Giáo án Khoa học 4 cánh diều Bài 7: Sự truyền ánh sáng
Giáo án Bài 7: Sự truyền ánh sáng sách Khoa học 4 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Khoa học 4 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án khoa học 4 cánh diều
Xem video về mẫu Giáo án Khoa học 4 cánh diều Bài 7: Sự truyền ánh sáng
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án khoa học 4 cánh diều đủ cả năm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
CHỦ ĐỀ 2. NĂNG LƯỢNG
(13 tiết)
- YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nhận thức khoa học tự nhiên
- Nêu được ví dụ về các vật phát sáng và các vật được chiếu sáng.
- Nếu được vai trò của ánh sáng đối với sự sống.
- Nêu được dẫn chứng về âm thanh có thể truyền qua chất khí, chất lỏng và chất rắn.
- So sánh được độ to của âm thanh khi lại gần hoặc ra xa nguồn âm.
- Trình bày được ích lợi của âm thanh trong cuộc sống.
- Trình bày được tác hại của tiếng ồn và một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn. –
- Trình bày được vật nóng hơn thì có nhiệt độ cao hơn, vật lạnh hơn thì có nhiệt độ thấp hơn.
- Xác định được một số vật dẫn nhiệt tốt và một số vật dẫn nhiệt kém.
- Tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh
- Liên hệ được vai trò của ánh sáng trong ứng dụng thực tiễn.
- Nêu được cách làm và thực hiện được thí nghiệm tìm hiểu về sự truyền thẳng của ánh sáng, về vật cho ánh sáng truyền qua và vật cản ánh sáng.
- Thực hiện được thí nghiệm để tìm hiểu nguyên nhân có bóng của vật và sự thay
- đổi của bóng khí vị trí của vật hoặc của nguồn sáng thay đổi,
- Lấy ví dụ thực tế hoặc làm thí nghiệm để minh hoạ các vật phát ra âm thanh đều rung động.
- Thu thập, so sánh và trình bày được ở mức độ đơn giản thông tin về một số nhạc cụ thường gặp (một số bộ phận chính, cách làm phát ra âm thanh).
- Sử dụng được nhiệt kế để xác định nhiệt độ cơ thể, nhiệt độ không khí.
- Đề xuất được cách làm thí nghiệm để tìm hiểu tính dẫn nhiệt của vật (dẫn nhiệt tốt hay dẫn nhiệt kém).
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
- Vận dụng được kiến thức về tính chất cho ánh sáng truyền qua hay không cho ánh sáng truyền qua của các vật để giải thích được một số hiện tượng tự nhiên và ứng dụng thực tế.
- Vận dụng được trong thực tế ở mức độ đơn giản kiến thức về bóng của vật. -
- Biết tránh ánh sáng quá mạnh chiếu vào mắt; không đọc, viết dưới ánh sáng quá yếu; thực hiện được tư thế ngồi học, khoảng cách đọc, viết phù hợp để bảo vệ mắt, tránh bị cận thị.
- Thực hiện các quy định giữ trật tự nơi công cộng; biết cách phòng chống ô nhiễm tiếng ồn trong cuộc sống.
- Giải thích được một số hiện tượng liên quan đến âm thanh, sự lan truyền âm thanh.
- Vận dụng được kiến thức nhiệt truyền từ vật nóng hơn sang vật lạnh hơn để giải thích, đưa ra cách làm vật nóng lên hay lạnh đi trong tình huống đơn giản.
- Vận dụng được kiến thức về vật dẫn nhiệt tốt hoặc kém để giải thích một số hiện - tượng tự nhiên, để giải quyết một số vấn đề đơn giản trong cuộc sống.
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BÀI 7: SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG
(2 tiết)
- YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Kiến thức:
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được ví dụ về các vật phát sáng và các vật được chiếu sáng.
- Nêu được cách làm và thực hiện được thí nghiệm tìm hiểu về sự truyền thẳng của ánh sáng; vật cho ánh sáng truyền qua và vật cản ánh sáng; bóng của vật.
- Vận dụng được kiến thức về tính chất cho ánh sáng truyền qua hay không cho ánh sáng truyền qua của các vật, bóng của vật để giải thích được một số hiện tượng tự nhiên và ứng dụng thực tế.
- Năng lực:
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào các trò chơi, hoạt động khám phá kiến thức.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.
Năng lực riêng:
- Nêu được ví dụ về các vật phát sáng và các vật được chiếu sáng.
- Nêu được cách làm và thực hiện được thí nghiệm tìm hiểu về sự truyền thẳng của ánh sáng, về vật cho ánh sáng truyền qua và vật cản ánh sáng.
- Thực hiện được thí nghiệm để tìm hiểu nguyên nhân có bóng của vật và sự thay đổi của bóng khi vị trí của vật hoặc của nguồn sáng thay đổi.
- Vận dụng được kiến thức về tính chất cho ánh sáng truyền qua hay không cho ánh sáng truyền qua của các vật để giải thích được một số hiện tượng tự nhiên và ứng dụng thực tế.
- Vận dụng được trong thực tế ở mức độ đơn giản kiến thức về bóng của vật.
- Phẩm chất:
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:
- Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.
- Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
- Thiết bị dạy học
- Đối với giáo viên:
- Giáo án.
- Máy tính, máy chiếu.
- Các tranh ảnh, video liên quan đến bài học.
- Đồ dùng thí nghiệm theo nhóm.
- Phiếu học tập :
Vật cho ánh sáng truyền qua |
Vật cản ảnh sáng | |
Vật cho hầu hết ánh sáng đi qua | Vật chỉ cho một phần ánh sáng đi qua | |
? | ? | ? |
- Đối với học sinh:
- SHS, VBT.
- Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. PHÂN BỐ THỜI LƯỢNG:
- Tiết 1: Khởi động đến hết hoạt động 4
- Tiết 2: Hoạt động 5 đến hoạt động 7.
- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tiết 1. Vai trò của không khí | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học. b. Cách thức thực hiện: - GV chiếu hình ảnh và dẫn dắt đặt các câu hỏi: + Vì sao có bóng cây? + Cho biết ánh sáng chiếu đến cây từ phía nào? Vì sao e có ý kiến như vậy? - GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, khuyến khích HS chia sẻ suy nghĩ của mình và chưa cần chốt ý kiến đúng.
- GV nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài học mới: Bài 7 – Sự truyền ánh sáng.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu vật phát sáng và vật được chiếu sáng a. Mục tiêu: Nêu được ví dụ về các vật phát sáng và các vật được chiếu sáng. b. Cách thức thực hiện: - GV tổ chức HS làm việc nhóm đôi. - GV yêu cầu HS quan sát các hình 2 – 5 trang 30 SGK và trả lời câu hỏi: Những vật nào phát sáng? Những vật nào được chiếu sáng? - GV gọi 1 – 2 nhóm báo cáo trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm có kết quả chính xác. - GV tổ chức HS thảo luận: “Trong lớp học có những vật nào là vật chiếu sáng và vật nào là vật được chiếu sáng?” - GV gọi 2 - 3 HS trả lời, cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, bổ sung. Hoạt động 2: Tìm hiểu về đường truyền ánh sáng a. Mục tiêu: Nêu được cách làm và thực hiện được thí nghiệm tìm hiểu về sự truyền thăng của ánh sáng. b. Cách thức thực hiện: - GV tổ chức HS làm việc nhóm 4 HS. - GV yêu cầu HS thực hiện thí nghiệm theo hướng dẫn và trả lời các yêu cầu trang 30 SGK. Chuẩn bị: Tấm bia có khe hẹp, đèn pin. Tiến hành: • Đặt đèn pin và tấm bia có khe hẹp trên bản (hình 6). Hãy dự đoán về đường truyền của ánh sáng phía sau khe hẹp của tấm bia nếu bật đèn pin. • Làm thí nghiệm để kiểm tra dự đoán của em. • Nhận xét về đường truyền của ánh sáng trong không khí. - GV gọi 1 – 2 nhóm báo cáo trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm có kết quả chính xác. GV kết luận.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về một số vaath cho ánh sáng truyền qua và một số vật cản ánh sáng a. Mục tiêu: Nêu được cách làm và thực hiện được thí nghiệm tìm hiểu về vật cho ánh sáng truyền qua và vật cản ánh sáng. b. Cách thức thực hiện: - GV tổ chức HS làm việc nhóm 4 HS. - GV yêu cầu HS thực hiện thí nghiệm theo hướng dẫn trang 31 SGK và ghi kết quả vào phiếu học tập. Chuẩn bị: Đèn pin, tấm bia, tấm kính trong, tấm kính mờ,... Tiến hành: • Trao đổi với bạn về cách làm thí nghiệm để biết trong số các vật đã chuẩn bị thì vật nào là vật cho ánh sáng truyền qua và vật nào là vật cản ánh sáng. • Làm thí nghiệm theo cách đã chọn. • Ghi kết quả vào vở theo gợi ý sau:
- GV lưu ý HS: + Nên che tối phòng học trong khi tiến hành thí nghiệm. + Có thể có các cách khác nhau để xác định các vật cho/ không cho ánh sáng truyền qua. - GV gọi 1 – 2 nhóm lên bảng trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm có kết quả chính xác. - GV tổ chức cho HS thảo luận: “Nêu các ví dụ, ứng dụng liên quan đến vật cho ánh sáng truyền qua hoặc vật cản ánh sáng.” - GV gọi đại diện 1 – 2 nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương các nhóm làm tốt. - GV gọi hai HS đọc nội dung trong kí hiệu con ong trang 31 SGK. “Mắt chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật truyền tới mắt”. - GV nêu một số ví dụ minh chứng: khi ta nhìn thấy ngọn nến là do ánh sáng từ ngọn nến truyền tới mắt ta; khi ta nhìn thấy quyển sách là do có ánh sáng phản chiếu từ quyển sách truyền tới mắt ta,... C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG Hoạt động 4: Vận dụng kiến thức vật cho ánh sáng truyền qua và vật cản ánh sáng vào thực tiễn a. Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức về tính chất cho ánh sáng truyền qua hay không cho ánh sáng truyền qua của các vật để giải thích được một số hiện tượng tự nhiên và ứng dụng thực tế. b. Cách thức thực hiện: Nhiệm vụ 1. Trả lời các câu trắc nghiệm - GV tổ chức cho HS bài tập trắc nghiệm: Câu 1: Vật không cho ánh sáng truyền qua là A. Ly thủy tinh. B. Nước sạch. C. Không khí. D. Miếng sắt. Câu 2: Đâu là vật phát sáng? A. Mặt Trời. B. Mặt trăng. C. Cái cây. D. Tất cả các loài động vật. Câu 3: Mặc dù được chiếu sáng nhưng ta vẫn thấy một số vật màu đen vì A. Vật phát ra ánh sáng màu đen. B. Vật phản xạ ánh sáng màu xanh. C. Vật phản xạ toàn bộ ánh sáng được chiếu vào. D. Vật hấp thụ toàn bộ ánh sáng chiếu vào. Câu 4: Ta nhìn thấy các vật nhờ A. Ánh sáng truyền từ không khí đến các vật B. Ánh sáng phản chiếu từ các vật đến mắt C. Ánh sáng phản chiếu từ mắt đến các vật D. Ánh sáng từ nước truyền vào mắt Câu 5: Bộ phận nào của xe ô tô làm bằng vật liệu mà ánh sáng truyền qua được? A. Cửa kính. B. Bánh xe. C. Gương chiếu hậu. D. Khung xe. - GV mời HS trả lời, cả lớp nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương HS trả lời đúng.
Nhiệm vụ 2. Vận dụng kiến thức vật cho ánh sáng truyền qua và vật cản ánh sáng vào thực tiễn - GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm đôi thảo luận thực hiện yêu cầu trong logo luyện tập, vận dụng ở trang 31 – 32 SGK. 1. Kể thêm một số vật cho ánh sáng truyền qua và một số vật cản ánh sáng. 2. Quan sát các vật trong mỗi hình dưới đây, nêu tên bộ phận của vật cho ánh sáng truyền qua. Vì sao các bộ phận đó phải làm bằng vật liệu mà ánh sáng truyền qua được?
|
- HS quan sát hình, suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đầu.
- HS xung phong trả lời: + Cây có bóng vì có ánh mặt trời chiếu vào cây. + Ánh sáng chiếu chéo từ phải sang trái theo hướng từ trên xuống do bóng của cây nằm phía bên trái so với cây.
- HS theo dõi, ghi bài mới.
- HS chia thành các nhóm. - HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS trả lời:
- HS lắng nghe, sửa bài.
- HS thực hiện thảo luận theo yêu cầu.
- HS trả lời
- HS lắng nghe, sửa bài.
- HS chia thành các nhóm. - HS thực hiện theo yêu cầu.
- Đại diện các nhóm xung phong trình bày: + Dự đoán về đường truyền của ánh sáng phía sau khe hẹp của tấm bìa nếu bật đèn pin: đường truyền ánh sáng là một đường thẳng. + Nhận xét về đường truyền của ánh sáng trong không khí là một đường thẳng. - HS lắng nghe, sửa bài.
- HS chia thành các nhóm. - Các nhóm thực hiện theo yêu cầu
- HS chú ý lắng nghe.
- Đại diện các nhóm xung phong trình bày. Chiếu đèn pin qua từng vật gồm tấm bìa, tấm kính trong, tám kinh mờ rồi quan sát.
Nhận xét: Một số vật cho ánh sáng truyền qua và một số vật cản ánh sáng. - HS lắng nghe, sửa bài.
- HS lắng nghe, suy nghĩ và thảo luận nhóm.
- HS trả lời: + Vật cho ánh sáng truyền qua: Bình hoa bằng thủy tinh trong suốt, cốc nước làm bằng nhựa trong suốt +Vật cản ánh sáng: Chậu sứ, cặp sách. - HS chú ý lắng nghe, sửa bài. - HS thực hiện đọc và ghi nhớ.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS chọn đáp án:
- HS thực hiện theo yêu cầu.
|
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án khoa học 4 cánh diều đủ cả năm