Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Tổng kết phần Tiếng Việt: hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

Bài giảng điện tử Ngữ văn 12. Giáo án powerpoint bài: Tổng kết phần Tiếng Việt: hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy, cô giáo có thể tham khảo.

Xem: => Giáo án Ngữ văn 12 kì 1 soạn theo công văn 5512

Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét

Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Tổng kết phần Tiếng Việt: hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Tổng kết phần Tiếng Việt: hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Tổng kết phần Tiếng Việt: hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Tổng kết phần Tiếng Việt: hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Tổng kết phần Tiếng Việt: hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Tổng kết phần Tiếng Việt: hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Tổng kết phần Tiếng Việt: hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Tổng kết phần Tiếng Việt: hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Tổng kết phần Tiếng Việt: hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Tổng kết phần Tiếng Việt: hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Tổng kết phần Tiếng Việt: hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Tổng kết phần Tiếng Việt: hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

Xem toàn bộ: Giáo án điện tử ngữ văn 12

Chào mừng thầy cô và các bạn!

Khởi động

Hãy kể tên một số hình thức giao tiếp trong xã hội hiện nay?

Giao tiếp mặt đối mặt

Giao tiếp qua điện thoại

Giao tiếp qua mạng xã hội

Tổng kết phần tiếng Việt: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

  • Nội dung bài học
  • Hệ thống kiến thức

Luyện tập

Phần I: Hệ thống kiến thức

  1. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

Giao tiếp

Hoạt động trao đổi thông tin; thể hiện nhận thức, tình cảm, hành động

Phương tiện ngôn ngữ

Giao tiếp bằng ngôn ngữ

Tạo lập bằng văn bản (người nói, người viết thực hiện)

Lĩnh hội văn bản
(người nghe, người đọc, thực hiện)

  1. Các dạng ngôn ngữ
 

Dạng nói

Dạng viết

Đối tượng

Người nghe có mặt trực tiếp

Người nghe không có mặt trực tiếp

Phương tiện thể hiện

-      Âm thanh (phát âm), ngữ điệu

-      Yếu tố phi ngôn ngữ

-      Kí tự (chữ viết, dấu câu)

-      Không dùng yếu tố phi ngôn ngữ

Đặc điểm ngôn ngữ

-      Sử dụng các yếu tố: dư, thừa, lặp,…

-      Ngôn ngữ tự nhiên: ít trau chuốt

-      Diễn đạt chặt chẽ

-      Ngôn ngữ tinh luyện

  1. Ngữ cảnh

Ngữ cảnh

Nhân vật giao tiếp

Vai giao tiếp, quan hệ thân sơ, tâm lý, giới tính, lứa tuổi,…

Bối cảnh giao tiếp

Bối cảnh rộng, hẹp,…

Hiện thực được đề cập

Đối tượng có trong văn bản

Văn cảnh

Hoàn cảnh trực tiếp tạo ra văn bản

  1. Ngôn ngữ chung, lời nói cá nhân

Ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội, là phương tiện giao tiếp, là công cụ tư duy chung cho cả cộng đồng. Có những nguyên tắc và phương thức chung

Ngôn ngữ chung là cơ sở để mỗi cá nhân sản sinh ra lời nói, là cơ sở để người nghe lĩnh hội lời nói

Lời nói là sản phẩm riêng của cá nhân được tạo ra trên cơ sở những nguyên tắc và phương thức chung

Lời nói cá nhân là thực tế sinh động, hiện thực hóa ngôn ngữ chung
-> ngôn ngữ chung phong phú, giàu có hơn

  1. Nghĩa của câu

Mỗi câu trong giao tiếp đều có nghĩa
(Nghĩa của câu là nội dung mà câu biểu đạt)

Nghĩa sự việc

ứng với sự việc mà câu đề cập đến

Nghĩa tình thái

thể hiện thái độ, tình cảm, sự nhìn nhạn, đánh giá của người nói đối với sự việc hoặc đối với người nghe

  1. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, các nhân vật giao tiếp cần có ý thức, thói quen và kĩ năng giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt:

+ Mỗi cá nhân cần nắm vững các chuẩn mực ngôn ngữ, sử dụng ngôn ngữ đúng chuẩn mực.

+ Vận dụng linh hoạt, sáng tạo ngôn ngữ theo các phương thức chung.

+ Khi cần thiết có thể tiếp nhận những yếu tố tích cực của các ngôn ngữ khác, tuy cần chống lạm dụng tiếng nước ngoài.

Phần II: Luyện tập

Bài 1. Đọc đoạn trích SGK trang 180 và thực hiện yêu cầu

1) Phân tích sự đổi vai và luân phiên lượt lời trong hoạt động giao tiếp trên. Những đặc điểm của hoạt động giao tiếp ở dạng ngôn ngữ nói thể hiện qua những chi tiết nào? (lời nhân vật và lời tác giả).

Lão Hạc (nói)

Ông giáo (nói)

- Cậu vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!

- Cụ bán rồi?

- Bán rồi! Họ vừa bắt xong.

- Thế nó cho bắt a?

- Khốn nạn… nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!

- Cụ cứ tưởng thế …để cho nó làm kiếp khác.

- Ông giáo nói phải!... như kiếp tôi chẳng hạn!

- Kiếp ai cũng thế thôi…  hơn chăng?

- Thế thì… kiếp gì cho thật sung sướng?

 

Những đặc điểm của hoạt động giao tiếp ở dạng ngôn ngữ nói thể hiện qua những chi tiết:

+ Hai nhân vật: lão Hạc và ông giáo luân phiên đổi vai lượt lời. Lão Hạc là người nói trước và kết thúc sau nên số lượt nói của lão là 5 còn số lượt nói của ông giáo là 4. Vì tức thời nên có lúc ông giáo chưa biết nói gì, chỉ "hỏi cho có chuyện" (Thế nó cho bắt à?)

+ Đoạn trích rất đa dạng về ngữ điệu: ban đầu lão Hạc nói với giọng thông báo (Cậu vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!), tiếp đến là giọng than thở, đau khổ, có lúc nghẹn lời (…), cuối cùng thì giọng đầy chua chát (…)….

+ Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ nói ở đoạn trích trên, nhân vật giao tiếp còn sử dụng các phương tiện hỗ trợ, nhất là nhân vật lão Hạc: lão "cười như mếu", "mặt lão đột nhiên co dúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra… ).

+ Từ ngữ dùng trong đoạn trích khá đa dạng nhất là những từ mang tính khẩu ngữ, những từ đưa đẩy, chêm xen (đi đời rồi, rồi, à, ư, khốn nạn, chả hiểu gì đâu, thì ra,…).

+ Về câu, một mặt đoạn trích dùng những câu tỉnh lược (Bán rồi! Khốn nạn…Ông giáo ơi!), mặt khác nhiều câu lại có yếu tố dư thừa, trùng lặp (Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Thì ra tôi bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó., …).

  1. Các nhân vật giao tiếp có vị thế xã hội, quan hệ thân sơ và những đặc điểm gì riêng biệt? Phân tích sự chi phối của những điều đó đến nội dung và cách thức nói trong lượt lời nói đầu tiên của lão Hạc.

Lão Hạc là một lão nông nghèo khổ, cô đơn. Vợ chết. Anh con trai bỏ đi làm ăn xa. Lão Hạc chỉ có "cậu vàng" là "người thân" duy nhất.

Ông giáo là một trí thức nghèo sống ở nông thôn. Hoàn cảnh của ông giáo cũng hết sức bi đát.

Quan hệ giữa ông giáo và lão Hạc là quan hệ hàng xóm láng giềng. Lão Hạc có việc gì cũng tâm sự, hỏi ý kiến ông giáo.

- Nội dung của lời thoại: Lão Hạc thông báo với ông giáo về việc bán "cậu vàng".

- Cách thức nói của lão Hạc: "nói ngay", nói ngắn gọn, thông báo trước rồi mới hô gọi (ông giáo ạ!) sau.

- Sắc thái lời nói: Đối với sự việc (bán con chó), lão Hạc vừa buồn vừa đau (gọi con chó là "cậu vàng", coi việc bán nó là giết nó: "đi đời rồi"). Đối với ông giáo, lão Hạc tỏ ra rất kính trọng vì mặc dù ông giáo ít tuổi hơn nhưng có vị thế hơn, hiểu biết hơn (gọi là "ông" và đệm từ "ạ" ở cuối).

3) Phân tích nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong câu: "Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết!".

Nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong câu: "Bấy giờ cu cạu mới biết là cu cậu chết!":

- Nghĩa sự việc: thông báo việc con chó biết nó chết (cu cậu biết là cu cậu chết).

- Nghĩa tình thái:

+ Người nói rất yêu quý con chó (gọi nó là "cu cậu".

+ Việc con chó biết nó chết là một bất ngờ (bấy giờ… mới biết là…).

4) Trong đoạn trích có hoạt động giao tiếp ở dạng nói giữa hai nhân vật, đồng thời khi người đọc đọc đoạn trích lại có một hoạt động giao tiếp nữa giữa họ và nhà văn Nam Cao. Hãy chỉ ra sự khác biệt giữa hai hoạt động giao tiếp đó.

Hoạt động giao tiếp ở dạng nói giữa hai nhân vật là hoạt động giao tiếp trực tiếp có sự luân phiên đổi vai lượt lời, có sự hỗ trợ bởi ngữ điệu, cử chỉ, ánh mắt,… Có gì chưa hiểu, hai nhân vật có thể trao đổi qua lại.

Hoạt động giao tiếp giữa nhà văn Nam Cao và bạn đọc là hoạt động giao tiếp gián tiếp (dạng viết). Nhà văn tạo lập văn bản ở thời điểm và không gian cách biệt với người đọc. Vì vậy, có những điều nhà văn muốn thông báo, gửi gắm không được người đọc lĩnh hội hết. Ngược lại, có những điều người đọc lĩnh hội nằm ngoài ý định tạo lập của nhà văn.

Bài 2. Xác định ngữ cảnh câu nói cụ Mết trong truyện Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành): Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo.

- Nhân vật giao tiếp:

+ Người nói: Cụ Mết

+ Người nghe: dân làng Xô Man

- Bối cảnh giao tiếp:

+ Hẹp: Một đêm tại làng Xô Man ở Tây Nguyên

+ Rộng: Cuộc kháng chiến chống Mĩ

- Hiện thực được nói đến:

+ Với cụ Mết: lời dạy như một chân lí: phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng

+ Với dân làng: đó là lời kêu gọi vùng lên chiến đấu và chiến thắng quân thù

- Văn cảnh: toàn bộ phần văn bản trước đó;

Bài về nhà

  1. Chuẩn bị bài Tổng kết làm văn
  2. Thành viên trong các tổ thực hiện nhiệm vụ
    Tổ 1: Các kiểu văn bản được học ở THPT.

Tổ 2: Các bước của quá trình viết một văn bản nói chung.

Tổ 3 : Viết văn bản nghị luận.

Tổ 4 : Viết nghị luận xã hội và nghị luận văn học.

Chúc các bạn học tốt!

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Cần nâng cấp lên VIP

Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:

  • Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
  • Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
  • Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
  • Câu hỏi và bài tập tự luận
  • Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
  • Phiếu bài tập file word
  • File word giải bài tập
  • Tắt toàn bộ quảng cáo
  • Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..

Phí nâng cấp:

  • 1000k/6 tháng
  • 1150k/năm(12 tháng)

=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án điện tử ngữ văn 12

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay