Giáo án Vật lí 9 kì 2 soạn theo công văn 5512
Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Dưới đây là giáo án giảng dạy môn Vật lí lớp 9 kì 2 mẫu giáo án mới của Bộ Giáo dục - 5512. Vì mẫu mới có nhiều quy định chi tiết khiến nhiều giáo viên gặp khó khăn và áp lực. Do đó, nhằm hỗ trợ thầy cô, kenhgiaovien.com gửi tới thầy cô trọn bộ giáo án đầy đủ tất cả các bài, các tiết. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.
Xem video về mẫu Giáo án Vật lí 9 kì 2 soạn theo công văn 5512
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tuần10 – Bài 19- Tiết 20
SỬ DỤNG AN TOÀN VÀ TIẾT KIỆM ĐIỆN
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức:
- Nêu được tác hại của đoản mạch và tác dụng của cầu chì.
- Giải thích được cơ sở vật lí của các qui tắc an toàn khi sử dụng điện.
- Nêu và thực hiện được các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích tổng hợp kiến thức để sử lí kết quả đã cho.
- Giải thích và thực hiện các biện pháp thông thường để sử dụng an toàn và tiết kiệm điện năng.
- Năng lực
- Năng lực tự học: đọc tài liệu, ghi chép cá nhân.
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề.
- Năng lực hợp tác nhóm: Thảo luận và phản biện.
- Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.
- 3. Phẩm chất
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Giáo viên:
- Kế hoạch bài học.
- Học sinh: Đọc trước bài 18.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN | ||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút) a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học. Tổ chức tình huống học tập. b) Nội dung: Hoạt động cá nhân, chung cả lớp hoàn thành yêu cầu của GV c) Sản phẩm: d) Tổ chức thực hiện: | |||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên yêu cầu: + Nêu các quy tác an toàn khi sử dụng điện đã học ở lớp 7. - Học sinh tiếp nhận Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: Làm theo yêu cầu. - Giáo viên: - Dự kiến sản phẩm: Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + HS trình bày kết quả Bước 4: Kết luận, nhận định - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá: - Giáo viên nhận xét, đánh giá: ->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta luôn phải tiếp xúc với nguồn điện 220V. Đây là điện áp có thể gây nguy hiểm cho con người nếu không thực hiện đúng biện pháp an toàn. Và sử dụng sao có hiệu quả và hợp lý các đồ dùng điện trong gia đình ->Giáo viên nêu mục tiêu bài học | |||||
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu và thực hiện các quy tắc an toàn khi sử dụng điện. a) Mục tiêu: - Nêu được tác hại của đoản mạch và tác dụng của cầu chì. - Giải thích được cơ sở vật lí của các qui tắc an toàn khi sử dụng điện. b) Nội dung - Hoạt động cá nhân, nhóm: Nghiên cứu tài liệu, thực nghiệm. - Hoạt động chung cả lớp. c) Sản phẩm - Phiếu học tập cá nhân: C1-C7 - Phiếu học tập của nhóm d) Tổ chức thực hiện | |||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên yêu cầu: + Các nhóm thảo luận câu C1 đến C4 và gọi đại diện các nhóm đính lên bảng kết quả thảo luận cuả các nhóm. + Thảo luận trả lời C5, C6. - Học sinh tiếp nhận: Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: thảo luận nhóm trả lời. + Đại diện nhóm lên bảng trình bày. - Giáo viên: Điều khiển lớp thảo luận theo cặp đôi. - Dự kiến sản phẩm: (cột nội dung) Bước 3: Báo cáo thảo luận HS: Trình bày kết quả hoạt động + Các nhóm khác nhận xét Bước 4: Kết luận, nhận định: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: - GV nêu cách sửa chữa những hỏng hóc nhỏ về điện những hỏng hóc không biết lí do không sửa được -> ngắt điện báo cho người lớn, thợ điện, không tự ý sửa chữa để đảm bảo an toàn tính mạng. - Giới thiệu biện pháp đảm bảo an toàn điện là sử dụng nối đất cho các dụng cụ điện có vỏ bọc là vỏ kim loại. Liên hệ với thực tế nối đất các thiết bị điện, kí hiệu nối đất ở các thiết bị, dụng cụ dùng điện đưa ra phích có 3 chốt cắm tương ứng, chốt thứ 3 nối đất. Do điều kiện kinh tế, tài chính còn hạn chế nên biện pháp nối đất chưa được sử dụng rộng rãi. => Nhu cầu sử dụng điện? Đã đáp ứng đủ nhu cầu đó chưa? | I. An toàn khi sử dụng điện: 1. Nhớ lại các qui tắc an toàn khi sử dụng điện đã học ở lớp 7 C1: Chỉ làm TN với nguồn điện có hiệu điện thế dưới 40V C2: Phải sử dụng dây dẫn có vỏ bọc cách điện đúng như tiêu chuẩn qui định C3: Cần mắc cầu chì có cường độ định mức phù hợp cho mỗi dụng cụ điện để ngắt mạch tự động khi đoản mạch C4: Khi tiếp xúc với mạng điện gia đình cần chú ý phải rất thận trọng khi tiếp xúc với mạng điện này vì nó có hiệu điện thế 220V nên có thể gây nguy hiểm tới tính mạng con người + Chỉ sử dụng các thiết bị điện với mạng điện gia đình khi đảm bảo cách điện đúng tiêu chuẩn qui định đối với các bộ phận của thiết bị có sự tiếp xúc với tay và với cơ thể con người nói chung (như tay cầm, dây nối, phích cắm ....) 2. Một số qui tắc an toàn khác khi sử dụng điện C5: + Nếu đèn treo dùng phích cắm, bóng đèn bị đứt dây tóc thì phải rút phích cắm khỏi ổ lấy điện trước khi tháo bóng và lắp bóng đèn khác, vì sau khi rút phích cắm điện chạy qua cơ thể người và do đó không có nguy hiểm. + Nếu đèn treo không dùng phích cắm, bóng đèn bị đứt dây tóc thì phải ngắt công tắc hoặc tháo cầu chì trước khi tháo bóng đèn hỏng lắp bóng đèn khác vì công tắc và cầu chì trong mạng điện gia đình luôn luôn được nối với dây “nóng”. Vì thế ngắt công tắc hoặc tháo cầu chì trước khi thay bóng đèn đă làm hở dây “nóng”, do đó loại bỏ trường hợp dòng điện chạy qua cơ thể . + Đảm bảo cách điện giữa người và nền nhà (như đứng trên ghế nhựa, bàn gỗ khô....) do điện trở của vật cách điện đó rất lớn nên dòng điện qua người và vật cách điện sẽ có cường độ rất nhỏ không gây nguy hiểm đến tính mạng. C6: Dây nối dụng cụ điện với đất là chốt thứ 3 của phích cắm nối vào vỏ kim loại của dụng cụ điện nơi có kí hiệu. + Trong trường hợp dây điện bị hở và tiếp xúc với vỏ kim loại của dụng cụ, nhờ có dây tiếp đất mà người sử dụng nếu chạm tay vào vỏ dụng cụ cũng không bị nguy hiểm vì điện trở của người rất lớn so với dây nối đất -> dòng điện qua người rất nhỏ không gây nguy hiểm. | ||||
Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa và biện pháp sử dụng an toàn và tiết kiệm điên năng. (10 phút) a) Mục tiêu: - Nêu và thực hiện được các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng b) Nội dung - Hoạt động cá nhân, nhóm: thực nghiệm, nghiên cứu tài liệu - Hoạt động chung cả lớp. c) Sản phẩm - Phiếu học tập cá nhân: C7 - C9. - Phiếu học tập của nhóm d) Tổ chức thực hiện: | |||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên yêu cầu: + Sử dụng điện như thế nào là tiết kiệm? + Có những lợi ích gì khi sử dụng tiết kiệm điện năng? + Trả lời các câu hỏi C8, C9. - Học sinh tiếp nhận: Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: thảo luận cách làm và lên bảng giải. - Giáo viên: Điều khiển lớp thảo luận theo cặp đôi. - Dự kiến sản phẩm: (Cột nội dung) Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + HS trình bày kết quả Bước 4: Kết luận, nhận định: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: Giới thiệu một hoá đơn tính tiền điện và khuyến cáo các biện pháp tiết kiệm điện năng. | II. Sử dụng tiết kiệm điện năng: 1. Cần phải sử dụng tiết kiệm điện năng C7: + Các dụng cụ điện có công suất hợp lý, có giá thành rẻ hơn so với các dụng cụ điện lớn hơn mức cần thiết. + Ngắt điện ngay khi mọi người ra khỏi nhà tránh lãng phí điện mà còn loại bỏ nguy cơ xảy ra hoả hoạn. + Dành phần điện năng tiết kiệm được để xuất khẩu điện góp phần tăng thu nhập cho đất nước. + Giảm bớt việc xây dựng nhà máy điện, góp phần giảm ô nhiễm môi trường. 2. Các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng C8: A = Pt C9: Cần phải lựa chọn, sử dụng các dụng cụ hay thiết bị điện có công suất hợp lí, đủ mức cần thiết. | ||||
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (7 phút) a) Mục tiêu: Dùng các kiến thức vật lí để giải thích các hiện tượng thực tế. b) Nội dung - Hoạt động cá nhân, cặp đôi: nghiên cứu tài liệu. - Hoạt động chung cả lớp. c) Sản phẩm - Phiếu học tập cá nhân: C10,11,12. - Phiếu học tập của nhóm: d) Tổ chức thực hiện | |||||
Bước 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên yêu cầu: + Y/c các nhóm thảo luận làm C10-12. - Học sinh tiếp nhận: Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: thảo luận cách làm và lên bảng giải. - Giáo viên: Điều khiển lớp thảo luận theo cặp đôi. - Dự kiến sản phẩm: (Cột nội dung) Bước 3: Báo cáo, thảo luận + Đại diện các cặp báo cáo kết quả, các cặp khác nhận xét và bổ sung Bước 4: Kết luận, nhận định - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: | III. Vận dụng: C10: Viết lên tờ giấy dòng chữ đủ to “ tắt hết điện trước khi đi khỏi nhà” và dán tờ giấy này ở cửa ra vào, chỗ dễ nhìn thấy nhất
| ||||
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (3 phút) a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học. Tổ chức tình huống học tập. HS vận dụng các kiến thức vừa học giải thích, tìm hiểu các hiện tượng trong thực tế cuộc sống, tự tìm hiểu ở ngoài lớp. Yêu thích môn học hơn. b) Nội dung Nêu vấn đề, vấn đáp – gợi mở. Hình thức: hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm. c) Sản phẩm HS hoàn thành các nhiệm vụ GV giao vào tiết học sau. d) Tổ chức thực hiện | |||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Giáo viên yêu cầu: + Đọc và chuẩn bị nội dung bài tiếp theo. + Đọc mục ghi nhớ và có thể em chưa biết. + Xem trước bài 20 “Ôn tập chương I - Điện học”. + Làm các BTVN từ 19.1 - 19.10/SBT. - Học sinh tiếp nhận: Nghiên cứu nội dung bài học để trả lời. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: Tìm hiểu trên Internet, tài liệu sách báo, hỏi ý kiến phụ huynh, người lớn hoặc tự nghiên cứu ND bài học để trả lời. - Giáo viên: - Dự kiến sản phẩm: Bước 3: Báo cáo, thảo luận Kiểm tra vở bài tập Bước 4: Kết luận, nhận định: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá khi kiểm tra vở BT hoặc KT miệng vào tiết học sau.. | * Ghi nhớ/SGK.
BTVN từ 19.1 - 19.10/SBT
| ||||
* Hướng dẫn về nhà
+ Đọc mục ghi nhớ và có thể em chưa biết.
+ Xem trước bài 20 “Ôn tập chương I - Điện học”.
+ Làm các BTVN từ 19.1 - 19.10/SBT.
Phía trên là demo (mẫu) 1 bài trong bộ giáo án Vật lí lớp 9 kì 1được soạn theo công văn 5512. Giáo án khi thầy cô tải về là giáo án bản word, có đầy đủ các bài trong chương trình Vật lí 9.
Phí tải giáo án:
- 150.000/học kì
- 200.000/cả năm
Cách tải:
- Bước 1: Chuyển khoản vào số tài khoản 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB
- Bước 2: Nhắn tin Zalo hoặc gọi điện tới số 0386 168 725 để nhận tài liệu.
Thông tin thêm:
- Hệ thống có đầy đủ giáo án 5512 tất cả các môn, tất cả các lớp
- Hệ thống có nhiều tài liệu hỗ trợ giảng dạy khác
- Zalo hỗ trợ: 0386 168 725
Chúng tôi hi vọng, hệ thống cung cấp những tài liệu bổ ích, hỗ trợ đắc lực cho thầy cô trong quá trình giảng dạy.
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
Từ khóa: gián án mới vật lí khối 9 kì 2, vật lí 9 cv 5512, tải giáo án mới cv 5512, giao an li 9 ki 2 cv 5512Tài liệu giảng dạy môn Vật lí THCS