Phiếu trắc nghiệm sinh học 11 cánh diều bài 6: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật
Bộ câu hỏi trắc nghiệm sinh học 11 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 6: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án sinh học 11 cánh diều
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (15 câu)
Câu 1. Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa thì
- thức ăn được tiêu hóa ngoại bào.
- thức ăn được tiêu hóa nội bào.
- thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào.
- một số thức ăn tiêu hóa nội bào, còn lại tiêu hóa ngoại bào.
Câu 2: Điều không đúng với sự tiêu hóa thức ăn trong các bộ phận của ống tiêu hóa ở người là
- ở ruột già có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.
- ở dạ dày có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.
- ở miệng có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.
- ở ruột non có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.
Câu 3: Diều ở các động vật được hình thành từ bộ phận nào của ống tiêu hóa?
- Tuyến nước bọt.
- Khoang miệng.
- Dạ dày.
- Thực quản.
Câu 4: Điều không đúng với ưu thế của ống tiêu hóa so với túi tiêu hóa là
- dịch tiêu hóa không bị hòa loãng.
- dịch tiêu hóa được hòa loãng.
- ông tiêu hóa được phân hóa thành các bộ phận khác nhau tạo cho sự chuyên hóa về chức năng.
- có sự kết hợp giữa tiêu hóa hóa học và tiêu hóa cơ học.
Câu 5: Ở động vật có ống tiêu hóa
- thức ăn được tiêu hóa ngoại bào.
- thức ăn được tiêu hóa nội bào.
- thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào.
- một số thức ăn tiêu hóa nội bào, còn lại tiêu hóa ngoại bào.
Câu 6: Ở động vật có túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa
- nội bào nhờ enzim thủy phân những chất dinh dưỡng phức tạp thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
- ngoại bào, nhờ sự co bóp của lòng túi mà những chất dinh dưỡng phức tạp được chuyển hóa thành những chất đơn giản.
- ngoại bào (nhờ enzim thủy phân chất dinh dưỡng phức tạp trong lòng túi) và tiêu hóa nội bào.
- ngoại bào nhờ enzim thủy phân chất dinh dưỡng phức tạp trong lòng túi.
Câu 7. Ở động vật có ống tiêu hóa, thức ăn đi qua ống tiêu hóa được
- biến đổi cơ học, trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.
- biến đổi cơ học và hóa học trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.
- biến đổi hóa học, trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.
- biến đổi cơ học, trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào mọi tế bào.
Câu 8: Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng
- từ thức ăn cho cơ thể.
- và năng lượng cho cơ thể.
- cho cơ thể.
- có trong thức ăn thành các chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thụ được.
Câu 9: Sự tiến hóa của các hình thức tiêu hóa diễn ra như thế nào?
- Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa ngoại bào.
- Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa nội bào.
- Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa ngoại bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào.
- Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa ngoại bào.
Câu 10: Ở tiêu hóa nội bào, thức ăn được tiêu hóa trong
- không bào tiêu hóa.
- túi tiêu hóa.
- ống tiêu hóa.
- không bao tiêu hóa sau đó đến túi tiêu hóa.
Câu 11: Trong ống tiêu hóa của người, các cơ quan tiêu hóa được sắp theo thứ tự
- miệng → ruột non→ dạ dày→ hầu → ruột già→ hậu môn
- miệng →thực quản → dạ dày → ruột non → ruột già→ hậu môn
- miệng → ruột non→ thực quản → dạ dày → ruột già → hậu môn
- miệng → dạ dày → ruột non → thực quản → ruột già → hậu môn
Câu 12: Lượng protein được bổ sung thường xuyên cho cơ thể động vật ăn thực vật có nguồn từ:
- Vi sinh vật sống cộng sinh trong hệ tiêu hóa của động vật.
- Cơ thể động vật ăn thực vật có phản xạ tự tạo protein cho chúng khi thiếu.
- Thức ăn thực vật, chứa đựng protein khá cao, đủ cung cấp cho cơ thể động vật.
- Sự thủy phân xenlulôzơ tạo thành
Câu 13: Các chất mà cơ thể người không hấp thụ được là?
- Đường đơn
- Muối khoáng
- Acid amin
- Cellulose
Câu 14: Các tuyến tiêu hóa là?
- Tuyến nước bọt
- Tuyến vị
- Tuyến ruột
- Tất cả các đáp án trên
Câu 15: Quá trình tiêu hóa được thực hiện bởi hoạt động của:
- Các tuyến tiêu hóa
- Các cơ quan trong ống tiêu hóa
- Hoạt động của các enzyme
- Các cơ quan trong ống tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa.
2. THÔNG HIỂU (10 câu)
Câu 1: Chất nào dưới đây không bị biến đổi thành chất khác trong quá trình tiêu hóa?
- Vitamin
- Gluxit
- Protein
- Lipit
Câu 2: Quá trình biến đổi lí học và hoá học của thức ăn diễn ra đồng thời ở bộ phận nào dưới đây?
- Khoang miệng
- Dạ dày
- Ruột non
- Tất cả các phương án
Câu 3: Tiêu hóa thức ăn bao gồm các hoạt động ?
- Tiêu hóa lí học
- tiêu hóa hóa học
- Tiết dịch vị tiêu hóa
- Tất cả các đáp án trên
Câu 4: Chất nào dưới đây bị biến đổi thành chất khác qua quá trình tiêu hoá?
- Vitamin
- Ion khoáng
- Gluxit
- Nước
Câu 5: Qua tiêu hoá, lipit sẽ được biến đổi thành chất nào?
- Glycerol và vitamin.
- Glycerol và axit amin.
- Nucleotit và axit amin.
- Glycerol và axit béo.
Câu 6: Cơ quan nào dưới đây không phải là một bộ phận của hệ tiêu hoá?
- Thanh quản
- Thực quản
- Dạ dày
- Gan
Câu 7: Tuyến vị nằm ở bộ phận nào trong ống tiêu hoá?
- Dạ dày
- Ruột non
- Ruột già
- Thực quản
Câu 8: Trong hệ tiêu hoá ở người, bộ phận nào tiếp nhận thức ăn từ dạ dày?
- Tá tràng
- Thực quản
- Hậu môn
- Kết tràng
Câu 9: Trong ống tiêu hoá ở người, vai trò hấp thụ chất dinh dưỡng chủ yếu thuộc về cơ quan nào?
- Ruột thừa
- Ruột già
- Ruột non
- Dạ dày
Câu 10: Sắp xếp các quá trình sau theo diễn biến của quá trình tiêu hóa xảy ra trong cơ thể.
- Ăn và uống => vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa => tiêu hóa thức ăn => hấp thụ các chất dinh dưỡng => thải phân.
- Ăn và uống => tiêu hóa thức ăn => vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa => hấp thụ các chất dinh dưỡng => thải phân.
- Ăn và uống => vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa => hấp thụ các chất dinh dưỡng => tiêu hóa thức ăn => thải phân.
- Ăn và uống => hấp thụ các chất dinh dưỡng =>vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa => tiêu hóa thức ăn => thải phân.
3. VẬN DỤNG (7 câu)
Câu 1: Về mặt sinh học, câu thành ngữ “nhai kĩ no lâu” có ý nghĩa gì?
- Nhai kĩ thì ăn được nhiều hơn
- Nhai kĩ làm thức ăn biến đổi thành những phân tử rất nhỏ, tạo điều kiện cho các enzim phân giải hết thức ăn, do đó có nhiều chất nuôi cơ thể hơn.
- Nhai kĩ thời gian tiết nước bọt lâu hơn.
- Nhai kĩ tạo cho ta cảm giác ăn nhiều nên no lâu.
Câu 2: Tác nhân gây ra hiện tượng ợ chua là?
- Nhai kẹo cao su thường xuyên
- Hút thuốc lá thường xuyên
- Người mắc bệnh trào ngược thực quản, viêm loét dạ dày.
- Tất cả đáp án trên
-----------Còn tiếp --------
=> Giáo án Sinh học 11 cánh diều Bài 6: Dinh dưỡng và tiêu hoá ở động vật