Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 cánh diều bài 4: Viết 3 - Luyện tập tả cây cối
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 4: Viết 3 - Luyện tập tả cây cối. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tiếng việt 4 cánh diều
CHỦ ĐỀ: MĂNG NONBÀI 4: KHO BÁU CỦA EMVIẾT 3: LUYỆN TẬP TẢ CÂY CỐI
VIẾT 3: LUYỆN TẬP TẢ CÂY CỐI
(15 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (05 CÂU)
Câu 1: Bài văn tả cây cối gồm có mấy phần?
- 2 phần.
- 3 phần.
- 4 phần.
- 5 phần.
Câu 2: Đâu là yêu cầu chính xác cho bài văn tả cây cối?
- Nêu cảm nhận của em về cây ăn quả.
- Nêu ý kiến của em về việc trồng cây gây rừng.
- Tả một loại hoa em yêu thích.
- Nêu cảm nghĩ của em về loại cây mà em thích.
Câu 3: Phần kết bài của bài văn tả cây cối có nhiệm vụ gì?
- Giới thiệu đối tượng miêu tả.
- Nêu cảm nghĩ về đối tượng miêu tả.
- Tả từng bộ phận hoặc từng thời kì phát triển của đối tượng miêu tả.
- Nêu lợi ích của đối tượng miêu tả.
Câu 4: Kết bài mở rộng là như nào?
- Kết thúc bài viết bằng một số câu nêu lên tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ, liên tưởng,… của người viết (hoặc của nhân vật) về đối tượng miêu tả.
- Kết thúc bài viết bằng một câu nêu lên cảm nghĩ của người viết (hoặc của nhân vật) về đối tượng miêu tả.
- Nêu suy nghĩ tình cảm của người viết bằng việc mở ra một câu chuyện khác.
- Nêu suy nghĩ tình cảm của người viết bằng một câu.
Câu 5: Kết bài không mở rộng là như nào?
- Kết thúc bài viết bằng một số câu nêu lên tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ, liên tưởng,… của người viết (hoặc của nhân vật) về đối tượng miêu tả.
- Kết thúc bài viết bằng một câu nêu lên cảm nghĩ của người viết (hoặc của nhân vật) về đối tượng miêu tả.
- Nêu suy nghĩ tình cảm của người viết bằng việc mở ra một câu chuyện khác.
- Nêu suy nghĩ tình cảm của người viết bằng một số câu.
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi.
Trước cửa sổ phòng học của em có một cây hoa giấy rất đẹp do mẹ em trồng mà em rất yêu thích.
Nhìn từ xa, cây như một chiếc nơ màu hồng. Cây hoa chỉ cao ngang bụng em. Thân cây màu nâu sẫm, to khoảng bằng cổ tay của em. Cành cây có màu hơi nâu hơi đỏ, có những cái gai nhỏ và nhọn. Trên cành cây, chi chít những bông hoa màu hồng đào. Lá cây hình bầu dục, đầu lá hơi nhọn, lá có màu xanh lá mạ và những chiếc lá mọc so le nhau.
Gân lá màu xanh sẫm, nhỏ như sợi tóc. Bao quanh những sợi bông hoa là chiếc lá rất đặc biệt. Chúng có màu hồng nhạt, tròn tròn và mỏng như tờ giấy. Bên trong những chiếc lá đó là một bông hoa màu trắng, rất nhỏ. Đài hoa màu hồng sen, đỡ lấy những bông hoa bé nhỏ đang nở. Nhụy hoa màu vàng, ẩn sau những cánh hoa trắng mịn màng.
Hoa giấy đặc biệt hơn những hoa khác ở điểm nào? Đó là hoa nở quanh năm và rất lâu tàn. Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rỡ. Hoa giấy làm đẹp cho nhà em. Ai đi qua cũng khen: “Ồ! Cây hoa giấy nhà ai mà đẹp thế nhỉ”? Mỗi khi em học bài căng thẳng, nhìn ra cửa sổ ngắm hoa, em thấy thật là thư giãn. Em sẽ chăm sóc để cây mãi xanh tươi và cho hoa đẹp.
Câu 1: Bài văn trên có mấy đoạn?
- 3 đoạn.
- 4 đoạn.
- 5 đoạn.
- 6 đoạn.
Câu 2: Cây hoa giấy trong bài văn trên được tả theo trình tự nào?
- Tả theo trình tự từng thời kì phát triển của cây.
- B. Tả từng bộ phận của cây.
- C. Tả theo trình tự từ bao quát đến chi tiết từng bộ phận.
- Cả A và B đều đúng.
Câu 3: Cho biết kết bài trên thuộc kiểu nào?
- Kết bài không mở rộng.
- Kết bài mở rộng.
- Kết bài mở ra vấn đề.
- Kết bài đóng.
Câu 4: Điểm đặc biệt của hoa giấy là gì?
- Nở rất nhiều hoa một đợt.
- Hoa nở tùm lum.
- Hoa nở quanh năm và rất lâu tàn.
- Trời càng nắng, hoa nở càng nhiều.
Câu 5: Cây hoa giấy đã được tả theo cảm nhận của giác quan nào?
- Thị giác.
- Thính giác.
- Khứu giác.
- Xúc giác.
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Cho biết đoạn dưới đây thuộc kiểu kết bài nào?
Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn. Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như lá héo. Vậy mà khi trái chín, hương tỏa ngạt ngào, vị ngọt đến đam mê.
Mai Văn Tạo
- Kết bài không mở rộng.
- Kết bài mở rộng.
- Kết bài mở ra vấn đề.
- Kết bài đóng.
Câu 2: Cho biết câu dưới đây thuộc kiểu kết bài nào?
Lá si tặng con người bóng mát, còn chòm râu thì để trẻ ngắm nghĩa mà nhớ đến ông nội, ông ngoại của mình, những người già luôn yêu quý các em.
Băng Sơn, Cây si
- Kết bài không mở rộng.
- Kết bài mở rộng.
- Kết bài mở ra vấn đề.
- Kết bài đóng.
Câu 3: Cho biết đoạn dưới đây thuộc kiểu kết bài nào?
Cho tới mùa xuân, chỉ một đêm thôi, chồi xanh li ti đã điểm kín cành to, cành nhỏ. Rồi từng ngày, từng ngày, những chồi xanh ấy lớn nhanh như thổi, mỗi ngày một khác, mỗi lúc một khác nữa kia. Mùa xuân của cây bàng cũng như tuổi thơ của nó vậy.
Đào Vũ, Cây bàng
- Kết bài không mở rộng.
- Kết bài mở rộng.
- Kết bài mở ra vấn đề.
- Kết bài đóng.
IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
Câu 1: Từ ngữ được sử dụng trong văn miêu tả phải như thế nào?
- Ngắn gọn, súc tích.
- Cô đọng, hàm súc.
- Dài dòng, lan man.
- Giàu cảm xúc, giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu, âm thanh.
--------------- Còn tiếp ---------------
=> Giáo án Tiếng Việt 4 cánh diều Bài 4 Viết 3: Luyện tập tả cây cối