Đề thi giữa kì 2 KHTN 6 chân trời sáng tạo (Đề số 1)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra KHTN 6 chân trời sáng tạo giữa kì 2 đề số 1. Cấu trúc đề thi số 1 giữa kì 2 môn khoa học tự nhiên 6 CTST này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án KHTN 6 chân trời sáng tạo
PHÒNG GD & ĐT …….. Chữ kí GT1: ...........................
TRƯỜNG THCS…….. Chữ kí GT2: ...........................
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2021 - 2022
Môn: Khoa học tự nhiên 6 – Chân trời sáng tạo
Họ và tên: …………………………………………………. Lớp: ……………….. Số báo danh: ……………………………………………….Phòng KT:………….. | Mã phách |
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Lực ma sát xuất hiện ở:
- bề mặt tiếp xúc giữa hai vật và cản trở chuyển động của vật.
- trên bề mặt vật và cản trở chuyển động của vật.
- bề mặt tiếp xúc giữa hai vật và thúc đẩy chuyển động của vật.
- trên bề mặt vật và thúc đẩy chuyển động của vật.
Câu 2. Theo em tại sao có hiện tượng ngày và đêm dài ngắn theo mùa?
A.Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời với vận tốc không đổi.
B.Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời với chu kì một năm.
C.Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời với trục nghiêng không đổi.
D.Trái Đất hình cầu.
Câu 3. Hỗn hợp nào sau đây không được xem là dung dịch?
- Hỗn hợp nước muối.
- Hỗn hợp nước đường.
- Hỗn hợp nước và rượu.
- Hỗn hợp cát và nước.
Câu 4. Phương pháp cô cạn là:
- Sự tách chất dựa vào sự khác nhau về kích thước hạt.
- Sự tách chất dựa vào sự khác nhau ở mức độ nặng nhẹ.
- Sự tách chất dựa vào sự khác nhau về tính bay hơi.
- Sự tách chất dựa vào sự khác nhau về khả năng tan trong các dung môi khác nhau.
Câu 5. Thế giới thực vật chia làm mấy nhóm?
A.2
B.3
C.4
D.5
Câu 6. Lực ma sát xuất hiện ở:
- bề mặt tiếp xúc giữa hai vật và cản trở chuyển động của vật.
- trên bề mặt vật và cản trở chuyển động của vật.
- bề mặt tiếp xúc giữa hai vật và thúc đẩy chuyển động của vật.
- trên bề mặt vật và thúc đẩy chuyển động của vật.
Câu 7. Treo vật vào đầu một lực kế lò xo. Khi vật cân bằng, số chỉ của lực kế là 4N. Điều này cho biết
- khối lượng của vật bằng 20g
- khối lượng của vật bằng 40g
- khối lượng của vật bằng 200g
- khối lượng của vật bằng 400g
Câu 8. Nguyên sinh vật là gì?
- Là nhóm sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, kích thước hiển vi
- Là nhóm sinh vật có cấu tạo tế bào nhân sơ, kích thước hiển vi
- Là nhóm sinh vật có cấu tạo tế bào nhân thực, kích thước hiển vi
- Là nhóm sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, kích thước siêu hiển vi
Câu 9. Đặc điểm của nấm là:
- Những sinh vật nhân thực, đơn bào hoặc đa bào, dị dưỡng.
- Những sinh vật nhân sơ, đơn bào hoặc đa bào, dị dưỡng.
- Những sinh vật nhân sơ, đơn bào hoặc đa bào, dị dưỡng.
- Những sinh vật nhân thực, đơn bào hoặc đa bào, tự dưỡng.
Câu 10. Công dụng của lực kế là:
A.Đo khối lượng của vật.
B.Đo trọng lượng riêng của vật.
C.Đo lực
D.Đo khối lượng riêng của vật.
Câu 11. Tại sao, trong bể cá thủy sinh người ta thường cho thêm tảo lục
- Tảo lục đơn bào quang hợp thải ra oxygen làm tăng lượng oxygen hoà tan trong nước B. Tảo lục đơn bào cũng là nguồn thức ăn tự nhiên giàu dinh dưỡng cho các động vật thuỷ sản
- Tạo màu nước xanh lơ cho bể thêm đẹp hơn
- Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 12. Vì sao nấm nhày lại được xếp vào nhóm ngành Nguyên sinh vật?
- Vì nó trông giống như nấm
- Vì nó hoạt động như động vật
- Vì nó có cấu tạo đa bào
- Vì nó không có kích thước hiển vi
Câu 13. Cho các vai trò sau:
(1) Cung cấp thực phẩm.
(2) Sản xuất thuốc trừ sâu sinh học.
(3) Gây hư hỏng thực phẩm.
(4) Phân hủy xác sinh vật và chất thải hữu cơ.
(5) Sản xuất các loại rượu, bia, đồ uống có cồn.
(6) Gây bệnh cho người và các loài sinh vật khác.
Những vai trò nào không phải là lợi ích của nấm trong thực tiễn?
- (1), (3), (5).
- (2), (4), (6).
- (1), (2), (5).
- (3), (4), (6).
Câu 14. Đại diện nào dưới đây không thuộc ngành hạt kín?
- Bèo tấm.
- Nong tằm.
- Rau bợ.
- Rau sam.
Câu 15. Đặt vật trên một mặt bàn nằm ngang, móc lực kế vào vật và kéo sao cho lực kế song song với mặt bàn và vật trượt nhanh dần. Số chỉ của lực kế khi đó
- bằng độ lớn lực ma sát nghỉ tác dụng lên vật
- bằng độ lớn lực ma sát trượt tác dụng lên vật
- lớn hơn độ lớn lực ma sát trượt tác dụng lên vật
- nhỏ hơn độ lớn lực ma sát trượt tác dụng lên vật
Câu 16. Tại sao khi lấy mẫu nấm mốc để làm thực hành, để đảm bảo an toàn chúng ta phải sử dụng găng tay và khẩu trang cá nhân?
- Nấm mốc có độc nguy hiểm
- Nấm mốc có mùi hắch
- Nấm mốc có mùi thối
- Bào tử nấm mốc rất nhẹ, dễ dàng phát tán trong không khí và dễ gây kích ứng da khi tiếp xúc trực tiếp.
Câu 17. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống “…” Mặt Trăng là vệ tinh tự nhiên của Trái Đất. Mặt Trăng quay quanh trục của nó với … mà nó chuyển động quanh Trái Đất nên phần bề mặt Mặt Trăng hướng về Trái Đất luôn không đổi.
- cùng tốc độ
- tốc độ lớn hơn
- tốc độ nhỏ hơn
- tốc độ không thay đổi
Câu 18. Rừng phòng hộ ven biển có tác dụng gì?
- Chống gió hạn, chắn cát bay
- Ngăn chặn sự xâm mặn của biển
- Bảo vệ các công trình ven biển
- Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 19. Vào dịp tết, mẹ bạn An làm mứt dừa cho cả nhà ăn. Khi cả nhà thưởng thức, bố An thấy mứt ngọt quá nên không muốn ăn vì bố bạn đang trong chế độ kiêng đường. Bạn An rất muốn tách bớt đường ra khỏi mứt dừa đã làm để bố có thể ăn được. Theo em, có cách nào để tách bớt đường từ mứt dừa đã làm không?
- A. Cho mứt vào nước để hoà tan bớt đường. Sau đó vớt mứt ra và rang khô lại.
- Cho mứt vào nước để hòa tan bớt đường. Sau đó lấy giấy lau khô miếng mứt.
- Cho mứt vào ngăn mát tủ lạnh. Làm mứt lạnh sẽ bớt ngọt hơn.
- Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 20. Tại sao, trong bể cá thủy sinh người ta thường cho thêm tảo lục
- Tảo lục đơn bào quang hợp thải ra oxygen làm tăng lượng oxygen hoà tan trong nước B. Tảo lục đơn bào cũng là nguồn thức ăn tự nhiên giàu dinh dưỡng cho các động vật thuỷ sản
- Tạo màu nước xanh lơ cho bể thêm đẹp hơn
- Cả ba đáp án trên đều đúng
B. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)
Câu 1. (1,0 điểm)
Chọn những từ/cụm từ thích hợp trong phần gợi ý để hoàn thành nội dung đúng khi nói về cây rêu.
Cơ quan sinh đưỡng của cây rêu gồm có: thân, lá, chưa có................ (1).............. thật sự. Trong thân và lá rêu không có................ (2)............... Rêu sinh sản bằng (3)............. được chứa trong.............. (4)............. năm ở ngọn cây.
Câu 2. (2,0 điểm)
Trình bày được vai trò của nấm trong tự nhiên, đời sống con người và thực tiễn
Câu 3. (1,5 điểm)
Hãy chọn phương pháp thích hợp với bảng hành động bằng cách ghép một trong số các chữ cái a,b,c,hoặc d với chữ số 1,2,3,4,5,6 ( mỗi phương pháp tách có thể có một hay nhiều hành động)
Phương pháp tách | Hành động | |
a. Lọc | 1. Pha trà túi lọc | |
b. Chiết | 2. Lấy lòng đỏ trứng ra khỏi lòng trắng trứng sống | |
c. Cô cạn | 3. Làm muối từ nước biển | |
4. Đeo khẩu trang chống bụi |
Câu 4. (1,5 điểm)
Treo thẳng đứng một lò xo, đầu dưới gắn với một quả cân 100g thì lò xo có độ dài là 11 cm, nếu thay bằng quả cân 200g thì lò xo có độ dài là 11,5 cm. Hỏi nếu treo quả cân 500 g thì lò xo có độ dài bằng bao nhiêu?
BÀI LÀM
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II – MÔN KHTN
NĂM HỌC: 2021-2022
CẤP ĐỘ
Chủ đề |
TÊN BÀI HỌC | NHẬN BIẾT | THÔNG HIỂU |
VẬN DỤNG
|
VẬN DỤNG CAO | TỔNG CỘNG | |||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL | ||||
Phần sinh học ( 50%) | |||||||||||
Đa dạng thế giới sống
| Nguyên sinh vật | 1 câu | 1 câu | 1 câu | 1 câu | 4 câu 0.8 điểm 8 % | |||||
Nấm | 1 câu | 1 câu | 1 câu (2 điểm) | 1 câu | 4 câu 2,6 điểm 26% | ||||||
Thực vật | 2 câu | 1 câu (1,0đ) | 1 câu | 4 câu 1.6 điểm 16% | |||||||
Phần hóa học ( 25%) | |||||||||||
Chủ đề 3. Chất tinh khiết- Hỗn hợp- Phương pháp tách các chất | Chất tinh khiết- Hỗn hợp | 1 câu | 1 câu | 2 câu 0,4 điểm 4% | |||||||
Phương pháp tách các chất | 1 câu | 1 câu (1,5đ) | 1 câu | 3 câu 1.9 điểm 19% | |||||||
Chủ đề 5: Trái đất và bầu trời | Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời, Mặt Trăng | 1 câu | 1 câu 0.2 điểm 2 %* | ||||||||
Phần vật lý | |||||||||||
Chủ đề 9: Lực | Biến dạng của lò xo- Phép đo lực | 1 câu | 1 câu | 1 câu (1,5đ) | 3 câu 1,9 điểm 19% | ||||||
Lực ma sát | 1 câu | 1 câu | 1 câu | 3 câu 0,6 điểm 6% | |||||||
Tổng số câu: 24 Tổng số điểm: 10 Tỉ lệ: 100% | 10 câu 4,1 điểm 41% | 7 câu 3.2 điểm 32% | 4 câu 2,1 điểm 21% | 3 câu 0.6 điểm 6% | |||||||