Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận

Bài giảng điện tử Ngữ văn 12. Giáo án powerpoint bài: Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy, cô giáo có thể tham khảo.

Xem: => Giáo án Ngữ văn 12 kì 1 soạn theo công văn 5512

Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét

Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận

Xem toàn bộ: Giáo án điện tử ngữ văn 12

Chào mừng thầy cô và các bạn!

Khởi động

  1. Từ bậc THCS, chúng ta đã học những phương thức biểu đạt nào?
  2. Phân biệt sự khác nhau của các kiểu văn bản trên?
  3. Các kiểu văn bản trên có thể thay thế cho nhau được không? Tại sao?
  4. Các phương thức biểu đạt trên có thể được phối hợp với nhau trong một văn bản cụ thể hay không? Tại sao?

Khởi động

  1. Các phương thức biểu đạt đã học: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính công
  2. Các kiểu văn bản trên khác nhau ở hai điểm chính là: Thứ nhất, khác nhau về phương thức biểu đạt. Thứ hai, khác nhau về hình thức thể hiện.
  3. Các kiểu văn bản trên không thể thay thế cho nhau được, vì: Phương thức biểu đạt khác nhau; Hình thức thể hiện khác nhau; Mục đích khác nhau.
  4. Các phương thức biểu đạt trên có thể phối hợp với nhau trong một văn bản cụ thể, vì: Trong văn bản tự sự có thể sử dụng phương thức miêu tả, thuyết minh, nghị luân... và ngược lại.

Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận

Nội dung bài học

  1. Luyện tập trên lớp
  2. Ghi nhớ
  3. Luyện tập ở nhà

Phần I. Luyện tập trên lớp

  1. Đưa các phương thức biểu cảm, tự sự, miêu tả vào văn nghị luận
  2. Vì sao trong bài hay một đoạn văn nghị luận, cần vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả và biểu cảm?

Trong bài văn nghị luận có lúc cần vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả và biểu cảm vì:

- Khắc phục hạn chế của văn nghị luận đó là sự khô khan, thiên về lý tính khó đọc.

+ Yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm đem lại sự cụ thể, thuyết phục

 cho văn nghị luận .

=> Tạo sự hấp dẫn cho văn nghị luận.

  1. Để việc vận dụng các phương thức biểu đạt đó thực sự có tác dụng nâng cao hiệu quả nghị luận, chúng ta cần chú ý những điều gì? Ví dụ

Yêu cầu của việc kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn nghị luận:

- Bài văn phải thuộc một kiểu văn bản chính, ở đây kiểu văn bản chính dứt khoát phải là văn nghị luận.

- Kể, tả, biểu cảm chỉ là những yếu tố kết hợp. Chúng không được làm mất làm mờ đi đặc trưng nghị luận của bài văn.

- Các yếu tố kể, tả, biểu cảm trong bài văn nghị luận phải chịu sự chi phối và phải phục vụ quá trình nghị luận, bàn bạc.

  1. Đưa phương thức thuyết minh vào văn nghị luận

Đoạn trích SGK trang 158 - 159

  1. Trong đoạn trích, tác giả đã đưa ra ý kiến của mình để bàn luận về vấn đề gì?
  2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là gì?

Đoạn trích SGK trang 158 - 159

  1. Trong đoạn trích, người viết muốn khẳng định về sự cần thiết của chi tiêu GNP (bên cạnh GDP)
  2. Để làm làm cho bài viết của mình thuyết phục ngoài việc sử dụng các thao tác lập luận, người viết còn vận dụng thao tác thuyết minh, giới thiệu một cách rõ ràng, chính xác về chỉ số GDP và GNP ở Việt Nam.

- Thuyết minh là thao tác giới thiệu, trình bày chính xác, khách quan về tính chất, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.

- Tác dụng, ý nghĩa của việc sử dụng thao tác thuyết minh.

+ Hỗ trợ đắc lực cho sự bàn luận của tác giả,  đem lại những hiểu biết thú vị .

+ Giúp người đọc hình dung vấn đề một cách cụ thể và hình dung về mức độ nghiêm túc của vấn đề.

  1. Vận dụng các phương thức biểu đạt trong bài (đoạn văn) nghị luận

Vận dụng các phương thức biểu đạt trong bài (đoạn văn) nghị luận là sự kết hợp giữa phương thức biểu đạt chính với một, hai hay nhiều phương thức biểu đạt khác một cách hợp lý, thống nhất, chặt chẽ, nhằm tăng cường hiệu quả nghị luận và sức thuyết phúc của bài (đoạn văn) nghị luận.

Gợi ý khả năng kết hợp giữa các phương thức biểu đạt

Tự sự

Miêu tả

Biểu cảm

Thuyết minh

Nghị luận

Kết hợp được với 4 phương thức còn lại

Kết hợp được với các phương thức:

-      Tự sự

-      Biểu cảm

-      Thuyết minh

Kết hợp được với các phương thức:

-      Tự sự

-      Miêu tả

-      Thuyết minh

Kết hợp được với các phương thức:

-      Miêu tả

-      Nghị luận

Kết hợp được với 4 phương thức còn lại

Trường hợp sử dụng các phương thức biểu đạt: biểu cảm, tự sự, miêu tả, thuyết minh trong bài (đoạn) nghị luận

Các PTBĐ

Trường hợp sử dụng trong bài văn nghị luận

Biểu cảm

Khi cần cho văn bản có hiệu quả thuyết phục cao vì tác động mạnh mẽ đến tình cảm của người tiếp nhận

Miêu tả

Khi cần cho luận cứ được rõ ràng, cụ thể, sinh động, tạo sức thuyết phục mạnh mẽ hơn

Thuyết minh

Khi cần cung cấp những tri thức khách quan, khoa học để hiểu chính xác, rõ ràng vấn đề nghị luận

=> Việc vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài (đoạn) văn nghị luận phải xuất phát từ mục đích và yêu cầu nghị luận

Bài 3. Viết một đoạn văn nghị luận ngắn để phát biểu ý kiến trong buổi trao đổi với chủ đề “Nhà văn mà tôi hâm mộ”

Gợi ý

  • Xác định chủ đề bài phát biểu: chọn và phát biểu nhà văn nào? Ở những phương diện nào?
  • Xây dựng những luận điểm cần thiết để làm sáng tỏ chủ đề của bài phát biểu. Sắp xếp các luận điểm đó thành dàn ý rành mạch, hợp lý
  • Cần vận dụng những phương thức biểu đạt nào, ở những chỗ nào và vận dụng như thế nào để bài phát biểu có sức thuyết phục và hấp dẫn.

Phần II. Ghi nhớ

- Trong bài văn nghị luận phương thức biểu đạt nghị luận luôn giữ vai trò chủ đạo. Tuy nhiên, người làm văn nghị luận có thể và nên vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh… Việc sử dụng các phương thức biểu đạt trong văn nghị luận phải xuất phát từ yêu cầu và mục đích nghị luận.

- Nếu được sử dụng hợp lý và khéo léo, các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh có thể làm cho bài (đoạn) văn nghị luận trở nên đặc sắc, có sức thuyết phục, hấp dẫn; từ đó hiệu quả nghị luận được nâng cao.

Phần III. Luyện tập ở nhà

Bài 1

Cả 2 nhận định đều đúng vì :

- Một bài văn nghị luận chỉ hấp dẫn khi sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt nếu không nó rất dễ xa vào trừu tượng, khô khan....

- Tác phẩm nghị luận chỉ vận dụng một phương pháp sẽ rơi vào đơn điệu, nhàm chán, khô cứng.

Bài về nhà

  1. Bài 2, SGK trang 161: Viết bài theo chủ đề : Gia đình trong thời hiện đại.
  2. Chuẩn bị bài: ĐÀN GHI TA CỦA LORCA

Trân trọng cảm ơn!

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Cần nâng cấp lên VIP

Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:

  • Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
  • Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
  • Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
  • Câu hỏi và bài tập tự luận
  • Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
  • Phiếu bài tập file word
  • File word giải bài tập
  • Tắt toàn bộ quảng cáo
  • Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..

Phí nâng cấp:

  • 1000k/6 tháng
  • 1150k/năm(12 tháng)

=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án điện tử ngữ văn 12

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay