Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Người lái đò Sông Đà (trích)
Bài giảng điện tử Ngữ văn 12. Giáo án powerpoint bài: Người lái đò Sông Đà (trích). Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.
Xem: => Giáo án Ngữ văn 12 kì 1 soạn theo công văn 5512
Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét
Xem toàn bộ: Giáo án điện tử ngữ văn 12
Chào mừng thầy cô và các bạn!
Khởi động
Tác phẩm Vang bóng một thời của tác giả nào?
Nguyễn Tuân
Người lái đò sông Đà
- Nguyễn Tuân -
Nội dung bài học
- Đọc – hiểu chú thích
- Đọc – hiểu văn bản
- Tổng kết
- Luyện tập
Phần I. Đọc – hiểu chú thích
- Tác giả
Nhà văn Nguyễn Tuân (1910 – 1987)
- Quê hương: thôn Thượng Đình, xã Nhân Mục (tên nôm là làng Mọc), nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
- Xuất thân trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã suy tàn
- Là một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp
- Là một nhà văn tài ba, uyên bác
Sự nghiệp văn chương
Trước cách mạng
Một chuyến đi, Vang bóng một thời, Thiếu quê hương, Chiếc lư đồng mắt cua,…
Chủ nghĩa xê dịch, vẻ đẹp vang bóng một thời, đời sống trụy lạc
Phản đối, bất hòa với xã hội “Tây-Tàu nhố nhăng”
Sau cách mạng
Tình chiến dịch, Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi,…
Phục vụ sự nghiệp cách mạng, theo sát nhiệm vụ chính trị của đất nước, ca ngợi con người
Tin yêu, gắn bó với đất nước, cuộc đời
Phong cách NGÔNG
- Người lái đò sông Đà là bài tùy bút được in trong tập sông Đà (năm 1960)
- Hoàn cảnh sáng tác: ra đời năm 1960, gồm 15 tuỳ bút, là kết quả chuyến đi thực tế của tác giả năm 1958 ở vùng Tây Bắc.
- Thể loại Tuỳ bút:
+ Tuỳ bút thuộc thể kí
+ Thể hiện tính chủ quan, chất trữ tình rất đậm. Nhân vật chính là cái tôi của nhà văn;
+ Ngôn ngữ giàu hình ảnh và chất thơ.
Thông tin về sông Đà
- Sông Đà (còn gọi là sông Bờ hay Đà Giang), là phụ lưu lớn nhất của sông Hồng.
- Sông bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam – Trung Quốc
- Cửa sông: Ngã ba Hồng Đà (Tam Nông, tỉnh Phú Thọ)
- Độ dài sông: 910km
- Diện tích lưu vực: 52900km2
- Có thủy điện Hòa Bình, cung cấp nguồn năng lượng điện cho cả nước
Phần II: Đọc – hiểu văn bản
- Hình tượng sông Đà
- Lai lịch con sông
Chúng thủy giai đông tẩu – Đà Giang độc bắc lưu
- Mọi con sông đều chảy theo hướng Đông, chỉ có sông Đà là chảy theo hướng Bắc
- Thơ Ba Lan: đẹp vậy thay tiếng hát dòng song
- Ý nghĩa: sông Đà như một nhân vật có diện mạo, có cá tính độc đáo
Hoạt động nhóm
Nhóm 1: Tìm những dẫn chứng tiêu biểu liên quan đến hình ảnh con sông Đà hung bạo?
Nhóm 2: Trong thiên tùy bút, tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào để khắc họa một cách ấn tượng hình ảnh con sông Đà hung bạo?
Nhóm 3: Cách viết của nhà văn đã thay đổi thế nào khi chuyển sang biểu hiện sông Đà như một dòng chảy trữ tình? Dẫn chứng minh hoạ?
Nhóm 4: Qua hình tượng sông Đà, Nguyễn Tuân thể hiện tình cảm gì đối với thiên nhiên đất nước?
- Hình tượng con sông Đà hung bạo, dữ dằn
Tác giả quan sát công phu, tìm hiểu kĩ càng để khắc họa sự hung bạo của dòng sông Đà trên nhiều dáng vẻ:
- Tả vách thành: đá dựng thành vách, những đoạn đá chẹt dòng sông như cái yết hầu
-Tả ghềnh Hát Loóng: cảnh nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió cuồn cuộn luồng gió gùn ghè
-Tả cái hút nước: sẵn sàng nhấn chìm và đập tan chiếc thuyền nào lọt vào
-Tả thạch thuỷ trận: sẵn sàng nuốt chết con thuyền và người lái.
- Âm thanh: luôn thay đổi, oán trách nỉ non -> khiêu khích, chế nhạo -> rống lên.
Vách đá 2 bên bờ sông Đà
Hút nước trên song Đà
Tác giả vận dụng ngôn ngữ , kiến thức của các ngành, các bộ môn trong và ngoài nghệ thuật để làm nên hàng loạt so sánh liên tưởng, tưởng tượng kì lạ, bất ngờ.
- Hình dung một cảnh tượng rất đỗi hoang sơ bằng cách liên tưởng đến hình ảnh của chốn thị thành, có hè phố, có khung cửa sổ trên “cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện”.
- Tả cái hút nước quãng Tà Mường Vát:
+ nước thở và kêu như cửa cống cái bị sặc.
+ ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào. ( âm thanh-âm nhạc độc đáo)
+ Lấy hình ảnh “ô tô sang số nhấn ga” trên “quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực” để ví von với cách chèo thuyền …
+ Tưởng tượng về cú lia ngược của chiếc máy quay từ đáy cái hút nước (ngôn ngữ điện ảnh)
+ Dùng lửa để tả nước.
=> Sông Đà như một biểu tượng về sức mạnh dữ dội và vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên đất nước.
=> Nguyễn Tuân là bậc kì tài trong lĩnh vực sử dụng ngôn từ (sự phá cách mà ngoại trừ các tay bút thực sự tài hoa, không ai làm nổi)
- Sông Đà mềm mại, trữ tình
- Viết những câu văn mang dáng dấp mềm mại, yên ả, trải dài như chính dòng nước:
+ Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân
+ nước sông Đà biến đổi theo mùa, mỗi mùa có một vẻ đẹp riêng: Mùa xuân, dòng xanh ngọc bích; Mùa thu, nước sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa…
- Dụng công tạo ra một không khí mơ màng, khiến người đọc có cảm giác như được lạc vào một thế giới kì ảo.
+ Con sông: một cố nhân lâu ngày gặp lại.
+ Nắng: giòn tan, hoe hoe vàng, sắc Đường thi “yên hoa tam nguyệt”
+ Mũi thuyền lặng lẽ trôi trên dòng nước lững lờ như thương như nhớ.
+ Con hươu thơ ngộ trên áng cỏ sương như biết cất lên câu hỏi không lời.
+ Bờ sông hoang dại và hồn nhiên như một bờ tiền sử, phảng phất nỗi niềm cổ tích.
Tác giả đã tạo dựng nên cả một không gian trữ tình đủ sức khiến người đọc say đắm, ngất ngây.
- Qua hình tượng sông Đà, Nguyễn Tuân thể hiện tình yêu mến thiết tha đối với thiên nhiên đất nước. Với ông, thiên nhiên cũng là một tác phẩm nghệ thuật vô song của tạo hóa.
- Cảm nhận và miêu tả sông Đà, Nguyễn Tuân đã chứng tỏ sự tài hoa, uyên bác và lịch lãm. Hình tượng sông Đà làm phông nền cho sự xuất hiện và tôn vinh vẻ đẹp của người lao động trong chế độ mới.
- Hình tượng người lái đò
- Về lai lịch
Nội dung | Dẫn chứng |
Ông đò là một ông già 70 tuổi. Ông sinh ra và lớn lên ngay bên bờ sông Đà | Quê ông ở ngay chỗ ngã tư sông sát tỉnh |
Phần lớn cuộc đời ông dành cho nghề lái đò dọc trên sông Đà – một nghề đầy gia khổ và hiểm nguy. | Thời Tây, Tàu …ông chở đò dọc tải chè mạn, chè cối từ Mường Lay cho đến hết cửa rừng hòa bình… |
- Về hình dáng
- Cái gian nan, khổ cực của nghề lái đò như “chạm khắc”, làm nên một hình dáng rất đặc biệt của ông lái.
“Tay ông lêu nghêu như cái sào, chân ông lúc nào cũng như kẹp lấy một cái cuống lái tưởng tượng. Giọng ông ào ào như tiếng nước trước mặt ghềnh… Nhỡn giới ông vòi vọi… Cái đầu quắc thước… đặt trên một thân hình cao to và gọn quánh như chất sừng, chất mun.”
Chỉ một vài nét, Nguyễn Tuân đã tạc nên một bức chân dung từ hình dáng bề ngoài đến cả nội tâm, phong thái của người lái đò. Đó là một người lao động có tâm hồn.
- Về tài năng, tâm hồn
- Trong thời gian hơn chục năm: trên sông Đà, ông xuôi, ông ngược hơn một trăm lần…chính tay ông giữ lái độ sáu chục lần
- Ông am hiểu tường tận về con sông, về phương tiện đi lại: nhớ tỉ mỉ như đóng đanh vào lòng tất cả những luồng nước của tất cả những con thác hiểm trở
- Ông thuộc dòng sông như thuộc: một thiên trường ca anh hùng
Là một người từng trải, hiểu biết và rất thành thạo trong nghề lái đò
- Bình tĩnh, ung dung đối đầu với những cơn cuồng bạo của thác gềnh: nén đau, giữ mái chèo, tỉnh táo chỉ huy bạn chèo lần lượt vượt qua các vòng vây của thủy trận sông Đà
- Xử lý các tình huống nguy hiểm một cách tài tình, linh hoạt: nắm chắc binh pháp của thần sông, thần núi
- Động tác điêu luyện: cỡi…bờm sóng luồng nước, phóng thẳng…
Là người mưu trí, dũng cảm, bản lĩnh cao cường và tài ba
- Ông không thích lái đò trên những khúc sông bằng phẳng: Chạy thuyền trên khúc sông không có thác, nó dễ dại tay dại chân và buồn ngủ
- Ông thích chạy đò qua những khúc sông có nhiều gềnh thác vì ông cảm nhận rằng: hết gềnh thác, hình như sông Đà hết đậm đà với nhà đò
- Người lái đò coi việc chiến thắng thủy trận sông Đà là chiến công mà chỉ là một chuyện thường, là điều tất nhiên
Là một người nghệ sĩ, tài hoa, yêu mến và tự hào với công việc
- Ông lái đò là hình ảnh tuyệt đẹp về người lao động bình thường nhưng tài ba, trí dũng. Nhân vật ông lái được xây dựng trong mối tương quan với hoàn cảnh
- để làm bật nổi phẩm chất và tính cách.
- Nét độc đáo là Nguyễn Tuân là đã sử dụng tri thức hội họa, điện ảnh, võ thuật, quân sự một cách tài hoa – uyên bác để diễn tả sinh động tài nghệ của nhân vật.
=> Qua đó, nhà văn đã dành cho nhân vật những tình cảm yêu mến và trân trọng, ngợi ca.
Phần III. Tổng kết
Tổng kết
NỘI DUNG
- Giới thiệu, khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên và con người lao động ở miền Tây Bắc của Tổ quốc.
- Thể hiện tình yêu mến, sự gắn bó thiết tha của Nguyễn Tuân đối với đất nước và con người Việt Nam.
NGHỆ THUẬT
- Những ví von, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, bất ngờ và rất thú vị.
- Từ ngữ phong phú, sống động, giàu hình ảnh và có sức gợi cảm cao.
- Câu văn đa dạng, nhiều tầng, giàu nhịp điệu, lúc thì hối hả, gân guốc, khi thì chậm rãi, trữ tình…
Phần IV. Luyện tập
Chọn đáp án đúng
Câu hỏi 1: Thông tin nào về tập “Sông Đà” của Nguyễn Tuân là chưa chính xác?
- Tác phẩm được xuất bản vào năm 1960 và là kết quả của nhiều dịp Nguyễn Tuân đến với Tây Bắc trong kháng chiến chống Pháp và đặc biệt là chuyến đi thực tế năm 1958.
- Tác phẩm gồm 15 bài tùy bút và bài thơ ở dạng phác thảo.
- Tác phẩm chủ yếu hướng tới ngợi ca nhân dân Tây Bắc trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Tác phẩm vừa mang yếu tố truyện,vừa thoải mái bàn bạc, nghị luận, triết luận..
Câu hỏi 2: Dòng nào dưới đây chưa nói đúng đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật của tác phẩm Sông Đà ?
- Ngôn ngữ đôi chỗ kiểu cách cầu kì quá mức.
- Tinh tế, hiện đại, vừa trí tuệ lại vừa giàu cảm xúc thẩm mĩ.
- Vừa đậm màu sắc cổ điển, vừa rất giàu chất hội họa.
- Vừa đậm chất thơ, vừa giàu chất tạo hình.
Câu hỏi 3: Cảm hứng sáng tạo của tập tùy bút “Sông Đà” được khơi gợi chủ yếu từ hiện thực nào ?
- Hiện thực cuộc kháng chiến hào hùng ở Tây Bắc.
- Thực tiễn xây dựng cuộc sống mới ở Tây Bắc.
- Hình ảnh con Sông Đà.
- Hình ảnh thiên nhiên Tây Bắc.
Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi
(…) Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm, Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về (…)
(Trích Tuỳ bút Sông Đà-Nguyễn Tuân)
- Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính là gì? Phương thức đó có tác dụng gì trong việc thể hiện tư tưởng chủ đạo của đoạn trích?
- Đoạn văn trên được viết theo phương thức miêu tả là chính.
- Tác dụng: tạo nên hình ảnh một sông Đà với nhiều sắc vẻ độc đáo vào hai thời điểm là mùa xuân và mùa thu, giúp cho bức tranh về dòng sông trở nên sống động và chân thật.
- Nêu nội dung chính của đoạn văn bản trên ?
Nội dung chính của đoạn văn bản trên: Miêu tả vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của sông Đà khi nhìn từ trên cao.
Câu 3. Phân tích ngắn gọn ý nghĩa từ láy lừ lừ được sử dụng trong đoạn văn bản trên ?
Ý nghĩa từ láy được sử dụng trong đoạn văn bản : Từ láy lừ lừ mang sắc thái của một con người trầm mặc, tính cách tĩnh lặng, được nhà văn miêu tả như mặt một người đang bầm đi vì rượu bữa hay giận dữ, bực bội khi thu về. Cách dùng từ như vậy khiến dòng sông không chỉ là vật thể tĩnh lặng mà còn có sắc thái cảm xúc như con người.
Trân trọng cảm ơn!
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Thông tin giáo án powerpoint:
- Giáo án khi tải về là giáo án powerpoint có đầy đủ các bài trong chương trình
- Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh
Phí giáo án:
- 400k/cả năm
CÁCH TẢI:
- Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: nhắn tin tới Zalo: 0386 168 725 để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Giáo án điện tử ngữ văn 12