Phiếu trắc nghiệm tiếng việt 4 chân trời bài 6: Viết đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện (Viết)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 6: Viết đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện (Viết). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án tiếng việt 4 chân trời sáng tạo

A. TRẮC NGHIỆM 

I. NHẬN BIẾT (05 CÂU)

Câu 1: Đoạn văn là gì? 

  1. Bao gồm một số câu được viết liên tục, không xuống dòng, trình bày một ý nhất định. Câu đầu tiên viết lùi dòng. 
  2. Bao gồm một số câu được viết liên tục, không xuống dòng, trình bày một ý nhất định. 
  3. Bao gồm một số câu được viết liên tục, không xuống dòng, trình bày nhiều ý nội dung. Câu đầu tiên viết lùi dòng.
  4. Bao gồm một số câu được viết liên tục, có thể xuống dòng, trình bày một ý nhất định. Câu đầu tiên viết lùi dòng.

Câu 2: Khi viết đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện cần làm gì?

  1. Giới thiệu câu chuyện.
  2. Nêu những lí do khiến em thích câu chuyện.
  3. A, B đều không đúng.
  4. A, B đều đúng.

Câu 3: Câu mở đầu của đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện thường là gì?

  1. Nêu nội dung câu chuyện mình thích.
  2. Nêu nhận xét, cảm nghĩ của mình về câu chuyện.
  3. Giới thiệu câu chuyện em thích hoặc ấn tượng đặc biệt về câu chuyện.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 4: Các câu tiếp theo của đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện thường là gì?

  1. Thuật lại diễn biến câu chuyện.
  2. Nêu những lí do cụ thể khiến em thích câu chuyện (nội dung, lời kể…).
  3. Cảm nghĩ của em về nhân vật trong câu chuyện đó.
  4. Liệt kê các sự việc đã diễn ra.

Câu 5: Phần kết thúc của đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện thường là gì?

  1. Kể lại diễn biến câu chuyện.
  2. Khẳng định ý nghĩa câu chuyện.
  3. Rút ra bài học từ câu chuyện.
  4. Nêu suy nghĩ hoặc mong muốn sau khi đọc câu chuyện.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Em có thể giới thiệu những gì về câu chuyện mình đã đọc?

  1. Tên câu chuyện.
  2. Cảm nhận chung.
  3. Nhân vật của câu chuyện.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Những đặc điểm khiến em yêu thích câu chuyện có thể là gì?

  1. Lời kể sinh động.
  2. Nội dung câu chuyện hấp dẫn.
  3. Ý nghĩa của câu chuyện.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Dưới đây đâu không phải là phương án viết đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện?

  1. Nói về những điểm hấp dẫn của câu chuyện.
  2. Nêu ý kiến của bản thân về các tình tiết của câu chuyện.
  3. Suy nghĩ hoặc mong muốn sau khi đọc chuyện.
  4. Cảm xúc của bản thân về câu chuyện.

Câu 4: Những lưu ý khi triển khai viết đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện là gì?

  1. Cần giới thiệu được câu chuyện em có ấn tượng đặc biệt.
  2. Cần nêu được lí do em thích câu chuyện và tình cảm của em đối với câu chuyện.
  3. Chú ý cách dùng từ ngữ.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Ý nào sau đây là đúng?

  1. Phần mở đầu của đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện là giới thiệu tên, cảm nhận của em về câu chuyện.
  2. Phần triển khai của đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện là giới thiệu người câu chuyện em thích.
  3. Phần kết thúc của đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện là kể lại nội dung câu chuyện.
  4. Phần mở đoạn là kể, tả lại những gì em đã đọc được trong câu chuyện.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU) 

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.

Từ những dòng chữ đầu tiên của câu chuyện “Bên ngoài Trái Đất”, tôi đã bị cuốn vào chuyến hành trình kì thú ra ngoài vũ trụ. Lời kể thú vị khiến tôi có cảm giác như được cùng tác giả bay trên phi thuyền ra ngoài Trái Đất. Trong hành trình ấy, ngôi nhà chung của loài người hiện lên rõ nét qua những hình ảnh miêu tả vô cùng sống động. Màu lam biếc của nước biển, sắc xanh non của cây lá hòa quyện cùng màu trắng sữa của những dải mây gợi ra một thế giới kì ảo. Tôi vừa tưởng tượng mình là một nhà thám hiểm khi được chiêm ngưỡng các hành tinh, vừa có cảm giác mình là một cậu bé đi lạc vào không gian cổ tích được nhuộm bởi muôn màu ánh sáng. Trái Đất sáng lóng lánh như một viên kim cương, Mặt Trời bừng sáng như hàng triệu ngọn nến đang thắp, sao chổi vụt sáng như một vệt pháo hoa. Tất cả đều đẹp đẽ, mới lạ. Những hình ảnh sinh động và những chi tiết hấp dẫn, đầy sáng tạo mà tác giả khéo léo gợi ra đã thỏa mãn trí tò mò của một cậu bé thích khám phá như tôi. Tôi ước một lần được đặt chân lên phi thuyền, dù chỉ là trong mơ.

(Thanh Lâm)

Câu 1: Đoạn văn viết về điều gì?

  1. Nêu nội dung câu chuyện.
  2. Nêu lí do thích một nhân vật.
  3. Nêu lí do thích câu chuyện.
  4. Nêu ý nghĩa câu chuyện.

Câu 2: Bạn nhỏ giới thiệu và khẳng định điều gì ở câu văn mở đầu?

  1. Bạn nhỏ giới thiệu câu chuyện mình thích và khẳng định sức hấp dẫn của câu chuyện ấy.
  2. Bạn nhỏ nêu cảm nhận của mình về một câu chuyện.
  3. Bạn nhỏ nêu suy nghĩ của mình về nội dung của câu chuyện.
  4. Bạn nhỏ nêu lí do thích câu chuyện.

Câu 3: Ở các câu văn tiếp theo, bạn nhỏ nêu những lí do gì khiến mình thích câu chuyện?

  1. Lời kể thú vị.
  2. Hình ảnh miêu tả vô cùng sống động.
  3. Các chi tiết hấp dẫn, đầy sáng tạo.
  4. Tất cả các đáp án trên.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Lời kể sinh động của câu chuyện được biểu hiện qua yếu tố nào dưới đây?

  1. Cách dùng từ (từ gợi tả âm thanh, màu sắc…).
  2. Cách viết câu (câu hỏi, câu cảm…).
  3. Cả A và B đều đúng.
  4. Cả A và B đều sai.

-----------Còn tiếp --------

=> Giáo án dạy thêm Tiếng Việt 4 chân trời Chủ đề 4 - Ôn tập bài 6

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay