Phiếu trắc nghiệm Công nghệ cơ khí 11 kết nối: Tổng kết Chương VII
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 11 - Công nghệ cơ khí kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tổng kết Chương VII. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án công nghệ 11 - Công nghệ cơ khí kết nối tri thức
CHƯƠNG VII: Ô TÔTỔNG KẾT CHƯƠNG VII
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT
Câu 1: Ngành công nghiệp ô tô ra đời vào thời gian nào?
- Cuối thế kỉ XIX
- Đầu thế kỉ XIX
- Cuối thế kỉ XX
- Đầu thế kỉ XX
Câu 2: Bánh xe và hệ thống treo có chức năng:
- Truyền và biến đổi mô men chủ động đến các bánh xe chủ động để bánh xe quay và ô tô chuyển động
- Tạo ra nguồn mô men chủ động giúp ô tô chuyển động
- Nâng đỡ toàn bộ trọng lượng của xe
- Điều khiển hướng chuyển động của ô tô
Câu 3: Động cơ đốt trong trên ô tô được bố trí ở?
- Đầu xe
- Đuôi xe
- Giữa xe
- Có thể bố trí ở đầu xe, đuôi xe hoặc giữa xe
Câu 4: Nhiệm vụ của li hợp là?
- Thay đổi momen và tốc độ phù hợp với chuyển động của ô tô, ngắt dòng truyền momen trong thời gian tuỳ ý.
- Truyền momen từ hộp số đến truyền lực chính của cầu chủ động hoặc từ hộp số đến các bánh xe chủ động
- Truyền hoặc ngắt dòng truyền monen trong những trường hợp cần thiết
- Vi sai và bán trục có nhiệm vụ truyền, tăng momen và phân phối momen đến hai bánh xe chủ động trong các trường hợp chuyển động khác nhau.
Câu 5: Các chi tiết chính của li hợp là?
- bánh đà động cơ, lò xo ép, đĩa ma sát, trục li hợp, đĩa ép, vòng bi tì
- li hợp, hộp số, trục các đăng, truyền lực chính và bộ vi sai, các bán trục
- trục sơ cấp, bánh răng trên trục sơ cấp, trục trung gian, bánh răng trên trục trung gian, bánh răng trung gian số lùi, trục thứ cấp, bánh răng trên trục thứ cấp, bánh răng số lùi, cần số.
- bánh răng chủ động truyền lực chính, bánh răng bị động truyền lực chính, các bánh răng bán trục, bánh răng hành tinh, bán trục.
Câu 6: Cấu tạo của bánh xe gồm
- vành (liền đĩa)
- van khí (có thể có săm)
- Lốp
- Cả 3 đáp án trên.
Câu 7: Quan sát hình và cho biết tên chi tiết số 2
- Bộ phận giảm chấn
- Bộ phận đàn hồ
- Bộ phận liên kết
- Tất cả các đáp án trên đều sai.
Câu 8: Bộ phận giảm chấn có mấy loại?
- 1
- 2
- 3
- 4
Câu 9: Cơ cấu lái là:
- Bộ phận tạo ra tỉ số truyền chính của hệ thống lái
- Cơ cấu bánh răng, thanh răng
- Các bộ phận cơ cấu lái, hệ thống trợ lực lái
- Tác động lên bánh xe bánh lái trước
Câu 10: Nguyên lí hoạt động của cơ cấu lái là:
- Khi người lái quay vành lái, bánh răng quay và làm thanh răng dịch chuyển qua lại.
- Khi người lái xe quay vành lái, mô men quay được truyền qua các trụ và khớp các đăng đến cơ cấu lái.
- Khi xe chuyển động thẳng, dầu từ bơm trợ lực chảy theo ống dẫn dầu áp suất cao đến cụm van phân phối và quay trở về bơm.
- Truyền chuyển động quay của vành lái đến cơ cấu lái và từ cơ cấu lái đến các bánh xe dẫn đường
Câu 11: Trên ô tô có những hệ thống phanh nào?
- Hệ thống phanh chính, hệ thống phanh đỗ
- Hệ thống phanh chính, hệ thống phanh phụ
- Hệ thống phanh đỗ, hệ thống phanh khí nén
- Hệ thống phanh khí nén, hệ thống phanh chính
Câu 12: Xi lanh chính được thiết kế có mấy pít tông?
- Có 2 pít tông: pít tông chính và pít tông công tác
- Có 2 pít tông: pít tông sơ cấp và pít tông thứ cấp
- Có 2 pít tông: pít tông bằng và pít tông lồi
- Có 2 pít tông: pít tông lồi và pít tông lõm
2. THÔNG HIỂU
Câu 1: Cấu tạo ô tô sử dụng động cơ đốt trong gồm mấy bộ phận chính?
- 5
- 6
- 7
- 8
Câu 2: Trục các đăng là bộ phận thuộc hệ thống nào trong cấu tạo của ô tô
- Hệ thống truyền lực
- Hệ thống treo
- Hệ thống lái
- Hệ thống phanh
Câu 3: Bộ phận dẫn động điều khiển phanh không có chi tiết nào sau đây:
- Bàn đạp phanh
- Ống dẫn dầu
- Xi lanh công tác
- Bánh xe
Câu 4: Bộ phận nào sau đây không thuộc hệ thống truyền lực trên ô tô:
A. Bánh xe.
- Bộ vi sai.
- Bộ ly hợp.
- Hộp số.
Câu 5: Hãy cho biết, đâu không phải là nhiệm vụ của hộp số?
- Thay đổi lực kéo và tốc độ của xe
- Truyền, ngắt momen quay từ động cơ đến hộp số
- Thay đổi chiều quay của bánh xe để thay đổi chiều chuyển động của xe
- Ngắt đường truyền momen từ động cơ tới bánh xe trong thời gian cần thiết.
Câu 6: Hộp số trên ô tô có nhiệm vụ?
- Ngắt momen từ động cơ đến bánh xe chủ động trong thời gian dài
- Thay đổi nhiều chuyển động của xe
- Thay đổi lực kéo và tốc độ của xe
- Tất cả đều đúng
Câu 7: Bộ phận đàn hồi có nhiệm vụ?
- hấp thụ những tác động từ mặt đường
- giảm nhẹ ảnh hưởng lên khung xe
- nâng đỡ một phần trọng lượng của xe, giúp xe chuyển động êm ái.
- Tất cả đáp án trên.
Câu 8: Lớp cấu trúc chịu lực chính của lốp là
- Lớp thành bên
- Lớp gia cố
- Lớp lót bảo vệ
- Lớp hoa lốp
Câu 9: Các mục kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống lái:
- Dẫn động lái, trợ lực lái
- Hệ thống lái, cơ cấu lái
- Hệ thống lái, cơ cấu lái, dẫn động lái, trợ lực lái
- Hệ thống lái, cơ cấu lái, dẫn động lái
Câu 10: Trợ lực lái hỏng thì hệ thống lái sẽ như thế nào?
- Vẫn có thể làm việc
- Không thể làm việc
- Cảm giác lái nhạy lên
- Không thể đánh tay lái
Câu 11: Cơ cấu phanh trước còn được gọi là gì?
- Cơ cấu phanh tang trống
- Cơ cấu phanh đĩa
- Cơ cấu phanh thủy lực
- Cơ cấu phanh khí nén
Câu 12: Pít tông nào không có trong hệ thống phanh thủy lực dùng cơ cấu phanh đĩa
- Pít tông sơ cấp
- Pít tông thứ cấp
- Pít tông xi lanh công tác
- Pít tông xi lanh chính
3. VẬN DỤNG
Câu 1: Ô tô giúp cơ giới hóa hoạt động nào trong lao động sản xuất
- Vệ sinh môi trường đô thị
- Nâng chuyển cẩu kiện xây dựng
- Cứu hộ cứu nạn
- Cả 3 đáp án trên
Câu 2: Động cơ đốt trong đặt ở trước buồng lái thì:
- Lái xe chịu ảnh hưởng của tiếng ồn động cơ
- Lái xe chịu ảnh hưởng của nhiệt thải động cơ
- Tầm quan sát mặt đường bị hạn chế
- Khó khăn cho việc sửa chữa, bảo dưỡng
Câu 3: Khi ly hợp ở trạng thái đóng thì các bộ phận nào liên kết với nhau thành một khối:
- Đĩa ép và bánh đà.
- Bánh đà và đĩa ma sát.
- Bánh đà, đĩa ma sát và mâm ép.
- Đĩa ép và đĩa ma sát.
Câu 4: Nhiệm vụ của truyền lực các đăng là:
- Truyền, ngắt momen quay từ động cơ đến hộp số
- Thay đổi lực kéo và tốc độ của xe
- Truyền momen quay từ hộp số đến cầu chủ động của xe
- Cả 3 đáp án trên
Câu 5: Để các lốp mòn đồng đều, lốp thường được đảo vị trí cho nhau sau mỗi hành trình khoảng?
- 10 000 km
- 20 000 km
- 5 000 km
- 15 000 km
Câu 6: Cách đảo vị trí lốp sau mỗi hành trình để các lốp mòn đồng đều?
- lốp phía trước bên phải đổi cho lốp phía sau bên trái, lốp phía trước bên trái đổi cho lốp phía sau bên phải.
- lốp phía trước bên phải đổi cho lốp phía trước bên trái, lốp phía sau bên trái đổi cho lốp phía sau bên phải.
- Cả A, B đều sai
- Cả A, B đều đúng.
Câu 7: Đâu là góc nghiêng dọc bánh xe dẫn hướng?
- Kingpin
- Caster
- Camber
- Toe
Câu 8: Ô tô con thường sử dụng hệ thống phanh nào?
- Hệ thống phanh thủy lực
- Hệ thống phanh khí nén
- Hệ thống phanh thủy lực – khí nén kết hợp
- Hệ thống phanh áp lực
Câu 9: Khi đang lái xe nếu thấy đèn cảnh báo trạng thái bất thường của hệ thống phanh chính bật sáng, cần làm gì?
- Cần lái xe đến ngay cơ sở dịch vụ kĩ thuật
- Cần thay đèn báo phanh
- Cần đạp phanh để kiểm tra lực bàn đạp và hiệu lực phanh
- Cần thay dầu trong bình chứa dầu phanh
Câu 10: Có thể dừng, đỗ xe ô tô ở đâu?
- Nơi có biển báo cấm dừng, đỗ
- Trước của nhà dân
- Nơi quy định hoặc nơi có lề đường rộng
- Cả 3 đáp án đều sai
4. VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Chức năng của bộ phận được viết tắt là ECT (Engine Coolant Temperature):
- Ngăn ngừa hãm cứng bánh xe trong những tình huống khẩn cấp cần giảm tốc.
- kiểm soát lực bám đường của các bánh xe dựa trên các cảm biến điện tử được đặt tại mỗi bánh xe
- Cảm biến nhiệt độ nước làm mát
- Một đáp án khác
Câu 2: Đâu là ký hiệu của hệ thống lái trợ lực điện, điều khiển điện tử?
- HAPS
- EHPS
- EPS
- TCS
=> Giáo án Công nghệ cơ khí 11 kết nối: Tổng kết Chương VI