Phiếu trắc nghiệm ngữ văn 8 kết nối bài 2: Thực hành tiếng Việt: Từ tượng hình và từ tượng thanh
Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 8 kết nối. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 2: Thực hành tiếng Việt: Từ tượng hình và từ tượng thanh. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Từ tượng hình là gì?
- Là từ gợi tả dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
- Là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên hoặc con người.
- Là từ khắc họa đặc điểm, tính chất của sự vật.
- Là từ diễn tả hành động của con người.
Câu 2: Từ tượng thanh là gì?
- Là từ gợi tả dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
- Là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên hoặc con người.
- Là từ khắc họa tính cách con người.
- Là từ diễn tả hoạt động của sự vật.
Câu 3: Từ tượng hình, từ tượng thanh thuộc loại từ nào?
- Tính từ.
- Danh từ.
- Động từ.
- Tình thái từ.
Câu 4: Giá trị của từ tượng hình và từ tượng thanh là gì?
- Có giá trị gợi tính chất của sự vật, sự việc.
- Có giá trị gợi hành động của sự vật, sự việc.
- Có giá trị gợi hình ảnh, âm thanh và có tính biểu cảm, làm cho đối tượng cần miêu tả hiện lên cụ thể, sinh động.
- Cả 3 đáp án trên đều sai.
Câu 5: Các từ tượng hình và tượng thanh thường được dùng trong các kiểu bài văn nào?
- Miêu tả và nghị luận.
- Tự sự và miêu tả.
- Nghị luận và biểu cảm.
- Tự sự và nghị luận.
Câu 6: Đáp án nào dưới đây không phải là tác dụng của từ tượng hình?
- Làm tăng tính biểu cảm, biểu đạt của ngôn ngữ.
- Giúp miêu tả trở nên cụ thể và sinh động hơn.
- Giúp khả năng miêu tả, diễn tả cảnh vật, con người, thiên nhiên chi tiết, thực tế và đa dạng.
- Mô phỏng âm thanh con người.
Câu 7: Từ nào dưới đây là từ tượng thanh?
- Thút thít.
- Chững chạc.
- Chập chững.
- Xinh xinh.
Câu 8: Từ “ung dung” là từ tượng thanh đúng hay sai?
- Đúng.
Câu 9: Tìm từ tượng thanh trong các từ sau “leng keng, róc rách, thon thả, khúc khích, chập chững”
- Chập chững.
- Leng keng, róc rách.
- Thon thả, chập chững.
- Leng keng, chập chững.
Câu 10: “Thong thả” là từ tượng hình miêu tả dáng đi đúng hay sai?
- Đúng.
II. THÔNG HIỂU (10 CÂU)
Câu 1: Từ tượng thanh nào dưới đây mô phỏng tiếng mưa?
- Rào rào, ấm ầm, lộp độp, tí tách.
- Xào xạc, lao xao, vi vu, vi vút.
- Hi hi, ha ha, hô hô.
- Thình thịch, bành bạch.
Câu 2: Đâu là từ tượng hình mô tả dáng vẻ con người?
- Chót vót.
- Lom khom.
- Chói chang.
- Rực rỡ.
Câu 3: Từ “lênh đênh” có nghĩa là gì?
- Chỉ trạng thái trôi nổi bẩn thỉu.
- Chỉ trạng thái trôi nổi, không biết đi đâu về đâu.
- Cao ngất ngưởng.
- Nhỏ và cao.
Câu 4: Có bao nhiêu từ tượng thanh trong câu văn “Những trời tháng 8, những ngọn gió thoang thoảng, những tiếng lá rơi xào xạc, tiếng chim kêu líu lo, tôi chợt nhận ra mùa thu đã về”?
- 2
- 4
- 6
- 8
Câu 5: Tìm từ tượng hình trong hai câu thơ sau và nêu tác dụng?
“Trong làn nắng ửng, khói mơ tan
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.”
(Hàn Mặc Tử, Mùa xuân chin)
- Từ “nắng ửng” gợi cảm giác nắng có nhiều điểm nhỏ và đều trên bề mặt.
- Từ “lấm tấm” gợi hình ảnh những đốm nắng rải qua vòm cây, in trên những mái nhà tranh, gợi khung cảnh bình yên của buổi bình minh mùa xuân nơi làng quê.
- Từ “nhà tranh” gợi sự vật quen thuộc với nhân dân Việt Nam.
- Cả 3 đáp án trên đều sai.
Câu 6: Điền từ tượng hình thích hợp vào chỗ trống “Một chiếc thuyền câu bé…”
- Xanh ngắt.
- Vắng teo.
- Tẻo teo.
- Trong veo.
Câu 7: Đâu là từ tượng thanh trong hai câu thơ dưới đây?
“Líu lo kìa giọng vàng anh
Mùa xuân vắt vẻo trên nhành lộc non”
(Ngô Văn Phú, Mùa xuân)
- Vàng anh.
- Mùa xuân.
- Vắt vẻo.
- Líu lo.
Câu 8: Có bao nhiêu từ tượng thanh trong đoạn văn dưới đây?
“Tôi không nhớ tôi đã nghe tiếng chồi non tách vỏ vào lúc nào, tôi cũng không nhớ tôi đã nghe tiếng chim lích chích mổ hạt từ đâu, nhưng tôi cảm nhận tất cả một cách rõ rệt trong từng mạch máu đang phập phồng bên dưới làn da.”
(Nguyễn Nhật Ánh, Tôi là Bê-tô)
- 1
- 2
- 3
- 4
Câu 9: Xác định từ tượng hình trong bài ca dao sau và phân tích tác dụng?
“Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái mặt gương Tây Hồ”
- Từ tượng hình “la đà” tạo nên một nét vẽ thanh nhẹ diễn tả sự chuyển động của cành trúc.
- Từ tượng hình “mịt mù” diễn tả sự tối tăm, không nhìn rõ.
- Từ tượng hình “nhịp chày” diễn tả hoạt động nhịp nhàng của nhân dân lao động.
- Đáp án B,C đúng.
Câu 10: Tìm từ tượng thanh thích hợp điền vào chỗ trống “ngáy…”
- Hi hi.
- Khò khò.
- Thình thịch.
- Bập bẹ.
III. VẬN DỤNG (5 CÂU)
Câu 1: Đọc đoạn trích sau và tìm từ tượng hình, từ tượng thanh trong các từ được in đậm
- Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...
- Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo tôi rằng: "A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?
(Nam Cao, Lão Hạc)
- Từ tượng hình là móm mém, từ tượng thanh là hu hu.
- Từ tượng hình là móm mém, từ tượng thanh là hu hu, ư ử.
- Từ tượng hình là ư ử, từ tượng thanh là móm mém.
- Từ tượng hình là ư ử, hu hu, từ tượng thanh là móm mém.
Câu 2: Tìm từ tượng hình trong câu văn sau đây
“Thằng Dần vục đầu vừa thổi vừa húp soàn soạt. Chị Dậu rón rén bưng một bát lớn đến chỗ chồng nằm”.
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
- Soàn soạt.
- Thổi.
- Húp.
- Rón rén.
-----------Còn tiếp --------
=> Giáo án dạy thêm văn 8 kết nối bài 2: Từ tượng hình và từ tượng thanh