Giáo án quốc phòng an ninh 11 chân trời sáng tạo
Dưới đây là giáo án bản word môn quốc phòng an ninh lớp 11 bộ sách "Chân trời sáng tạo", soạn theo mẫu giáo án 5512. Đây là mẫu giáo án mới nhất. Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, font chữ Time New Roman. Thao tác tải về đơn giản. Dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn. Giáo án do nhóm giáo viên trên kenhgiaovien biên soạn. Mời thầy cô tham khảo
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Phần trình bày nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 8: LỢI DỤNG ĐỊA HÌNH, ĐỊA VẬT
(2 tiết)
- MỤC TIÊU
- Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Phân tích được khái niệm, ý nghĩa, yêu cầu của các tư thế, động tác lợi dụng địa hình, địa vật.
- Thực hành được các động tác kĩ thuật phù hợp với các loại địa hình, địa vật trong các tình huống diễn ra.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Phân tích, phát hiện và nêu được tính huống có vấn đề trong học tập, trong cuộc sống.
- Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề.
- Năng lực riêng:
- Trình bày được khái niệm, ý nghĩa, yêu cầu của các tư thế, động tác lợi dụng địa hình, địa vật.
- Vận dụng linh hoạt các tư thế, động tác đã học phù hợp với từng loại địa hình, địa vật cụ thể.
- Phẩm chất
- Nghiêm túc, chú ý lắng nghe, ghi chép đầy đủ, tích cực luyện tập.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Giáo dục quốc phòng và an ninh 11.
- Hình ảnh/ video/ tư liệu về địa hình, địa vật.
- Hình ảnh liên quan đến bài học.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Tạo địa hình để luyện tập.
- Đối với học sinh
- Chuẩn bị đúng, đủ trang phục theo quy định trước khi lên lớp.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo được hứng thú và tâm thế sẵn sàng cho HS tìm hiểu, khám phá nội dung bài học.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về phần Khởi động.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu hình ảnh trong SGK tr.51 và yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi: Theo em, chiến sĩ lợi dụng bụi cây, ụ đất để là gì?
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Những vấn đề chung về địa hình, địa vật
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được khái niệm các loại địa hình, địa vật.
- Nội dung: HS tìm hiểu thông tin trong SGK tr.51 và trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về các khái niệm các loại địa hình, địa vật.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc thông tin và hình ảnh minh họa SGK tr.51 và trả lời câu hỏi: + Thế nào là địa hình, địa vật che khuất? + Thế nào là địa hình, địa vật che đỡ? + Thế nào là địa hình, địa vật trống trải? - GV tổng kết khái niệm và trình chiếu thêm các ví dụ về địa hình, địa vật che khuất, che đỡ và trống trải. Chiến sĩ Đồn Biên phòng Yok Đôn trong quá trình tuần tra kết hợp xử lí tình huống Quân nhân thực hành động tác quý bắn sau vật che khuất, che đỡ Một trận càn của lính Mỹ diễn ra trên địa hình trống trải - GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi: Nêu những điểm giống và khác nhau giữa địa hình, địa vật che khuất và địa hình, địa vật che đỡ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin trong SGK tr.51 và trả lời câu hỏi của GV. - HS thảo luận nhóm đôi, báo cáo kết quả thảo luận sau 5 phút. - GV hướng dẫn, theo dỗi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi về khái niệm vật che khuất, vật che đỡ và địa hình trống trải. - GV mời đại diện các nhóm HS trả lời câu hỏi thảo luận:
- GV mời các bạn khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. | I. Các loại địa hình, địa vật 1. Vật che khuất - Khái niệm: Là những vật có thể che giấu được hành động nhưng không thể chống đỡ được đạn bắn thẳng, mảnh bom, pháo... - Ví dụ: Bụi cây, bụi cỏ rậm rạp, mảnh, rèm... 2. Vật che đỡ - Khái niệm: Là những vật có sức chống đỡ được đạn bắn thẳng, mảnh bom, đạn pháo... đồng thời có thể che kín được hành động. - Ví dụ: Mô đất, gốc cây, bờ ruộng, vật kiến trúc kiên cố... 3. Địa hình trống trải - Khái niệm: Là những nơi không có vật che khuất, che đỡ... - Ví dụ: Bãi bằng phẳng, đồi trọc, mặt đường... |
Hoạt động 2: Cách lợi dụng địa hình, địa vật
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được ý nghĩa, yêu cầu và cách lợi dụng các loại địa hình, địa vật.
- Nội dung: HS tìm hiểu thông tin trong SGK tr.52, 53 và trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về ý nghĩa, yêu cầu và cách lợi dụng các loại địa hình, địa vật.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |||||||||
Nhiệm vụ 1: Ý nghĩa, yêu cầu của việc lợi dụng địa hình, địa vật Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK tr.52 và nêu ý nghĩa, yêu cầu của việc lợi dụng địa hình, địa vật. - GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi: Tại sao khi lợi dụng địa hình, địa vật hành động phải khéo léo, bí mật và tránh lợi dụng địa vật đốt xuất? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin trong SGK tr.52 và nêu ý nghĩa, yêu cầu của việc lợi dụng địa hình, địa vật. - HS thảo luận nhóm đôi, báo cáo kết quả thảo luận sau 5 phút. - GV hướng dẫn, theo dỗi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS nêu ý nghĩa, yêu cầu của việc lợi dụng địa hình, địa vật. - GV mời đại diện các nhóm HS trả lời câu hỏi thảo luận: Khi lợi dụng địa hình, địa vật hành động phải khéo léo, bí mật và tránh lợi dụng địa vật đốt xuất vì nếu không địch sẽ dễ dàng phát hiện ra ta và tiêu diệt ta. - GV mời các bạn khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. Nhiệm vụ 2: Cách lợi dụng địa hình, địa vật a. Lợi dụng vật che khuất Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát hình ảnh SGK tr.52, 53 và nêu mục đích, vị trí lợi dụng vật che khuất. - GV thực hành mẫu các tư thế, động tác khi lợi dụng vật che khuất và yêu cầu HS chia nhóm luyện tập. + Tư thế, động tác lợi dụng một số vật che khuất + Tư thế lợi dụng vật che khuất khi ẩn nấp - GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi: Tại sao không nên lợi dụng vật che khuất không thật sự kín đáo khi ánh sáng phía ta nhiều hơn phía địch? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin trong SGK tr.52, 53 và nêu mục đích, vị trí lợi dụng vật che khuất. - HS thảo luận nhóm đôi, báo cáo kết quả thảo luận sau 5 phút. - GV hướng dẫn, theo dỗi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS nêu mục đích, vị trí lợi dụng vật che khuất. - GV mời đại diện các nhóm HS trả lời câu hỏi thảo luận: Không nên lợi dụng vật che khuất không thật sự kín đáo khi ánh sáng phía ta nhiều hơn phía địch nhằm bảo đảm an toàn cho quân ta. - GV mời các bạn khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. b. Lợi dụng vật che đỡ Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát hình ảnh SGK tr.53 và nêu mục đích, vị trí lợi dụng vật che đỡ. - GV thực hành mẫu các tư thế, động tác khi lợi dụng vật che đỡ và yêu cầu HS chia nhóm luyện tập. - GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi: Vị trí lợi dụng vật che khuất, vật che đỡ có điểm gì giống và khác nhau? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin trong SGK tr.53 và nêu mục đích, vị trí lợi dụng vật che đỡ. - HS thảo luận nhóm đôi, báo cáo kết quả thảo luận sau 5 phút. - GV hướng dẫn, theo dỗi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS nêu mục đích, vị trí lợi dụng vật che đỡ. - GV mời đại diện các nhóm HS trả lời câu hỏi thảo luận:
- GV mời các bạn khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. c. Vượt qua địa hình trống trải Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát hình ảnh SGK tr.54 và nêu mục đích vượt qua địa hình trống trải. - GV thực hành mẫu các tư thế, động tác khi vượt qua địa hình trống trải và yêu cầu HS chia nhóm luyện tập. + Tư thế, động tác vượt qua địa hình trống trải - GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi: Khi vượt qua địa hình trống trải, cần chú ý những điểm gì? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin trong SGK tr.53 và nêu mục đích vượt qua địa hình trống trải. - HS thảo luận nhóm đôi, báo cáo kết quả thảo luận sau 5 phút. - GV hướng dẫn, theo dỗi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS nêu mục đích vượt qua địa hình trống trải. - GV mời đại diện các nhóm HS trả lời câu hỏi thảo luận: Khi vượt qua địa hình trống trải, cần chú ý: + Quan sát kĩ đối tượng xung quanh. + Khôn khéo, thận trọng, không làm thay đổi hình dáng, tư thế một cách đột ngột. - GV mời các bạn khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. | II. Cách lợi dụng địa hình, địa vật 1. Ý nghĩa, yêu cầu - Ý nghĩa: Lợi dụng địa hình, địa vật để che giấu hành động chiến đấu, thuận lợi cho việc sử dụng vũ khí tiêu diệt địch và bảo vệ mình. - Yêu cầu: + Theo dõi được địch nhưng địch khó phát hiện ta. + Tiện đánh địch nhưng địch khó đánh ta. + Hành động phải khéo léo, bí mật, tinh khôn. + Ngụy trang phù hợp với màu sắc địa hình xung quanh, không làm thay đổi hình dáng và rung động vật lợi dụng. + Tránh lợi dụng địa vật đột xuất.
2. Cách lợi dụng a) Lợi dụng vật che khuất - Mục đích lợi dụng: Để giữ kín hành động khi quan sát, vận động, ẩn nấp hoặc làm cộng sự, vật cản trở, bố trí chông, mìn, cạm bẫy... để diệt địch. - Vị trí lợi dụng: Phía sau, bên cạnh hoặc phía trước, sát gần hoặc xa vật lợi dụng. - Tư thế, động tác khi lợi dụng: + Khi vận động: khom, bò, lê, trườn... nhưng phải thấp và nhỏ hơn vật lợi dụng. + Khi ẩn nấp: đúng, quỳ, nằm... nhưng đều phải thấp và nhỏ hơn vật lợi dụng. - Lưu ý: + Hành động khi lợi dụng phải hết sức bí mật, khéo léo, thận trọng, không làm rung động, thay đổi hình dạng và màu sắc của vật lợi dụng. + Chọn nơi kín đáo, bất ngờ, tiện ngụy trang, địch khó phát hiện. + Khi bị phát hiện, nhanh chóng rời khỏi vị trí đó, tiếp tục lợi dụng vật khác.
b) Lợi dụng vật che đỡ - Mục đích: Che giấu hành động, tránh được đạn bắn thẳng, mảnh bom, mảnh đạn của địch gây ra. - Vị trí: Chủ yếu là phía sau và phía sau bên phải vật. - Tư thế, động tác khi lợi dụng: + Khi vận động: khom, bò, lê, trườn... nhưng phải thấp và nhỏ hơn vật lợi dụng. + Khi ẩn nấp: đúng, quỳ, nằm... nhưng đều phải thấp và nhỏ hơn vật lợi dụng - Lưu ý: + Tùy theo vật lợi dụng cao hay thấp mà sử dụng tư thế, động tác cho phù hợp. + Chủ yếu lấy yếu tố thuận lợi để tiêu diệt địch đồng thời bảo vệ được mình.
c. Vượt qua địa hình trống trải - Mục đích: Nhằm tránh địch phát hiện hoạc nếu có phát hiện vẫn khó phân biệt giữa ta và địa hình, địa vật xung quanh. - Tư thế, động tác: + Khi vận động: · Sử dụng động tác vọt tiến khi địch sơ hở hoặc có sương mù, khói bụi... để vượt qua. · Sử dụng ngụy trang thích hợp, dùng tư thế thấp, nghiêng mình thu nhỏ mục tiêu, khéo léo, thận trọng hướng về phía địch. · Không nhấp nhô và không làm rung động ngụy trang. + Khi ẩn nấp và quan sát: · Dùng tư thế thấp để thu nhỏ mục tiêu. · Hành động hết sức khôn khéo, thận trọng, không làm thay đổi hình dáng, tư thế một cách đột ngột và rung động ngụy trang.
|
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS luyện tập hành động của chiến sĩ lợi dụng vật che khuất, che đỡ và vượt qua địa hình trống trải.
- Nội dung: GV hướng dẫn HS luyện tập cá nhân/ nhóm.
- Sản phẩm học tập: Phần thực hành luyện tập của HS.
- Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu yêu cầu, hướng dẫn HS luyện tập:
+ Luyện tập cá nhân: Từng người tự nghiên cứu, thực hiện động tác, xác định vị trí, cách lợi dụng vật che khuất, che đỡ và vượt qua địa hình trống trải.
+ Luyện tập theo nhóm: Luân phiên ở cương vị trưởng nhóm và chỉ huy nhóm luyện tập theo các bước:
- Bước 1: Tập chậm: Luyện tập chậm cho đến nhanh dần hành động của chiến sĩ lợi dụng vật che khuất, che đỡ và vượt qua địa hình trống trải (quá trình luyện tập sửa tập cho nhau).
- Bước 2: Tập tổng hợp: Luyện tập nhanh, sát thực tế chiến đấu hành động của chiến sĩ lợi dụng vật che khuất, che đỡ và vượt qua địa hình trống trải (quá trình luyện tập sửa tập cho nhau).
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát GV hướng dẫn luyện tập.
- HS luyện tập cá nhân/ theo nhóm.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày kết quả luyện tập.
- GV mời đại diện bạn khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV quan sát, nhận xét kết quả thực hành của HS; giao nhiệm vụ cho HS tự luyện tập ngoài thời gian học tập trên lớp.
- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức bài học để thực hành ngoài giờ học
- Nội dung: GV hướng dẫn HS luyện tập theo nhóm, thực hiện ngoài giờ học.
- Sản phẩm học tập: Phần thực hành của HS.
- Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu nhiệm vụ cho HS: Hãy quan sát và nêu một số vật che khuất, che đỡ trong khuôn viên trường em.
- GV tổ chức cho một số HS trình bày kết quả vào buổi học sau, một số HS nhận xét.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát, thực hiện nhiệm vụ GV nêu.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ vào tiết học sau.
- Các bạn khác lắng nghe, nhận xét, đóng góp ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, kết thúc tiết học.
- HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 9: Nhìn, nghe, phát hiện địch, chỉ mục tiêu, truyền tin liên lạc, báo cáo.
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- ...
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 700k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây