Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều Bài 1 - Văn bản 1: Tôi đi học
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 1 - Văn bản 1: Tôi đi học. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 8 cánh diều
BÀI 1: TRUYỆN NGẮNVĂN BẢN 1: TÔI ĐI HỌC
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (7 câu)
Câu 1: Ở phần 2, tâm trạng nhân vật “tôi” như thế nào khi được gọi tên?
- Lo lắng
- Giật mình
- Lúng túng
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Phần 2 kể về chuyện gì?
- Học sinh đến trường gặp mặt bạn bè thầy.
- Sự mới mẻ ở lần đầu tiên đến trường.
- Tâm trạng vui tươi của nhân vật chính cũng như các nhân vật khác khi gặp ông đốc.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Cốt truyện “Tôi đi học” thuộc dạng nào dưới đây?
- Kể lại sự việc khác thường, kì lạ.
- Kể lại sự việc giản dị, đời thường mà giàu chất thơ
- Kể lại sự việc có nội dung trào phúng, châm biếm, hài hước
- Kể lại sự việc có nội dung giàu triết lí.
Câu 4: Cảnh vật trong truyện được nhìn qua con mắt của ai?
- Nhân vật “tôi”
- Tác giả
- Ông đốc
- Cả A và B.
Câu 5: Ai là tác giả của văn bản “Tôi đi học”?
- Thạch Lam
- Thanh Tịnh
- Nguyễn Khuyến
- Victor Hugo
Câu 6: Thể loại của văn bản “Tôi đi học” là gì?
- Truyện ngắn
- Truyện dài
- Tiểu thuyết
- Truyện thơ
Câu 7: Kết cấu của truyện ngắn:
- Có tính chất cấu trúc cao.
- Chia thành nhiều tuyến
- Không chia thành nhiều tuyến.
- Tất cả các đáp án trên.
2. THÔNG HIỂU (6 câu)
Câu 1: Chú ý vào phần 1, hình ảnh nào gợi nỗi nhớ cho nhân vật “tôi”?
- Lá ngoài đường rụng nhiều, những đám mây bàng bạc trên không mỗi cuối thu
- Mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
- Mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường
- Cả A và C.
Câu 2: Ở phần 1, tại sao có sự thay đổi trong cảm nhận cảnh vật của nhân vật “tôi”?
- Vì không gian nơi nhân vật này đi qua bị biến đổi ở một mức độ lớn.
- Vì chính nhân vật này có cảm nhận mới hoàn toàn: hôm nay cậu ta bắt đầu đi học.
- Vì hôm nay nhân vật này không còn được phép đi chơi với bạn bè nữa.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Ở phần 1, tại sao nhân vật “tôi” lại muốn cầm bút thước?
- Vì câu ta muốn thể hiện cho các bạn khác thấy rằng mình có kĩ năng rất cao trong công việc này.
- Vì cậu ta nhìn thấy một số học sinh khác vừa cầm cả sách vừa cầm bút thước nên muốn thử sức.
- Vì cảnh vật xung quanh nhân ngày đầu tiên tới trường khiến cậu ta có suy nghĩ như vậy.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Ở phần 2, câu nào sau đây mang nhiều tính chất đặc trưng của biện pháp nghệ thuật so sánh?
- Tôi không có cảm tường nào khác là nhà trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng.
- Sân nó rộng, mình nó cao hơn trong những buổi trưa hè đầy vắng lặng.
- Họ như con chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ.
- Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.
Câu 5: Chú ý vào phần 2. Hãy nhận xét về lời nói của ông đốc.
- Lời nói có tính hàm ý sâu xa, khó khiến các em học sinh hiểu được nhưng lại giúp phụ huynh nhận ra được những điều mà mình cần phải làm.
- Lời nói có tính chất giả tạo, khuôn mẫu, không đúng với quy cách làm thầy.
- Lời nói cho thấy ông đốc là một người thầy hiền từ, biết quan tâm đến học sinh nhưng vẫn giữ được phong cách của một người đứng đầu.
- Cả A và C.
Câu 6: Ở phần 2, tại sao các bạn nhỏ lại khóc?
- Vì họ bị ông đốc quát mắng thậm tệ, không được âu yếm như bố mẹ.
- Vì họ bị tách ra khỏi ba mẹ, chuẩn bị phải vào lớp.
- Vì bố mẹ của họ bỏ mặc họ ở lại trường.
- Tất cả các đáp án trên.
3. VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1: Sự thay đổi tâm trạng của nhân vật “tôi” thể hiện trong phần 3 như thế nào?
- Tâm trạng nhân vật này có một sự thay đổi nhẹ nhàng về mặt tình cảm.
- Chuyển từ tâm trạng vui khi cùng mẹ đến trường sang tâm trạng buồn vì phải xa mẹ và trong lớp thì toàn thứ mới lạ.
- Chuyển từ tâm trạng lúng túng, buồn bã sang tâm trạng thích thú, hấp dẫn với con người, đồ vật,… trong lớp.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Cảnh vật trong truyện được nhớ lại theo trình tự nào?
- Trình tự thời gian, từ lúc bắt đầu đi đến lúc vào lớp.
- Trình tự thời gian, từ lúc đã đi học quay lại lúc chưa đi học.
- Trình tự không gian, từ ngoài lớp vào trong lớp.
- Trình tự không gian, từ trong trường ra ngoài trường.
Câu 3: Đâu là một chi tiết nổi bật của cảnh vật ở phần 1?
- Một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh
- Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần
- Trong chiếc áo vài dù đen dài tôi cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn.
- Làn mây lướt ngang trên ngọn núi.
Câu 4: Đoạn sau đây phân tích sự thay đổi tâm trạng của nhân vật “tôi” trong phần 2:
“Khi đến trường, nhân vật “tôi” cảm thấy một sự khác biệt về ngôi trường mà mình đã từng đến trước đó. Lần đầu tiên đến trường để học tập đã mang cho “tôi” một cảm giác rằng ngôi trường thật trang nghiêm và rộng lớn. Lòng “tôi” trở nên có chút lo sợ. Các hoạt động ở trường ngày hôm đó khác xa với những ngày trước đó và bởi một thứ gì đó mang tính quyền lực và bắt buộc, “tôi” cũng như các học sinh khác cảm thấy lúng túng và thực sự là càng thấy run sợ hơn. Sự lo lắng đó lên đến đỉnh điểm là việc “tôi” bất giác quay lưng lại rồi dúi dầu vào lòng mẹ, khóc nức nở theo.”
Ý nào trong đoạn trên không đúng?
- Khi đến trường, nhân vật “tôi” đúng ra phải là không cảm thấy sự khác biệt nào về ngôi trường.
- Đỉnh điểm của sự lo lắng đúng ra phải là sự việc ông đốc doạ nạt, đùa vui những học sinh mới.
- Cả A và B.
- Không có ý nào.
Câu 5: Hình ảnh so sánh nào sau đây có tác dụng mạnh mẽ trong việc khắc hoạ tâm trạng nhân vật?
- Chính lúc này, toàn thân các cậu cũng đang run run theo nhịp bước rộn ràng trong lớp.
- Trong lúc ông đọc tên từng người, tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập.
- Các em phải cố gắng học để thầy mẹ được vui lòng và để thầy dạy các em được sung sướng.
- Ông đốc nhìn chúng tôi với cặp mắt hiền từ và cảm động.
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Nhiều người nhận xét truyện ngắn này giàu chất trữ tình. Ý kiến này đúng hay không?
- Đúng, vì nội dung câu chuyện là một sự hồi tưởng, ngôn ngữ trong truyện có nhiều hình ảnh so sánh, từ ngữ miêu tả làm nổi bật tâm trạng của nhân vật.
- Đúng, vì tác giả của truyện này không bao giờ viết văn theo thể loại khác trữ tình cả.
- Không, vì nội dung của truyện chỉ là việc kể về một hoạt động thường nhật là đi học. Ngôn ngữ trong truyện cũng không giàu sắc thái biểu cảm.
- Không, vì tác giả của truyện này không bao giờ viết văn theo thể loại trữ tình cả.
--------------- Còn tiếp ---------------
=> Giáo án Ngữ văn 8 cánh diều Bài 1 Đọc 1: Tôi đi học