Giáo án PowerPoint ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 2 tiết: Thực hành tiếng Việt trang 43
Giáo án PowerPoint Ngữ văn 6 - sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Giáo án bài 2 tiết: Thực hành tiếng Việt trang 43. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.
Xem video về mẫu Giáo án PowerPoint ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 2 tiết: Thực hành tiếng Việt trang 43
Tiết 20: Thực hành tiếng Việt
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Khi đọc một văn bản thơ, em thấy ngôn ngữ trong thơ có gì khác so với ngôn ngữ đời thường?
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Nghĩa của từ
- Đọc đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu:
Mắt trẻ con sáng lắm
Nhưng chưa thấy gì đâu
Mặt trời mới nhô cao
Cho trẻ con nhìn rõ.
- Giải thích nghĩa của từ nhô.
- Trong đoạn thơ trên, có thể dùng từ lên thay thế cho từ nhô được không? Hãy chỉ ra sự tinh tế của nhà thơ trong việc sử dụng từ nhô.
TL:
- Nghĩa của từ nhô
- nhô (đt): đưa phần đầu cho vượt hẳn lên phía trên hoặc ra phía trước so với những cái xung quanh
à mặt trời nhô cao: mặt trời chuyển động lên cao trên bầu trời và có phần đột ngột, vượt lên so với sự vật xung quanh như núi non, cây cối.
- Nhô có tính biểu cảm, gợi lên vẻ tinh nghịch, đáng yêu của hình ảnh mặt trời, phù hợp với cách nhìn, cách cảm của trẻ thơ.
Lên chỉ là một nét nghĩa có trong từ nhô.
à Không thể thay thế từ nhô bằng từ lên.
- Trong bài thơ có các từ như trụi trần, bế bồng,... Trong tiếng Việt cũng có những từ như trần trụi, bồng bế,... Tìm thêm ở trong và ngoài văn bản những từ có thể đảo trật tự các thành tố để có từ khác đồng nghĩa.
- Những từ trong văn bản: màu sắc, khao khát, thơ ngây, bế bồng, mênh mông,…
- Những từ ngoài văn bản: quần áo, thầy cô, cha mẹ, bạn bè, yêu dấu,…
CH: Hãy cho biết so sánh là gì, nhân hóa là gì? Tác dụng của biện pháp so sánh, nhân hóa? Lấy ví dụ cho từng biện pháp.
Biện pháp tu từ
- Khái niệm
- So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
VD: Cầu Thê Húc màu son, cong cong như hình con tôm.
- Đối tượng so sánh: con tôm.
- Đối tượng được so sánh: cầu Thê Húc.
- Nét tương đồng: cong cong.
à Dễ dàng tưởng tượng, hình dung, làm tăng sự liên tưởng (gợi hình) và tạo cảm giác cầu Thê Húc nhỏ nhỏ, gần gũi (gợi cảm).
- Nhân hóa
- Nhân hóa là biện pháp tu từ gán thuộc tính của người cho những sự vật không phải là người nhằm tăng tính hình tượng, tính biểu cảm của sự diễn đạt.
VD:
Núi cao chi lắm núi ơi
Núi che mặt trời chẳng thấy người thương
(Ca dao)
VD:
Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy, ai mà quản công
(Ca dao)
Đọc VD1 sau và cho biết từ ngữ được gạch chân có gì đặc biệt?
+ VD1: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công.
(Hồ Chí Minh)
à Từ ngữ được gạch chân lặp đi lặp lại để nhấn mạnh ý mà tác giả muốn truyền đạt.
- Điệp ngữ
- Điệp ngữ là biện pháp tu từ lặp lại một từ ngữ (đôi khi cả một câu) để làm nổi bật ý muốn nhấn mạnh.
- Điệp ngữ có 3 dạng:
+ Điệp ngữ nối tiếp: là các từ ngữ được điệp liên tiếp nhau, tạo ấn tượng mới mẻ, có tính chất tăng tiến.
+ Điệp ngữ cách quãng.
+ Điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng).
Điệp ngữ nối tiếp:
+ VD1: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công.
(Hồ Chí Minh)
Điệp ngữ cách quãng:
+ VD2:
Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nệm cối đều đều suối xa
(Trích Việt Bắc – Tố Hữu)
Điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng)
+ VD3:
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
(Trích Chinh phụ ngâm – Đoàn Thị Điểm)
- Bài tập
- Hãy chỉ ra những dòng thơ có sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong khổ hai của bài thơ Chuyện cổ tích về loài người. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh đó trong việc thể hiện nội dung khổ thơ.
- Những dòng thơ có sử dụng biện pháp tu từ so sánh: Cây cao bằng gang tay, Lá cỏ bằng sợi tóc, Cái hoa bằng cái cúc, Tiếng hót trong bằng nước, Tiếng hót cao bằng mây.
- Cây, lá cỏ, cái hoa, tiếng hót (vế A) được so sánh với gang tay, sợi tóc, cái cúc, nước, mây (vế B). Hình ảnh thiên nhiên (vế A) được so sánh với những hình ảnh nhỏ, xinh, gắn với thế giới con người (vế B).
- Tiếng hót của chim – âm thanh được so sánh với nước, mây trời làm tăng tác dụng biểu đạt cho sự trong trẻo, cao vút của tiếng chim.
è Thiên nhiên như nhỏ lại, gần gũi và thật dễ thương trong đôi mắt trẻ thơ.
- Bài tập
- Nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong dòng thơ Những làn gió thơ ngây? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy.
- Biện pháp tu từ: nhân hóa, sử dụng từ thơ ngây – một tính từ thường dùng để nói về đặc điểm của con người, đặc biệt là trẻ em để nói về gió.
à Tác dụng: khiến làn gió mang vẻ đáng yêu, hồn nhiên như trẻ thơ.
- Hãy ghi lại những dòng thơ sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ và nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ đó trong đoạn thơ từ Nhưng còn cần cho trẻ đến Từ bãi sông cát vắng.
TL:
- - Những dòng thơ sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ: Từ cái bống cái bang... Từ bãi sông cát vắng.
- Điệp ngữ trong các đoạn thơ là các từ ngữ:
+ “rất” à Tác dụng: Nhấn mạnh mức độ, tính chất của các sự vật có trong lời ru của mẹ.
+ “Từ cái…”, “Từ…” à Tác dụng: Liệt kê lần lượt những hình ảnh phong phú trong lời ru của mẹ: là những hình ảnh nổi bật trong kho tàng văn hóa dân tộc.
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Viết đoạn văn (5 – 7 câu) với chủ đề tự chọn có sử dụng các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, điệp ngữ đã học nêu tình cảm của em với các em nhỏ.
Gợi ý:
- Thông tin về các em nhỏ (tên, tuổi, hình dáng, nơi ở, v.v...)
- Em có tình cảm, thái độ như thế nào với em nhỏ?
- Em mong muốn điều với em nhỏ và mọi người?
* Bình chọn các đoạn văn hay
* Hướng dẫn về nhà
- Hoàn thành nốt các bài tập trên lớp.
- Chuẩn bị trước bài: Mây và sóng.
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu
Có đầy đủ giáo án powerpoint - điện tử các môn lớp 6