Giáo án Công dân 8 chân trời bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
Giáo án Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại sách Giáo dục công dân 8 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Giáo dục công dân 8 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án công dân 8 chân trời sáng tạo
Xem video về mẫu Giáo án Công dân 8 chân trời bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án công dân 8 chân trời sáng tạo đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 9: PHÒNG NGỪA TAI NẠN VŨ KHÍ, CHÁY, NỔ VÀ CÁC CHẤT ĐỘC HẠI
(4,5 tiết)
- MỤC TIÊU
- Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Kể được tên một số tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại; nhận diện được một số nguy cơ dẫn đến tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại.
- Trình bày được hậu quả của tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại.
- Nêu được quy định cơ bản của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
- Thực hiện được việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
- Nhắc nhở, tuyên truyền người thân, bạn bè chủ động phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
- Năng lực
Năng lực chung:
- - Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- - Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động giáo dục công dân.
Năng lực riêng:
- Năng lực điều chỉnh hành vi: Nhận diện được một số nguy cơ dẫn đến tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại. Thực hiện được việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại đồng thời nhắc nhở, tuyên truyền người thân, bạn bè chủ động phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
- Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Tìm hiểu, phân tích được một số tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại trong thực tiễn cuộc sống; Vận dụng được các kiến thức đã học để phân tích, đánh giá, xử lí tình huống, tham gia các hoạt động phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại trong đời sống thực tiễn.
- Phẩm chất:
- Có trách nhiệm trong phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- SHS, SGV, Giáo án Giáo dục công dân 8.
- Thiết bị dạy học:
+ Máy tính, máy chiếu (nếu có), bảng, phấn, giấy A0.
+ Các tranh, hình ảnh, video clip có nội dung liên quan đến việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
- Đối với học sinh
- SHS, SBT Giáo dục công dân 8.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Nhiệm vụ 1: Thực hiện trò chơi “Thử thách đối đầu”
- Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, giúp HS huy động kiến thức, kĩ năng cần thiết của bản thân để kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá tri thức mới.
- Nội dung:
- HS tham gia chơi trò chơi “Thử thách đối đầu”: nêu các suy nghĩ, thái độ và hành vi có liên quan đến việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về các biểu hiện, suy nghĩ, thái độ và hành vi có liên quan đến phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành 2 đội và phổ biến luật chơi “Thử thách đối đầu”: Hai đội sẽ kể các biểu hiện, suy nghĩ, thái độ và hành vi có liên quan đến phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
+ Nhóm 1: Nêu các biểu hiện, suy nghĩ, thái độ và hành vi chưa phù hợp có liên quan đến phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
+ Nhóm 2: Nếu kể các biểu hiện, suy nghĩ, thái độ và hành vi phù hợp có liên quan đến phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV triển khai cho HS tham gia trò chơi “Thử thách đối đầu”.
- GV quan sát và hỗ trợ HS trong quá trình chơi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS tích cực tham gia trò chơi.
+ Biểu hiện, suy nghĩ, thái độ và hành vi chưa phù hợp:
- Ai cũng có quyền được sử dụng vũ khí.
- Chở thuốc pháo, thuốc nổ,... trên ô tô.
- Tự do tàng trữ, vận chuyển, buôn bán vũ khí.
+ Biểu hiện, suy nghĩ, thái độ và hành vi phù hợp:
- Khóa bình ga sau khi nấu xong.
- Tắt hết điện khi ra khỏi nhà.
- Không sử dụng hóa chất độc hại để chết biến thực phẩm.
- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, công bố kết quả đội thắng cuộc.
Nhiệm vụ 2: Quan sát hình ảnh và thực hiện yêu cầu
- Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, giúp HS huy động kiến thức, kĩ năng cần thiết của bản thân để kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá tri thức mới.
- Nội dung:
- GV yêu cầu HS quan sát các hình ảnh trong SHS tr.54 và cho biết nếu cá nhân thực hiện sẽ dẫn đến nguy cơ gì.
- GV dẫn dắt vào bài học.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về những nguy cơ tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại trong các hình ảnh.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Em hãy quan sát các hình ảnh dưới đây và cho biết nếu cá nhân thực hiện sẽ dẫn đến nguy cơ gì.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1-2 HS trả lời câu hỏi:
+ Hình 1: Hành động cưa bom => gây nguy cơ cháy, nổ.
+ Hình 2: Hút thuốc lá nơi công cộng => gây hại cho sức khỏe của bản thân và những người xung quanh; mặt khác, trong một số trường hợp, việc vứt tàn thuốc lá không đúng nơi quy định cũng có thể gây ra tình trạng cháy, nổ.
+ Hình 3: Sử dụng thực phẩm bị mốc, ôi thiu => gây ngộ độc thực phẩm.
- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Con người luôn phải đối mặt với những thảm họa do vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại gây ra. Tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại có thể gây tổn thất về tính mạng và tài sản của cá nhân, gia đình, xã hội. Việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại sẽ giúp con người được an toàn, sống hạnh phúc hơn. Nhận diện các nguy cơ tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại là yêu cầu quan trọng để bảo vệ mình và xã hội.
Để tìm hiểu rõ hơn về đề này, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 9 – Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc thông tin, trường hợp và trả lời câu hỏi
- Mục tiêu: HS kể tên một số tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại; nhận diện được một số nguy cơ dẫn đến tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại.
- Nội dung:
- GV yêu cầu HS đọc thông tin, trường hợp trong SHS tr.55, 56 và trả lời câu hỏi.
- GV rút ra kết luận về một số nguy cơ dẫn đến tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về một số nguy cơ dẫn đến tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV mời HS đọc thông tin, trường hợp trong SHS tr.55, 56. - GV chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu HS đọc thông tin SHS và thực hiện nhiệm vụ: + Nhóm 1: Em có nhận xét như thế nào về tình hình tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các trường hợp chất độc hại qua các thông tin 1 và 2? + Nhóm 2: Các vụ tai nạn ở thông tin 3 và trường hợp 1 gây ra những thiệt hại như thế nào? + Nhóm 3: Theo em, hành vi, việc làm của anh A có nguy cơ dẫn đến tai nạn cháy, nổ và các chất độc hại không? + Nhóm 4: Theo em, hành vi, việc làm của anh bà B có nguy cơ dẫn đến tai nạn cháy, nổ và các chất độc hại không? - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về một số nguy cơ dẫn đến tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin, trường hợp SHS tr.55, 56 và trả lời câu hỏi. - HS rút ra kết luận về một số nguy cơ dẫn đến tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại theo hướng dẫn của GV. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm lần lượt trả lời câu hỏi: + Tình trạng tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại ở Việt Nam vẫn còn rất cao. ● Từ năm 2017 - 2021, tuy số vụ cháy, nổ ở Việt Nam có sự biến động theo xu hướng giảm, nhưng vẫn còn ở ngưỡng cao và gây thiệt hại lớn về người và của và ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái. ● Tình trạng tai nạn do hóa chất độc hại ngày càng diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng và lâu dài đến sức khỏe của các cá nhân và cộng đồng. + Hậu quả của tai nạn cháy nổ, vũ khí, chất độc hại: ● Ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của con người. ● Gây thiệt hại tài sản của các cá nhân, gia đình và xã hội. ● Gây ô nhiễm môi trường. + Hành động của anh A có nguy cơ dẫn đến tai nạn cháy, nổ. Vì: xăng dầu là chất dễ cháy. Do đó, hút thuốc lá tại cây xăng và vứt lại điếu thuốc đang cháy dở xuống đất gần hệ thống bơm xăng của trạm sẽ tiềm ẩn rủi ro cháy rất cao. + Hành động của bà B có thể dẫn đến tai nạn ngộ độc thực phẩm. Vì: các loại thực phẩm ôi thiu, mốc, hỏng… chứa rất nhiều vi khuẩn gây hại cho sức khỏe của con người. - GV rút ra kết luận một số nguy cơ dẫn đến tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. - GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Đọc thông tin, trường hợp và trả lời câu hỏi - Một số tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại: bom, mìn nổ; bình gas nổ; ô nhiễm chất phóng xạ, chất độc da cam; nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật, thủy ngân;... - Nguy cơ dẫn đến tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại: + Tai nạn vũ khí: cưa bom mìn, sử dụng vũ khí tự chế,... + Tai nạn cháy, nổ: Để các đồ dễ bắt lửa sát với các đồ tạo nhiệt, chập điện, sử dụng chất nổ trái phép, chất phóng xạ,... + Ngộ độc thực phẩm: Sử dụng chất bảo quản, chất phụ gia thực phẩm; kim loại nặng lẫn trong thực phẩm; thực phẩm bị nấm mốc, ôi thiu;... - Hậu quả: + Ảnh hưởng tới sức khỏe. + Thiệt hại tài sản gia đình, cá nhân, xã hội. + Ô nhiễm môi trường. + Chết người;... |
Hoạt động 2: Đọc các thông tin, trường hợp và thực hiện yêu cầu
- Mục tiêu: HS nêu được một số quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
- Nội dung:
- GV hướng dẫn HS đọc các thông tin, trường hợp trong SHS tr.56, 57, 58 và thực hiện yêu cầu.
- GV rút ra kết luận về quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV mời 2-3 HS đọc thông tin, trường hợp trong SHS tr.56, 57, 58. - GV yêu cầu HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về hành vi của bà C, anh V và anh A? - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc các thông tin, trường hợp tr.56, 57, 58 vận dụng hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi. - HS rút ra kết luận về quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại theo hướng dẫn của GV. - GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2-3 HS trình bày câu trả lời: + Hành vi dùng hóa chất độc hại để tẩy trắng bì lợn của bà C đã vi phạm khoản 3 điều 7 Luật hóa chất năm 2007. Hành vi này có thể gây nguy hại đến sức khỏe của người tiêu dùng. + Hành vi báo cháy giả của anh V đã vi phạm khoản 4 điều 13 Luật phòng cháy và chữa cháy năm 2001 sửa đổi, bổ sung năm 2013. Hành vi này cũng gây tâm lí hoang mang cho người dân xung quanh; gây lãng phí thời gian và công sức của lực lượng phòng cháy, chữa cháy. + Hành vi của anh A đã vi phạm khoản 2 điều 5 Luật quản lí vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 sửa đổi, bổ sung năm 2020. Hành vi này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây: tai nạn cháy, nổ; nguy hại đến tính mạng và tài sản của chính bản thân anh A, cũng như mọi người xung quanh. - GV rút ra ra kết luận về quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. - GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. | 2. Đọc các thông tin, trường hợp và thực hiện yêu cầu - Quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại: + Cấm tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, sử dụng trái phép các loại vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và các chất độc hại khác. + Chỉ những cơ quan, tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao nhiệm vụ và cho phép mới được giữ, chuyện chở và sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và chất độc hại. + Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo quản, chuyên chở và sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và chất độc hại phải được huấn luyện về chuyên môn, có đủ phương tiện cần thiết và luôn tuân thủ quy định về an toàn.
|
Hoạt động 3: Đọc trường hợp và trả lời câu hỏi
- Mục tiêu: HS biết được trách nhiệm của công dân trong việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
- Nội dung:
- GV hướng dẫn HS đọc trường hợp trong SHS tr.59 và thực hiện nhiệm vụ.
- GV rút ra kết luận về trách nhiệm của công dân trong việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về trách nhiệm của công dân trong việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV mời 1 HS đọc trường hợp trong SHS tr.59 và yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Em có nhận xét như thế nào về ý kiến của các bạn trong trường hợp trên? - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về trách nhiệm của công dân trong việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc trường hợp SHS và thực hiện nhiệm vụ. - HS rút ra kết luận về trách nhiệm của công dân trong việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại theo hướng dẫn của GV. - GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 1-2 HS trình bày câu trả lời: + Ý kiến của các bạn A và B trong trường hợp trên là đúng. + Vì: phòng chống tai nạn vũ khí, cháy nổ và chất độc hại là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi công dân; mỗi công dân nên tự trang bị thêm cho mình những kiến thức và kĩ năng đúng đắn, khoa học để phòng ngừa hoặc ứng phó khi xảy ra các tai nạn cháy nổ, vũ khí, ngộ độc thực phẩm. - GV rút ra kết luận về trách nhiệm của công dân trong việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. - GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá câu trả lời phù hợp. - GV chuyển sang nội dung mới. | 3. Đọc trường hợp và trả lời câu hỏi - Trách nhiệm của công dân trong việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại: + Tự giác tìm hiểu, nâng cao nhận thức và thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. + Tích cực tuyên truyền, vận động gia đình, bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện tốt các quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. + Tố cáo những hành vi vi phạm hoặc xúi giục người khác vi phạm các quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. |
Hoạt động 4: Đọc các trường hợp và trả lời câu hỏi
- Mục tiêu: HS nhắc nhở, tuyên truyền được người thân, bạn bè chủ động phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
- Nội dung:
- GV hướng dẫn HS đọc trường hợp trong SHS tr.59, 60 và trả lời câu hỏi.
- GV rút ra kết luận về trách nhiệm của công dân trong việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về trách nhiệm của công dân trong việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV mời 2-3 HS đọc các trường hợp trong SHS tr.59, 60. - GV chia lớp thành 4 nhóm và thực hiện nhiệm vụ: + Nhóm 1: Đọc trường hợp 1 và trả lời câu hỏi: Anh T và anh K đã thực hiện việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ, như thế nào? + Nhóm 2: Đọc trường hợp 2 và trả lời câu hỏi: Anh D đã thực hiện việc phòng ngừa tai nạn phòng cháy chữa cháy tại gia đình như thế nào? + Nhóm 3: Đọc trường hợp 3 và trả lời câu hỏi: Gia đình bạn B thực hiện việc phòng ngừa tai nạn các chất độc hại như thế nào? + Nhóm 4: Đọc trường hợp 4 và trả lời câu hỏi: Là học sinh, em có thể làm gì để nhắc nhở người thân, bạn bè chủ động phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?
| 4. Đọc các trường hợp và trả lời câu hỏi - Trách nhiệm của công dân trong việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại: + Tự giác tìm hiểu, nâng cao nhận thức và thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. + Tích cực tuyên truyền, vận động gia đình, bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện tốt các quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. + Tố cáo những hành vi vi phạm hoặc xúi giục người khác vi phạm các quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
|
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án công dân 8 chân trời sáng tạo đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây