Giáo án Sinh học 11 chân trời bài 15: Cảm ứng ở thực vật
Giáo án Bài 15: Cảm ứng ở thực vật sách Sinh học 11 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Sinh học 11 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án sinh học 11 chân trời sáng tạo
Xem video về mẫu Giáo án Sinh học 11 chân trời bài 15: Cảm ứng ở thực vật
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án sinh học 11 chân trời sáng tạo đủ cả năm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
BÀI 15. CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được khái niệm cảm ứng ở thực vật.
- Phân tích được đặc điểm và cơ chế cảm ứng ở thực vật.
- Nêu được một số hình thức biểu hiện của cảm ứng ở thực vật.
- Vận dụng được hiểu biết về cảm ứng ở thực vật để giải thích một số hiện tượng thực tiễn.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động, tích cực tìm hiểu về cảm ứng ở sinh vật.
- Năng lực tự chủ và tự học: Tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình thảo luận nhóm
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nêu được ý tưởng ứng dụng cảm ứng ở thực vật trong thực tiễn.
Năng lực riêng:
- Năng lực nhận thức sinh học:
- Nêu được khái niệm cảm ứng ở thực vật.
- Phân tích được đặc điểm và cơ chế cảm ứng ở thực vật.
- Trình bày được đặc điểm và cơ chế cảm ứng ở thực vật.
- Nêu được một số hình thức biểu hiện của cảm ứng ở thực vật: vận động hướng động và vận động cảm ứng.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: vận dụng được hiểu biết về cảm ứng ở thực vật để giải thích một số vấn đề thực tiễn.
- Phẩm chất
- Tham gia tích cực các hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
- Cẩn thận, trung thực và thực hiện yêu cầu bài học.
- Có niềm say mê, hứng thứ với việc khám phá và học tập môn sinh học.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV, SBT sinh học 11.
- Máy tính, máy chiếu( nếu có).
- Đối với học sinh
- SHS sinh học 11.
- Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đén nội dung bài học và dụng cụ học tập.
- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( MỞ ĐẦU)
- Mục tiêu: Đưa ra các câu hỏi thực tế gần gũi để khơi gợi hứng thú học tập.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi
- Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi theo ý kiến cá nhân.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV đưa ra câu hỏi: “Trong trồng trọt, người ta thường áp dụng các biện pháp làm cỏ, xới đất và vun gốc, tưới nước và bón phân xung quanh gốc cây nhằm tăng kích thước bộ rễ. Cơ sở khoa học của biện pháp này là gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đầu.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- Các học sinh xung phong phát biểu trả lời.
Bước 4: Kết luận và nhận xét:
- GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: Để có được câu trả lời đầy đủ và chính xác nhất cho câu hỏi trên, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu Bài Cảm ứng ở sinh vật.
- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát về cảm ứng ở thực vật
- Mục tiêu: Nêu được khái niệm cảm ứng ở thực vật.
- Nội dung: GVsử dụng phương pháp hỏi – đáp để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong SGK.
- Sản phẩm: Khái niệm và đặc điểm về ứng ở thực vật đáp án câu hỏi 1 sgk trang 93.
- Tổ chức thực hiện
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi nêu khái niệm, đặc điểm cảm ứng ở thực vật và trả lời câu hỏi 1 sgk trang 93.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS theo dõi, đọc thông tin trong sgk, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày. - Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | I. Khái quát về cảm ứng ở thực vật - Cảm ứng ở thực vật là sự thu nhận và trả lời các kích thích từ môi trường của các cơ quan trên cơ thể thực vật. - Đặc điểm: Xảy ra chậm, khó quan sá, có thể xảy ra dựa trên sự phân chia hoặc thay đổi độ trương nước của tế bào. - Đáp án câu hỏi 1 sgk trang 93: Cảm ứng ở thực vật có thể được biểu hiện thông qua sự vận động của các cơ quan trên cơ thể thực vật như hưởng sáng, hướng nước, hướng hoá,...; hoạt động đóng, mở của khí khổng; sự rụng lá theo mùa.. Ví dụ: Thân cây hướng về phía cả ảnh sáng; rễ sinh trưởng hướng về nguồn nước và chất dinh dưỡng
|
Hoạt động 2: Tìm hiểu vận động hướng động
- Mục tiêu: Phân tích, trình bày được đặc điểm và cơ chế vận động hướng động.
- Nội dung: GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan, hỏi – đáp kết hợp kĩ thuật khăn trải bàn (mỗi HS viết ra giấy A4 hoặc giấy nháp; ý kiến thống nhất của nhóm viết vào một tờ giấy A4 khác để hưởng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong SGK.
- Sản phẩm: Khái niệm vận động hướng động, đáp án câu hỏi 2, câu luyện tập sgk trang 94, 95.
- Tổ chức thực hiện
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm tiến hành nghiên cứu nội dung về một hình thức vận động hướng động. Các nhóm thực hiện một nhiệm vụ độc lập thông qua việc hoàn thành câu hỏi số 2 sgk trang 94: + Nhóm 1: Tìm hiểu về tính hướng sáng + Nhóm 2: Tìm hiểu về tính hướng trọng lực + Nhóm 3: Tìm hiểu về tính hướng nước và hướng hóa + Nhóm 4: Tìm hiểu về tính hướng tiếp xúc. Nhiệm vụ chung: câu luyện tập sgk trang 95.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS theo dõi, đọc thông tin trong sgk, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày. - Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | II. Các hình thức biểu hiện và vai trò của cảm ứng ở thực vật 1. Vận động hướng động Vận động hướng động là hình thức phản ứng của các cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích theo một hướng xác định, trong đó, hướng của phản ứng phụ thuộc vào hướng của tác nhân kích thích. Phân loại: + Dựa vào hướng phản ứng: hướng động dương và hướng động âm + Dựa vào bản chất của tác nhân kích thích: hướng sáng, hướng trọng lực, hướng nước và hướng hóa, hướng tiếp xúc. - Đáp án câu hỏi 2 sgk trang 94: Bảng đính dưới hoạt động 2 - Đáp án câu luyện tập sgk trang 95. a) Treo chậu cây nằm ngang so với mặt đất. Thân sinh trưởng uốn cong lên trên, còn rễ sinh trưởng uốn cong xuống dưới. Vì thân hướng trọng lực âm còn rễ cây hướng trọng lực dương. b) Treo chậu cây ở tư thế úp ngược. Thân cây sinh trưởng uốn cong lên trên. Vi thân cây hướng trọng lực âm. |
Loại hướng động | Tác nhân kích thích | Cơ quan phản ứng | Vai trò | Ví dụ |
Hướng sáng | Ánh sáng | Thân, rễ | Giúp cây có thể thu nhận ánh sáng cho quá trình quang hợp | Cây cà chua hướng về phía có ánh sáng mặt trời khi đặt gần cửa sổ |
Hướng trọng lực | Trọng lực | Thân, rễ | Đảm bảo cho rễ sinh trưởng trong đất để giữ cây đứng vững, hút nước và các chất dinh dưỡng cho cây. | Khi treo nghiêng chậu cây, thân sinh trưởng uốn cong lên trên, còn rễ sinh trưởng uốn cong xuống dưới theo chiều trọng lực. |
Hướng nước | Nước | Rễ | Đảm bảo rễ cây hút được nước | Rễ sinh trưởng hướng đến nguồn nước |
Hướng hóa | Hóa chất | rễ | Cây có thể lấy được các chất dinh dưỡng và tránh xa các chất độc hại | Rễ sinh trưởng hướng đến nguồn chất dinh dưỡng (phân bón) |
Hướng tiếp xúc | Sự tiếp xúc | Thân hoặc tua cuồn | Cây có thể vươn lên để thu nhận ánh sáng cho quá trình quang hợp | Tua cuốn của cây thân leo cuốn vào thân gỗ ở gần nó. |
Hoạt động 3: Tìm hiểu vận động cảm ứng
- Mục tiêu: Phân tích, trình bày được đặc điểm và cơ chế vận động cảm ứng.
- Nội dung: GVsử dụng phương pháp hỏi – đáp để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong SGK.
- Sản phẩm: Khái niệm vận động cảm ứng, phân loại và đáp án câu hỏi 3 sgk trang 95, câu luyện tập sgk trang 96.
- Tổ chức thực hiện
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm bốn, đọc thông hiểu thông tin trong sgk, nêu khái niệm vận động cảm ứng, phân loại và trả lời câu hỏi 3, luyện tập sgk trang 95, 96
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
| 2. Vận động cảm ứng - Vận động cảm ứng là hình thức của các cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích không định hướng. - Phân loại: + Tùy theo tác nhân kích thích: quang ứng động, thủy ứng động, hóa ứng động, ứng động tiếp xúc, ứng động tổn thương, điện ứng động,.. + Dựa vào cơ chế phản ứng: Ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng. - Đáp án câu hỏi 3 sgk trang 95:
|
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
Phí giáo án:
- Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm
Khi đặt nhận ngay và luôn
- Giáo án word, powerpoint đủ cả năm
- Phiếu trắc nghiệm file word: 15 - 20 phiếu
- Đề kiểm tra ma trận, lời giải, thang điểm: 15 - 20 đề
CÁCH TẢI:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Giáo án sinh học 11 chân trời sáng tạo đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây