Phiếu trắc nghiệm Sinh học 8 chân trời Bài 36: Thực hành: Cấp cứu, băng bó vết thương, đo huyết áp ở người
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 36: Thực hành: Cấp cứu, băng bó vết thương, đo huyết áp ở người. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án sinh học 8 chân trời sáng tạo
CHỦ ĐỀ 6. SINH HỌC CƠ THỂ NGƯỜIBÀI 36. THỰC HÀNH:
CẤP CỨU, BĂNG BÓ VẾT THƯƠNG, ĐO HUYẾT ÁP Ở NGƯỜI
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (15 câu)
Câu 1: Chảy máu ở mao mạch và tĩnh mạch thường
- Chảy chậm, áp lực dòng chảy thấp
- Nhanh, ồ ạt, áp lực dòng chảy lớn
- Máu chảy nhanh hay chậm phụ thuộc vào độ rộng của miệng vết thương
- Cả A, B, C
Câu 2: Chảy máu ở động mạch thường
- Chảy chậm, áp lực dòng chảy thấp
- Nhanh, ồ ạt, áp lực dòng chảy lớn
- Máu chảy nhanh hay chậm phụ thuộc vào độ rộng của miệng vết thương
- Cả A, B, C
Câu 3: Khi cấp cứu người bị chảy máu cần tiến hành qua bao nhiêu bước?
- 1
- 2
- 3
- 4
Câu 4: Đột quỵ não còn gọi là
- Nhồi máu cơ tim
- Tai biến mạch máu não
- Hở hàm ếch
- Viêm gan B
Câu 5: Đột quỵ não là hiện tượng
- Thiếu các tế bào hồng cầu
- Tế bào thực bào và tế bào lympho B bị trộn lẫn vào nhau
- Có quá nhiều khí carbon dioxide được vận chuyển lên não
- Não bị mất chức năng cấp tính
Câu 6: Nếu tình trạng đột quỵ não kéo dài sau vài phút
- Các tế bào não bắt đầu chết
- Các tế bào bạch cầu sẽ thay thế hồng cầu
- Các tế bào não sẽ bị tế bào thực bào tiêu diệt
- Cả A, B, C
Câu 7: Ta có thể nhận biết dấu hiệu đột quỵ thông qua biểu hiện bên ngoài như
- Khuôn mặt
- Tay
- Lời nói
- Cả A, B, C
Câu 8: Khi bị đột quỵ não, mặt bệnh nhân sẽ xuất hiện triệu chứng như
- Méo miệng, mắt lác
- Méo miệng, liệt mặt một bên hoặc mặt bị rũ xuống
- Liệt mặt một bên, lông mày thấp xuống
- Các nếp nhăn xuất hiện nhiều hơn
Câu 9: Khi bị đột quỵ não, tay bệnh nhân sẽ có
- Cảm giác tê tay
- Có triệu chứng của liệt vận động
- Không thể cử động như bình thường
- Cả A, B, C
Câu 10: Lời nói của bệnh nhân bị đột quỵ não
- Có tốc độ nói nhanh hơn bình thường
- Chỉ nói được các từ khó
- Rối loạn ngôn ngữ, khó nói, không hiểu ý nghĩa của lời nói
- Cả A, B, C
Câu 11: Dấu hiệu của người bị nhồi máu cơ tim
- Đau thắt ngực, mệt mỏi
- Khó thở khi gắng sức
- Buồn nôn, chóng mặt, bồn chồn, lo lắng quá mức
- Cả A, B, C
Câu 12: Dụng cụ để đo huyết áp là
- Kim tiêm
- Máy đo huyết áp cơ
- Phanh thủy lực
- Xi lanh
Câu 13: Khi người bị đột quỵ do nhồi máu cơ tim, người cấp cứu cần
- Ép tim ngoài lồng ngực
- Hô hấp nhân tạo
- Chữa bằng các bài thuốc xa xưa
- Cả A và B
Câu 14: Ta có thể gọi cấp cứu qua đường dây nóng
- 113
- 114
- 115
- 116
Câu 15: Những vết thương chảy máu do
- Tổn thương mạch máu
- Số lượng hồng cầu vượt quá mức quy định
- Số lượng tiểu cầu giảm làm máu không đông được
- Mạch máu bị vỡ do có quá nhiều chất béo
2. THÔNG HIỂU (7 câu)
Câu 1: Dung dịch nào sau đây là dung dịch sát trùng?
- Iodine
- Nước muối sinh lí
- Hydrogen peroxide
- Cả A, B, C
Câu 2: Dung dịch nào sau đây không phải dung dịch sát trùng?
- Iodine
- Nước muối sinh lí
- Nước cất
- Oxy già
Câu 3: Miệng vết thương của một bạn có máu chảy nhanh, ồ ạt, bạn ấy có thể bị chảy máu ở
- Mao mạch
- Động mạch
- Tĩnh mạch
- Cả A và C
Câu 4: Miệng vết thương của một bạn có máu chảy chậm, áp lực dòng chảy thấp, bạn ấy có thể bị chảy máu ở
- Mao mạch
- Động mạch
- Tĩnh mạch
- Cả A và C
Câu 5: Bốn dấu hiệu đột quỵ theo WHO được ghép thành chữ
- FACE
- ARM
- SLOW
- FAST
Câu 6: Một bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng như méo miệng, liệt mặt một bên, tê tay, không thể cử động như bình thường, rối loạn ngôn ngữ. Bệnh nhân đó có thể bị
- Tai biến mạch máu não
- Nhồi máu cơ tim
- Máu khó đông
- Cả A, B, C
Câu 7: Một bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng như đau thắt ngực, khó thở khi gắng sức, buồn nôn, chóng mặt. Bệnh nhân đó có thể bị
- Tai biến mạch máu não
- Nhồi máu cơ tim
- Máu khó đông
- Cả A, B, C
3. VẬN DỤNG (5 câu)
Dựa vào hình ảnh sau trả lời các câu hỏi từ câu 1 – câu 5
Câu 1: Người cấp cứu đang thực hiện
- Ép tim ngoài lồng ngực
- Hô hấp nhân tạo
- Nắn xương
- Bó bột
Câu 2: Cách làm trên được thực hiện khi người bệnh bị
- Tai biến mạch máu não
- Nhồi máu cơ tim
- Gãy xương sườn
- Đứt tay
Câu 3: Khi thực hiện hành động trên, bệnh nhân
- Còn tỉnh táo
- Khó thở
- Bất tỉnh
- Cả A, B, C
Câu 4: Trong hình trên, hai bàn tay được đặt
- Trước tim (ngay trên xương ức)
- Gần cổ
- Ngay trên dạ dày
- Bất kì một vị trí nào trên cơ thể đều được
Câu 5: Với động tác này, bệnh nhân phải
- Đứng
- Ngồi
- Nằm lên một mặt phẳng cứng
- Nằm ở nơi có độ ẩm cao
4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)
Câu 1: Cho các bước cấp cứu người bị chảy máu động mạch và vết thương chảy nhiều máu
(1) Rửa tay dưới vòi nước sạch hoặc nước rửa tay khô, sau đó kiểm tra miệng vết thương, xác định vị trí chảy máu hoặc động mạch bị tổn thương
(2) Dùng ngón tay hoặc cả bàn tay đè, nắm chặt hoặc dùng khắn, tay áo, ống quần buộc chặt vào động mạch theo đường đi từ tim đến vết thương
(3) Đặt miếng gạc hoặc vải dày ngay vị trí sát vết thương về phía gần tim, dùng dây garo (hoặc dây cao su, dây vải) buộc đủ chặt để cầm máu
(4) Thời gian giữ chặt trung bình từ 15 đến 30 phút sau khi vết thương đã tạm thời được cầm máu
(5) Đưa người bị nạn đến ngay cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời
Thứ tự đúng là
- (1) – (2) – (3) – (4) – (5)
- (1) – (2) – (4) – (3) – (5)
- (5) – (4) – (3) – (2) – (1)
- (1) – (3) – (4) – (2) – (5)
Câu 2: Cho các phát biểu sau về tai biến mạch máu não
(1) Là hiện tượng não bị mất chức năng cấp tính
(2) Sau vài giờ, các tế bào não bắt đầu chết
(3) Các dấu hiệu của đột quỵ chỉ được nhận biết dựa vào khuôn mặt của bệnh nhân
(4) Khi bệnh nhân có dấu hiệu của đột quỵ cần cho bệnh nhân nằm ở trên mặt phẳng, cứng
Số phát biểu không đúng là
- 1
- 2
- 3
- 4
--------------- Còn tiếp ---------------