Phiếu trắc nghiệm tiếng việt 4 chân trời bài: Ôn tập học kì 1
Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài: Ôn tập học kì 1. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tiếng việt 4 chân trời sáng tạo
A. TRẮC NGHIỆM
I. ĐỌC - HIỂU (05 CÂU)
HOA HỌC TRÒ
Phượng không không phải là một đóa, không phải vài cành: phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần của cả xã hội thắm tươi; người ta quên đóa hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán hoa lớn xòe ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau.
Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực sự là nỗi niềm bông phượng. Hoa phượng là hoa học trò. Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại, còn e ấp, dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy. Lòng cậu học trò phơi phới làm sao! Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên mất màu lá phượng. Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây báo một tin thắm: Mùa hoa phượng bắt đầu. đến giờ chơi, cậu học trò ngạc nhiên trông lên: Hoa nở lúc nào mà bất ngờ vậy?
Bình minh của hoa phượng là màu đỏ còn non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu. Ngày xuân dần hết, số hoa tăng lên, màu cũng đậm dần. Rồi hòa nhịp với mặt trời chói lọi, màu phượng mạnh mẽ kêu vang: Hè đến rồi! Khắp thành phố bỗng rực lên như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ.
Câu 1: Hoa phượng có màu gì?
- Màu vàng.
- Màu đỏ.
- Màu tím.
- Màu xanh.
Câu 2: Mùa xuân lá phượng như thế nào?
- Xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non.
- Lá bắt đầu dụng.
- Ngon lành như lá me non.
- Xanh mơn mởn.
Câu 3: Vì sao tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò?
- Vì hoa phượng cho ta bóng mát.
- Hoa phượng gắn với kỉ niệm của rất nhiều học trò về mái trường.
- Vì phượng có hoa màu đỏ.
- Vì hoa phượng được trồng nhiều ở trường học.
Câu 4: Nội dung của bài văn nói lên điều gì?
- Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò.
- Nói về tuổi học trò.
- Tình cảm của tác giả với cậu học trò.
- Tả hoa phượng vào đầu hè.
Câu 5: Chủ ngữ trong câu “Hoa phượng là hoa học trò.” là?
- Hoa phượng.
- Là hoa học trò.
- Hoa.
- Phượng.
II. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT (10 CÂU)
Câu 1: Tìm các danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên có trong đoạn thơ sau?
Vườn cây sống thật vui
Nắng mưa cùng chia sẻ
Đêm đêm rủ nhau ngủ
Bình minh lại xôn xao…
- Nắng, mưa.
- Nắng, mưa, bình minh.
- Đêm đêm, bình minh.
- Nắng, mưa, đêm đêm.
Câu 2: Tìm trong đoạn thơ sau các sự vật được nhân hóa?
Gió đi qua gật gù
Chim tới khen rối rít
Mây che qua vòm mát
Đất màu dành tốt tươi
- Gió, chim.
- Mây, đất màu.
- Gió, chim, mây, đất màu.
- Gió, chim, đất màu.
Câu 3: Cách viết tên riêng của các cơ quan, tổ chức nào dưới đây là đúng?
- Trường mầm non Bạch Long Vĩ.
- Trung tâm văn hóa – Thông tin và thể thao huyện Bạch Long Vĩ.
- Trường Trung học cơ sở Bạch Long Vĩ.
- Ủy ban bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam.
Câu 4: Câu dưới đây có những danh từ chung nào?
Nguyễn Tuân sinh ở phố Hàng Bạc, Hà Nội, quê ở thôn Thượng Đình, xã Nhân Mục (tên nôm là làng Mọc), nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
- Nguyễn Tuân, quê, thôn, xã, phường.
- Thượng Đình, Hà Nội, quê, thôn, xã, quận.
- Thôn, xã, phường, quận.
- Phố, quê, thôn, xã, làng, phường, quận.
Câu 5: Thay (*) trong đoạn sau bằng một từ ngữ phù hợp?
Hơi lạnh vẫn còn vương khắp đất trời nhưng cậu nhận ra mùa xuân đến gần lắm. Những cành cây (*) chống lại cái lạnh của mùa đông đã (*) những lộc biếc đầu tiên.
- Khỏe mạnh – nhú.
- Khẳng khiu – nở.
- Khẳng khiu – nhú.
- Khỏe mạnh – nở.
Câu 6: Tìm động từ chỉ trạng thái trong đoạn thơ dưới đây?
Tôi là con suối nhỏ
Men bờ đá tôi đi
Tôi yêu cua, yêu cá
Tiếng hát ru thầm thì
- Đi, yêu.
- Yêu, thầm thì.
- Yêu.
- Thầm thì.
Câu 7: Tìm động từ chỉ hoạt động trong câu dưới đây?
Bà nội đi cấy về, sấm chớp liên hồi.
- Đi.
- Đi cấy.
- Sấm chớp.
- Liên hồi.
Câu 8: Cho biết tác dụng của biện pháp nhân hóa được sử dụng trong đoạn thơ sau?
Gió vườn không mải chơi xa
Nhắc chị cửa sổ mở ra suốt ngày.
Gió đi lắc lắc cành cây
Giục bác cổ thụ kể ngày xa xưa.
Tìm hoa làn gió nhẹ đưa
Hương thơm tặng bướm ong vừa bay qua
(Lê Thị Mây)
- Làm cho bài thơ có vần nhịp, khác với bài văn xuôi.
- Làm cho gió và cây cối khác biệt với hoa, bướm, ong.
- Làm cho người đọc nhận ra gió, cây, hoa, bướm, ong.
- Làm cho sự vật trở nên sinh động, gần gũi, đáng yêu.
Câu 9: Dưới đây đâu là tính từ chỉ đặc điểm của tiếng suối, tiếng thác?
- Rực rỡ.
- Ào ào.
- Thẳng tắp.
- Nôn nóng.
Câu 10: Tìm tính từ trong đoạn dưới đây?
Mùa hạ đến cùng với những cơn mưa, đem màu xanh rải khắp cao nguyên. Màu xanh của cỏ voi, của ngô nhuộm dần, che phủ màu đá xám. Để rồi một ngày nắng hạ, ngô đồng loạt nở hoa.
- Xanh, xám.
- Mùa hạ, màu xanh.
- Rải khắp, cao nguyên.
- Đá xám, cỏ voi.
III. VIẾT (05 CÂU)
Đọc bức thư sau và trả lời câu hỏi.
Đà Nẵng, ngày 10 tháng 1 năm 2023
Bà nội yêu quý của con!
Đã lâu con chưa được về thăm bà, con nhớ bà lắm. Đầu gối của bà có còn đau nữa không ạ? Bà có còn hay mất ngủ nữa không? Bà ơi, trên ti vi bác sĩ bảo người già đi bộ hằng ngày rất tốt cho sức khỏe đấy. Bà cố gắng đi bộ cho khỏe bà ạ.
Từ đầu năm học đến giờ con được nhiều điểm 10 rồi bà ạ. Tháng vừa rồi con còn được bầu làm nhóm trưởng nữa cơ. Bà có vui không ạ? Trong lớp, con luôn chú ý nghe cô giảng, về nhà con học xong bài và làm hết bài tập rồi mới đi chơi. Nghe lời bà, con đã ăn được nhiều loại rau rồi.
Thôi, con dừng bút để đi ngủ đây. Con kính chúc bà và các cô, chú luôn vui vẻ, mạnh khoẻ. Con hứa với bà sẽ đạt được nhiều điểm 10 hơn để bà vui. Nghỉ hè con sẽ về thăm bà và sẽ hôn bà thật nhiều.
Cháu yêu của bà
Nguyễn Ngọc Tâm
Câu 1: Thư trên của ai gửi cho ai?
- Thư của Tâm gửi cho bà nội.
- Thư của bà nội gửi cho Tâm.
- Thư Tâm nhờ chú gửi cho bà nội.
- Thư ông bà nội gửi cho Tâm.
-----------Còn tiếp --------
=> Giáo án dạy thêm Tiếng Việt 4 chân trời bài: Ôn tập cuối học kì I