Phiếu trắc nghiệm Sinh học 8 chân trời Bài 51: Bảo vệ môi trường

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 51: Bảo vệ môi trường. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án sinh học 8 chân trời sáng tạo

CHỦ ĐỀ 7. MÔI TRƯỜNG VÀ HỆ SINH THÁI

BÀI 51. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Các hình thức khai thác thiên nhiên của con người thời nguyên thủy là

  1. hái quả, bắt cá, săn bắt thú, đốt rừng để săn thú.
  2. trồng trọt và chăn thả gia súc.
  3. khai thác khoáng sản.
  4. lai tạo và nhân giống cây trồng và giống vật nuôi quý.

Câu 2: Hiện tượng có sự biến đổi tính chất vật lí, hóa học, sinh học của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kĩ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên là

  1. Ô nhiễm môi trường
  2. Ô nhiễm không khí
  3. Ô nhiễm nguồn nước
  4. Ô nhiễm đất

Câu 3: Chọn phát biểu sai về ô nhiễm môi trường

  1. Ô nhiễm môi trường chỉ do hoạt động của con người gây ra.
  2. Ô nhiễm môi trường có thể do một số hoạt động của tự nhiên.
  3. Ô nhiễm moi trường gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng tới toàn bộ hệ sinh thái và sức khỏe con người.
  4. Ô nhiễm môi trường tạo điều kiện cho nhiều loại sinh vật gây bệnh cho người và động vật phát triển.

Câu 4: Hoạt động nào sau đây gây ô nhiễm không khí?

  1. Sản xuất công nghiệp
  2. Phun thuốc trừ sâu
  3. Vứt rác bừa bãi
  4. Chặt phá rừng

Câu 5: Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm khí thải là

  1. do hoạt động phun trào của núi lửa
  2. do quá trình đốt cháy nguyên liệu
  3. do hoạt động hô hấp ở thực vật
  4. do lũ lụt

Câu 6: Bảo vệ động vật hoang dã góp phần

  1. Bảo vệ đa dạng sinh học cũng như nguồn tài nguyên thiên nhiên
  2. Bảo vệ môi trường sống
  3. Dự trữ lương thực
  4. Cả A, B, C

Câu 7: Biện pháp giúp cải tạo và bảo vệ môi trường tự nhiên là

  1. khai thác khoáng sản
  2. phục hồi và trồng rừng mới
  3. xây dựng nhiều nhà máy công nghiệp
  4. đốt rừng lấy đất trồng trọt

Câu 8: Thuốc bảo vệ thực vật gồm những loại nào?

  1. Thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ.
  2. Thuộc trừ sâu, thuốc diệt nấm gây bệnh.
  3. Thuốc diệt cỏ, thuốc diệt nấm gây bệnh.
  4. Thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc diệt nấm gây bệnh.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng?

  1. Ô nhiễm môi trường tạo điều kiện cho nhiều loại sinh vật gây bệnh cho người và động vật phát triển.
  2. Nguồn gốc gây ô nhiễm sinh học chủ yếu là do cấc chất thải như phân rác, nước thải sinh hoạt… không được thu gom và xử lí đúng cách.
  3. Hoạt động đun nấu trong gia đình không gây ô nhiễm không khí.
  4. Ô nhiễm môi trường chủ yếu do các hoạt động của con người gây ra.

Câu 10: Đâu không phải là biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường?

  1. Xây dựng công viện cây xanh.
  2. Sử dụng nguồn năng lượng gió.
  3. Sử dụng nguồn năng lượng khí đốt.
  4. Sử dụng nguồn năng lượng mặt trời.

Câu 11: Để hạn chế ô nhiễm nguồn nước cần có biện pháp gì?

  1. Xử lí nước thải từ nhà máy trước khi đổ ra sông.
  2. Tuyên truyền, thúc đẩy người dân nâng cao ý thức cộng đồng để chung tay giữ sạch nguồn nước.
  3. Xây dựng luật Bảo vệ môi trường nước.
  4. Tất cả các biện pháp trên.

Câu 12: Phát biểu nào sau đây không đúng về ô nhiễm tiếng ồn?

  1. Ô nhiễm tiếng ồn không thuộc ô nhiễm môi trường.
  2. Ô nhiễm tiếng ồn là tiếng ồn trong môi trường vượt quá ngưỡng nhất định gây khó chịu cho người hoặc động vật.
  3. Nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn chủ yếu từ tiếng ồn ngoài trời như phương tiện giao thông, vận tải, xe có động cơ, máy bay, tàu hỏa.
  4. Ô nhiễm tiếng ồn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.

Câu 13: Biện pháp nào giúp hạn chế ô nhiễm chất thải rắn?

  1. Xây dựng nhà máy xử lí rác thải.
  2. Chôn lấp và đốt cháy rác một cách khoa học.
  3. Cấm xả rác bừa bãi.
  4. Tất cả các biện pháp trên.

Câu 14: Biện pháp nào sau đây không làm hạn chế ô nhiễm nguồn nước?

  1. Tạo bể lắng và lọc nước thải.
  2. Xây dựng các nhà máy lọc nước thải.
  3. Ban hành luật bảo vệ nguồn nước.
  4. Sử dụng nước lãng phí.

Câu 15: Nguyên nhân dẫn đến hiệu ứng nhà kính ở Trái đất là

  1. do động vật được phát triển nhiều nên làm tăng lượng CO2 qua hô hấp.
  2. do bùng nổ dân số nên tăng lượng CO2 qua hô hấp.
  3. do chặt phá rừng, đốt rừng làm giảm diện tích rừng.
  4. do thảm thực vật có xu hướng tăng hô hấp, giảm quang hợp.

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Sử dụng nguồn năng lượng nào không gây hại cho môi trường?

  1. Năng lượng mặt trời, năng lượng gió.
  2. Năng lượng khí đốt, dầu mỏ than đá.
  3. Năng lượng hạt nhân nguyên tử.
  4. Năng lượng hóa học.

Câu 2: Hoạt động nào sau đây của con người làm xói mòn và thoái hóa đất?

  1. Hái lượm
  2. Đốt rừng
  3. Săn bắt động vật hoang dã
  4. Trồng cây

Câu 3: Năng lượng nguyên tử và các chất phóng xạ có khả năng gây

  1. đột biến ở người và sinh vật.
  2. bệnh di truyền và ung thư.
  3. ô nhiễm môi trường.
  4. cả A, B, C.

Câu 4: Hoạt động nào của con người gây ô nhiễm môi trường?

  1. Đốt rừng
  2. Khai thác khoáng sản
  3. Chiến tranh
  4. Cả A, B, C

Câu 5: Hoạt động chặt phá rừng bừa bãi và gây cháy rừng sẽ dẫn đến hậu quả gì?

  1. Mất nơi ở của nhiều loài động vật.
  2. Xói mòn và thoái hóa đất.
  3. Mất cân bằng sinh thái.
  4. Cả A, B, C

Câu 6: Hãy chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau

  1. Các thời kỳ phát triển của xã hội lần lượt là thời kỳ nguyên thủy, xã hội công nghiệp, xã hội nông nghiệp.
  2. Máy hơi nước được chế tạo vào thế kỷ XVII.
  3. Tác động của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên.
  4. Các hoạt động của con người trong xã hội công nghiêp không gây ô nhiễm môi trường.

Câu 7: Các hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học thường tích tụ ở những môi trường nào?

  1. Môi trường đất, môi trường không khí.
  2. Môi trường nước, môi trường không khí.
  3. Môi trường nước.
  4. Môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Nguồn năng lượng nào sau đây nếu được sử dụng sẽ ít gây ô nhiễm môi trường nhất?

  1. Than đá   
  2. Dầu mỏ    
  3. Gió
  4. Khí đốt

Câu 2: Các hoạt động của con người ở thời kỳ nào ít ảnh hưởng đến môi trường nhất?

  1. Thời kỳ nguyên thủy.
  2. Xã hội nông nghiệp.
  3. Xã hội công nghiệp.
  4. Không có đáp án nào đúng.

Câu 3: Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi không mong muốn các tính chất nào của môi trường?

  1. Vật lí, hóa học, sinh học.
  2. Vật lí, sinh học, toán học.
  3. Vật lí, hóa học, toán học.
  4. Vật lí, địa lí.

Câu 4: Thuốc trừ sâu và các chất độc hóa học thải ra môi trường có thể làm ảnh hưởng đến các sinh vật trong hệ sinh thái, trong đó nhóm nào có nguy cơ cao nhất?

  1. Sinh vật tiêu thụ bậc I.
  2. Sinh vật sản xuất.
  3. Sinh vật phân giải.
  4. Sinh vật tiêu thụ bậc cao nhất.

Câu 5: Để cải tạo đất nghèo đạm, nâng cao năng suất cây trồng người ta sử dụng biện pháp nào?

  1. Sử dụng phân đạm hóa học.
  2. Trồng các cây một năm.
  3. Trồng các cây họ Đậu.
  4. Trồng các cây lâu năm.

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Cho các hoạt động của con người gồm hái lượm, săn bắt động vật hoang dã, đốt rừng, chăn thả gia súc, khai thác khoáng sản, chiến tranh. Số hoạt động làm xói mòn và thoái hóa đất là

  1. 2    
  2. 3    
  3. 4    
  4. 5

--------------- Còn tiếp ---------------

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay