Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 11 Cánh diều bài 8: Văn bản 1: Vĩnh biệt cửu trùng đài

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 11 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 8: Văn bản 1: Vĩnh biệt cửu trùng đài. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 11 cánh diều

A. TRẮC NGHIỆM

PHẦN 1: NHẬN BIẾT

Câu 1: Tác giả của vở kịch là ai?

  1. Vũ Như Tô
  2. Lưu Quang Vũ
  3. Nguyễn Huy Tưởng
  4. Vũ Đình Long

Câu 2: Những đóng góp chính của Nguyễn Huy Tưởng trong sáng tác:

  1. Tiểu thuyết và thơ.
  2. Tiểu thuyết và truyện ngắn
  3. Tiểu thuyết và kịch
  4. Tiểu thuyết và kí sự.

Câu 3: Địa danh nào sau đây là quê hương của Nguyễn Huy Tưởng?

  1. Làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
  2. Làng Nhân Mục, huyện Từ Liêm, Hà Nội.
  3. Làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, Nam Định.
  4. Làng Dục Tú, huyện Từ Sơn, Bắc Ninh

Câu 4: Văn bản "Vĩnh biệt Cửu trùng đài" là một hồi trong vở kịch nào?

  1. Vũ Như Tô
  2. Bắc Sơn
  3. Những người ở lại
  4. Sống mãi với thủ đô

Câu 5: Tác phẩm “Vũ Như Tô” thuộc loại hình nghệ thuật nào?

  1. Tiểu thuyết
  2. Kịch
  3. Phim truyện
  4. Cải lương

Câu 6: Dù bị Lê Tương Dực dọa giết nhưng lúc đầu Vũ Như Tô vẫn không đồng ý xây Cửu Trùng Đài. Vì sao?

  1. Vì ông không muốn có công sức vào công trình quá tốn nhiều của cải vô ích.
  2. Vì ông biết việc xây dựng Cửu Trùng Đài sẽ là tai họa lớn đối với nhân dân
  3. Vì ông không muốn phục vụ hôn quân.
  4. Vì biết mình không đủ tài năng để thực hiện.

Câu 7: “Vũ Như Tô” là tác phẩm kịch gồm có bao nhiêu hồi?

  1. 2 hồi
  2. 3 hồi
  3. 4 hồi
  4. 5 hồi.

Câu 8: Lời tựa đề "Than ôi! Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải? Ta chẳng biết." thể hiện suy nghĩ gì của tác giả?

  1. Nghĩ về mâu thuẫn giữa Vũ Như Tô và nhân dân.
  2. Giữa khát vọng sáng tạo vẻ đẹp siêu việt, vĩnh cửu, bất tử cho muôn đời với những lợi ích thiết thực ngay trong hiện tại.
  3. Cả hai bên đều có những lí lẽ riêng, chỉ nhìn thấy lợi ích của riêng mình và khiến mâu thuẫn trở nên xung đột trong bạo lực và huỷ diệt.
  4. Tất cả đều đúng.

Câu 9: Bối cảnh lịch sử trong kịch “Vũ Như Tô” là sự việc nào dưới đây?

  1. Sự việc xảy ra ở Thăng Long, dưới thời vua Lê Long Đĩnh.
  2. Sự việc xảy ra ở Thăng Long, dưới thời vua Lê Tương Dực.
  3. Sự việc xảy ra ở Thăng Long, khi Nguyễn Huệ tiến đánh quân Thanh
  4. Sự việc xảy ra ở Huế, dưới thời vua Khải Định

PHẦN 2: THÔNG HIỂU

Câu 1: “Vũ Như Tô” là tác phẩm kịch thuộc đề tài gì

  1. Tình yêu
  2. Lịch sử
  3. Tình bạn
  4. Thiên nhiên

Câu 2: Nguyên nhân nào dẫn đến mâu thuẫn dân chúng đã đứng lên đấu tranh chống lại triều đình:

  1. Nhân dân muốn lập vị vua mới.
  2. vua quan sống sa đọa, ăn chơi thỏa thích mà đời sống người dân thì cùng cực, nghèo khổ.
  3. Do vua ban hành những chính sách mới không hợp lòng dân.
  4. Do vua chúa nhu nhược, để giặc giã xâm chiếm đất nước.

Câu 3: Vở kịch Vũ Như Tô viết về giai đoạn đoạn lịch sử nào?

  1. Thế kỉ XV dưới triều vua Lê
  2. Thế kỉ XVI dưới triều vua Lê
  3. Thế kỉ XVIII dưới triều vua Nguyễn
  4. Thế kỉ XIX dưới triều vua Nguyễn

Câu 4: Thông tin nào sau đây chưa chính xác về tác giả Nguyễn Huy Tưởng

  1. Nguyễn Huy Tưởng sinh năm 1912, mất năm 1960.
  2. Xuất thân trong một gia đình nhà nho.
  3. Nguyễn Huy Tưởng có thiên hướng khai thác đề tài lịch sử
  4. Tác giả có đóng góp nổi bật ở thể loại truyện ngắn và tùy bút

PHẦN 3: VẬN DỤNG

Câu 1: Ai đã khiến cho Vũ Như Tô thay đổi quyết định việc xảy Cửu Trùng Đài?

  1. Lê Tương Dực
  2. Trịnh Duy Sản
  3. Đan Thiềm
  4. Nhân dân

 -----------Còn tiếp --------

=> Giáo án Ngữ văn 11 cánh diều Bài 8 Đọc 1: Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay