ngày mầm cây bé nhỏ nở hoa để làm gì?

  1. Cô bé thu được trái ngon.
  2. Đáp lại niềm tin hồn nhiên của cô bé.
  3. Hái quả chia cho mọi người.
  4. Không phụ công chăm sóc của cô bé.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Tìm những chi tiết cho thấy cô bé rất hi vọng hạt táo sẽ nảy mầm?

  1. Cô bé tưới nước cho chậu đất mỗi ngày với niềm tin chắc chắn rằng ở đó sẽ mọc lên một cây táo.
  2. Khi một tuần trôi qua mà không có cây nào mọc lên, cô bé vẫn không thôi mơ mộng về một cây táo có hoa trắng và chùm quả xanh xuất hiện ở ban công nhà mình.
  3. Mỗi sáng cô bé thì thầm trước chậu đất: “Hạt táo đang ngủ, mình sẽ tưới nước mỗi ngày để hạt táo thức dậy”.
  4. Tất cả các ý trên.

Câu 2: Lời nói của cô bé khi thấy hạt táo nảy mầm nói lên điều gì?

  1. Cô bé luôn mong chờ cây táo nảy mầm.
  2. Cô bé rất vui mừng khi hạt táo nảy mầm.
  3. Cô bé coi cây táo như một người bạn.
  4. Tất cả các ý trên.

Câu 3: Em hiểu thế nào về câu “Có lẽ hạt táo chỉ nảy mầm được ở cánh đồng nhiều nắng gió”?

  1. Cây táo chỉ sống được ở những nơi thông thoáng và nhiều nắng gió.
  2. Cây trải qua nắng gió thì sẽ to lớn hơn.
  3. Mỗi một loài cây đều có điều kiện sống khác nhau nên phải trồng ở nơi thích hợp.
  4. Khó khăn, thử thách để lại trưởng thành.

Câu 4: Nội dung của bài đọc là gì?

  1. Miêu tả cây táo cô bé trồng.
  2. Kể về quá trình gieo trồng hạt táo của cô bé, đồng thời thể hiện tình yêu của cô bé đối với cây táo.
  3. Miêu tả hạt táo nảy mầm.
  4. Kể về quá trình trưởng thành của cây táo mà cô bé gieo trồng.

Câu 5: Đặt một tên khác cho bài đọc?

  1. Cây táo mới lớn.
  2. Cô bé và hạt táo.
  3. Hạt táo nảy mầm.
  4. Cô bé gieo hạt táo.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Qua bài đọc, tác giả muốn nói điều gì?

  1. Có công chăm sóc, gieo trồng thì sẽ gặt hái được quả ngọt.
  2. Có công mài sắt có ngày nên kim.
  3. Cây cối phải được trồng ở những nơi có điều kiện thích hợp.
  4. Hãy hồn nhiên, vui tươi và luôn yêu đời.

Câu 2: Câu dưới đây sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

Rồi một buổi sáng, có tiếng reo vui ngoài ban công của cô bé: “Chào bạn táo!”.

  1. So sánh.
  2. Nhân hóa.
  3. Ẩn dụ.
  4. Hoán dụ.

Câu 3: Tìm tính từ chỉ màu sắc trong câu dưới đây?

Cô yêu màu hoa táo trắng và chùm quả lúc lỉu xanh biết mấy.

  1. Hoa táo, trắng.
  2. Trắng, xanh.
  3. Chùm quả, lúc lỉu.
  4. Chùm quả, xanh.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Bài đọc nào dưới đây cũng nói về tình yêu của con người với cây cối?

  1. Tiếng nói của cỏ cây.
  2. Mùa thu.
  3. Về thăm bà.
  4. Thân thương xứ Vàm.

----------Còn tiếp --------

=> Giáo án dạy thêm Tiếng Việt 4 chân trời Chủ đề 4 - Ôn tập bài 4

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay